6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Xu hướng hiện đại trong cấu trúc, nhịp điệu của thơ ca Mông
mòn: “Con bướm vàng mặc váy hoa vàng/ Ngày ngày làm dáng /chạy loăng
quăng bên rừng/ Con bướm mặc váy mới hoa lụa/ Ngày ngày làm dáng chạy nhênh nhang” (Giàng A Tủa), “Anh trai Mông/ Nước trong, trong vắt không vẩn đục/ Anh hãy đi rồi mau trở lại/ Nước trong, trong vắt không vẩn ngầu /Anh hãy đi rồi mau rồi trở về” (Hùng Đình Quí).
Kết cấu đối ngẫu, trùng điệp làm cho thơ Mông trở nên dàn trải, thiếu sự cô đọng cần thiết. Đây cũng chính là một trong những hạn chế của những bài thơ chịu ảnh hưởng quá nặng nề của hình thức dân ca. Tuy nhiên, nó có vẻ lại là món ăn “hợp khẩu vị” của người Mông ở khả năng hành dụng hát không cần phổ nhạc. Vì thế mà những bài thơ của Hùng Đình Quí, Giàng A Páo trước nay vẫn được nhiều người Mông ưu thích.
3.3.2. Xu hướng hiện đạitrong cấu trúc, nhịp điệu của thơ ca Mông thời kỳ hiện đại hiện đại
Bên cạnh xu hướng kết cấu thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền thống, thơ ca hiện đại Mông còn mang những đặc điểm của cấu trúc thơ ca hiện đại. Điều này thể hiện rất rõ trong việc dồn nén câu chữ, đặc biệt là cách gieo vần, ngắt nhịp trong các câu thơ, bài thơ. “Nếu so với dân ca dân tộc thiểu số thì thơ hiện đại dân tộc thiểu số đã có một bước nhảy vọt về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện” [58;59]. Thơ Mông hiện đại cũng vậy, xu hướng thoát li
truyền thống trong hình thức thơ bộc lộ rất rõ. Trước hết, sự cô đọng thể hiện ở nhan đề các bài thơ. Nếu như giai đoạn trước năm 1975, thơ Mông thường chỉ có nội dung dàn trải, giọng điệu giãi bày, kể lể; tên các bài thường dài
(chẳng hạn, các bài thơ “Mặt trời, mặt trăng và Bác Hồ” của Sùng Nhìa Tú;
“Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải” của Hùng Đình Quí; “Chim Câu kỉ Giàng gọi
mùa” của Giàng A Của, “Núi mọc trong mặt gương” của Mùa A Sấu …) thì
thơ Mông sau 1975 thiên về những bài thơ ngắn với cách đặt tiêu đề cũng rất cô đọng, chắt lọc. Tập “Mã A Lềnh thơ” (2002) gồm 42 bài thơ, trong đó, xuất hiện tới 22 bài thơ nhan đề chỉ có từ một đến hai chữ. Bài thơ có tiêu đề dài nhất cũng chỉ có bốn chữ. đặc biệt xuất hiện những bài thơ tứ tuyệt mà gần như chưa bao giờ xuất hiện trong thơ Mông trước đây. Thậm chí có những bài thơ nhỏ chỉ có hai câu (“Nhà văn”, “Thực tế”, “Văn”, “Thơ”, “Truyện ngắn”, “Trường ca” - gần như là những định nghĩa riêng, độc đáo trong “chùm thơ đạo nghiệp” của Mã A Lềnh).
Thể loại lục bát là một hình thức kết cấu gần như độc quyền phổ biến của thơ ca dân tộc Kinh, đã được sử dụng khá thành công trong thơ của các dân tộc thiểu số khác từ sau cách mạng tháng Tám, cũng đã xuất hiện trong thơ hiện đại của dân tộc Mông một cách khá nhuần nhuyễn:
Lương hưu đầu tháng lĩnh rồi Đưa em nguyên vẹn. Em cười cất đi
(Hưu - Mã A Lềnh)
Thậm chí, có những bài thơ mà cấu trúc thể loại lục bát đã được cách điệu, tạo nên cách ngắt nhịp mang dấu ấn nghệ thuật khá rõ:
Tuyết buông
nhoà trắng góc trời
Sương sa trên má
vợi xa Cánh chim chấp chới chiều tà Thinh không lá rụng vỡ oà hoàng hôn (Chiều xưa - Mã A Lềnh)
Cách ngắt nhịp theo kiểu chẻ nhỏ các câu thơ, “đánh rơi” từng con chữ hay lối thơ bậc thang từng xuất hiện trong thơ của Nguyễn Vĩ trong phong trào thơ mới mà theo các nhà nghiên cứu phê bình, chịu ảnh hưởng rõ rệt của thơ Maiacopxki trước đây cũng được các tác giả người Mông như Mã A Lềnh, Mã Ngân Hà sử dụng, cũng không thể nói là không được những hiệu quả nghệ thuật nhất định:
Đường con đi phía trước bắt đầu từ CHA
(Cha - Mã Ngân Hà)
Có giọt đau nào trót
sa
nơi
ngực rồi
phải không cha?
Thậm chí, thơ văn xuôi là một biến thể đặc biệt của thơ trữ tình cũng đã được các nhà thơ Mông sử dụng với sự bộc lộ, tuôn chảy mãnh liệt của cảm
xúc: “Tôi chợt vô ý nước mắt chan ra say đắm lang thang một mình đứng xem
các bạn Chăm say sưa với điệu dân ca dân vũ suốt ngàn năm sương rừng gió núi và hoàn thiện qua bấy nhiêu năm ánh sáng cách mạng soi đường” (Từ Vân Hồ ‟86 - Mã A Lềnh).
Có thể nói, các nhà thơ hiện đại dân tộc Mông đang kiên tâm bền bỉ trên hành trình đổi mới cho thơ, với những mong ước rất đáng trân trọng là để thơ dân tộc Mông tạo nên một nguồn mạch mới, bắt nhịp và chan hoà vào dòng chảy chung của thơ ca hiện đại các dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
3.4. Tƣ duy, diễn đạt trong thơ Mông thời kỳ hiện đại
3.4.1. Tư duy trực quan hình ảnh
Tư duy trực quan hình ảnh là đặc điểm chung của người miền núi, đúng hơn là đặc điểm chung của người dân tộc thiểu số. Đó là sự tự biểu hiện của khả năng nhận thức và biểu đạt của cá nhân trước một vấn đề trừu tượng đòi hỏi phải diẽn đạt bằng ngôn ngữ với mục đích để người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận. Thơ dân tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Mông nói riêng, rất giàu hình ảnh. Tư duy hình ảnh tạo nên sự phong phú độc đáo cho hình tượng thơ. Lựa chọn những hình ảnh có khả năng diễn tả chính xác nội dung cần biểu hiện làm cho những câu thơ, bài thơ trở nên sinh động và có tính biểu cảm cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Chẳng hạn, để miêu tả cái nắng nóng gay gắt đến khắc nghiệt của những ngày hè, nhà thơ
Nông Quốc Chấn có những câu thơ đầy hình ảnh: “Mặt trời như bốc lửa/
Nắng vỡ ống bương/Bụi mù trên nương/Ngoài ruộng nhe nanh, chim cu đánh sảng… (Thần nông). Nhà thơ La Quán Miên (dân tộc Thái) có cách nói rất
thằng Mỹ/Ném bom xuống bom to như cái chum/Bản nhà sàn của ta ăn lửa”
(Tiễn dặn người trai bản). Cách tư duy của người miền núi làm cho tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có cuộc sống riêng có suy nghĩ và hành động như con
người: “Núi già, núi có râu đầy cằm/Núi có máu, có xương núi sống” (Núi -
Lương Quy Nhân). Trong thơ Mông hiện đại, cách tư duy trực quan hình ảnh cũng thể hiện rất rõ. Diễn tả không khí lao động khẩn trương cho kịp mùa vụ,
Giàng A Của dùng hình ảnh “đưa hết cánh tay ra đồng ruộng”. Khuyên mọi
người có ý thức bảo vệ rừng, Sùng A Trống chỉ ra tác hại của việc tàn phá
rừng đầu nguồn: “Ta đem rừng triệt hại/Có ngày cuộc sống của ta/Như là con
mương ruộng đã vỡ/Còn trơ lại cái rãnh khô”. Hùng Đình Quí ca ngợi cuộc sống hạnh phúc một vợ một chồng, lên án hủ tục lấy vợ lẽ, ông khuyên những
người Mông không nên “tranh đục cũ người dùng”, “cướp dao mẻ người
liếc”. Tư duy trực quan hình ảnh tạo cho thơ Mông có sức khái quát cao hơn,
gần với nếp cảm, nếp nghĩ, với cách diễn đạt trong ngôn ngữ hàng ngày của người Mông.
3.4.2. Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông
Mặc dù cách tư duy diễn đạt bằng hình ảnh không phải là cách biểu hiện mang tính đặc thù trong ngôn ngữ thơ ca của bất cứ dân tộc nào, nhưng sắc thái để khu biệt tính đặc trưng trong thơ của từng dân tộc lại rất rõ. Nó được biểu hiện bằng cách sử dụng những hình ảnh gần gũi quen thuộc với cuộc sống của từng vùng, từng dân tộc, thậm chí cả đặc điểm tâm lí và cá tính của dân tộc cũng phần nào được bộc lộ qua những hình ảnh đó. Chẳng hạn, những hình ảnh so sánh ví von với “cá” thường được sử dụng như một đặc trưng trong thơ của các dân tộc Mường, Thái do đặc trưng sinh sống ở ven các con sông và việc canh tác lúa nước. Vậy nên, trong thơ Thái hiện đại mới hay xuất
hiện những hình ảnh so sánh như: “Cổ tay em tròn đuôi cá” (Sầm Nga Di),
tập quán “ăn theo nước” nên người Thái mới có sự gắn bó máu thịt với ruộng đồng, sông suối. Các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Thái nói nhiều
đến hình ảnh cá như: “Quí thóc - thóc về. Quí cá - cá lên” hay “Được nắm xôi
ngon chớ quên ruộng/Được khúc cá bùi chớ quên suối”. Trong tập hợp những hình ảnh được diễn đạt, biểu hiện theo tư duy của người Mông, dường như chưa một lần có những sự so sánh ví von liên quan đến cá. Tuy nhiên, lại xuất hiện với một mật độ khá lớn các hình ảnh đặc trưng của người Mông: Nếu là hoa thì đó là phong lan, hoa mận, hoa đào …, nếu là chim thì đó là hoạ mi, chim ri, chim khướu …, nếu là cây thì đó là cây ngô, cây lanh v.v… Không chỉ hình ảnh mà cách diễn đạt hình ảnh trong thơ Mông cũng rất độc đáo và giàu bản sắc. Chẳng hạn, nói về tác hại của tệ nạn nghiện rượu và thuốc phiện, các nhà thơ Mông thường sử dụng cách diễn đạt rất hình ảnh và cũng rất độc đáo: “Người tài chui vào hũ”, “Người giỏi chui vào chai”. Những cơn đói thuốc vật
vã làm cho con nghiện như “cầy điên chết bệnh”, “mèo dại chết nắng”, tài sản
bị tiêu tan: “dưới nhà còn đất/trên gác chỉ còn bồ hóng” (Hùng Đình Quí), để
rồi nhà thơ đưa ra những lời khuyên nhủ chân tình: “Chàng trai muốn áo bông
lồng áo lụa/Hay để cái tẩu hơ ngọn đèn?” (Mùa A Lao), “Nay ta đem con đường hút thuốc phiện chặt phăng đi” (Giàng Sùng Tủa). Nhiều hình ảnh thơ là sản phẩm của lối tư duy trực quan mộc mạc đến hồn nhiên, chân thật đến ngộ nghĩnh. Lời người trai Mông lên đường đánh Mỹ thể hiện một ý chí cao, một
quyết tâm sắt đá: “Chỉ có con cóc mới đi không hết đường/Trở về chết dưới
bàn tay vợ”. Để rồi: “Đi gặp giặc Mỹ giữa đường/ Anh trai Mông đánh như sét đánh chó/Đi gặp giặc nguỵ giữa lối/Anh trai Mông đánh như sét đánh rắn”. Núi rừng, con người Việt Bắc thay da đổi thịt, tưng bừng trong cuộc sống mới “khác nào rắn xanh lột da”, “khác nào măng mai lột bẹ”. Người Mông vui vẻ,
hạnh phúc “sống tưng bừng như một tổ ong mật”, con người trở nên những
Tư duy nghệ thuật của nhà thơ một phần là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mà nhà thơ là người đại diện, một phần là do sự từng trải và vốn tri thức văn hoá mà nhà thơ do học hỏi, rèn luyện mà có được. Cũng như thơ ca của các dân tộc khác, thơ hiện đại dân tộc Mông có cách tư duy, diễn đạt in đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc mình. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Thơ HMông có yếu tố của tình cảm, có yếu tố của bản năng. Nhưng thơ HMông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ HMông có yếu tố rất rõ của lí trí. Người HMông là người muốn biết rõ lí lẽ phải trái, nguyên nhân vì đâu” [77]. Một nét đặc trưng trong cách tư duy, diễn đạt của người Mông là cách nói bóng bẩy bằng những hình ảnh, hình tượng mang ý nghĩa triết lí và sự lí giải cặn kẽ để khẳng định đúng sai, khẳng định chân lí cuộc sống. Người Mông sống vui vẻ lạc quan là vậy nhưng cũng có lúc suy tư, cũng có lúc phải xót xa chiêm nghiệm về cuộc đời, nhất là cuộc đời trong xã
hội cũ: “Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi”, “Đời người như củ cải
phơi nắng/Già cứ dần trẻ lại qua mau” (dân ca Mông). Cuộc sống khắc nghiệt qua những cuộc thiên di từ trong quá khứ đau thương của lịch sử dân
tộc đã đúc kết cho người Mông một chân lí mới mẻ mà giản dị: “Ở đâu có
bầu trời, đó là Tổ quốc”. Sự lựa chọn cuộc sống ở thế cheo leo trên những đỉnh núi là một sự lựa chọn cẩn trọng. Bởi chỉ ở đó, người Mông mới thật sự thanh thản, mới có cảm giác của sự bình yên, được che chở, nương tựa: “Chiếc nôi êm là tảng đá giữa non ngàn”. Những triết lý trong thơ dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mông nói riêng “thường bằng những hình ảnh thấm thía, bắt người đọc phải suy tư và tự lý giải. Những triết lý thường không dễ dãi, không quen thuộc. Đó là những khám phá, sáng tạo của nhà thơ” [59; 18]
Người Mông thật thà cả tin nhưng cũng rất tỉnh táo, nhìn nhận sự việc bằng lí trí. Đạo “Vàng Chứ” lan tràn trong các vùng của người Mông một
cách ồ ạt trước đây không phải chỉ có nguyên nhân từ niềm tin mù quáng mà một phần do thực tế khắc nghiệt của cuộc sống đặt ra: Môi trường thiên nhiên của người Mông đã bị tàn phá; đời sống kinh tế bấp bênh. Niềm tin đôi khi là cứu cánh cuối cùng của sự giải thoát. Không phải không có những người
Mông nhận ra điều này: “ Người rước đạo về lừa ta/Là kẻ muốn ta hết
giống/Người đem đạo về dối mình/Là kẻ muốn ta tiệt gốc”. Nhận ra những điểm yếu trong tính cách, tâm lí của dân tộc mình để cầu tiến bộ là một thái
độ rất đáng trân trọng, khích lệ: “Người ta khen người ta sức khoẻ/Người
Mông khen người Mông lợn béo” để rồi thực tế “Lợn béo không thấy/Chỉ thấy mê li chén rượu cồn/Lại còn toan tính theo đường Vàng Chứ luôn”. Sứ mạng vẻ vang của những nhà thơ Mông là đi tiên phong trong cuộc chiến chống hủ tục lạc hậu, các niềm tin mù quáng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mình. Nhà thơ người Mông giảng giải, phân tích cặn kẽ, chí lí chí tình để
làm cho những người Mông nhẹ dạ, cả tin có nhận thức đúng: “Người ta lừa
rằng/Theo Vàng Chứ không làm cũng có ăn/Thách các người cứ thử đợi?Nếu đúng như vậy/Tôi xin đi bằng đầu xuống đất!”. Một lẽ giản đơn, người Mông rất coi trọng tổ tiên ông bà vậy mà những người theo đạo “Vàng Chứ” đang tâm phá bỏ bàn thờ tổ tiên. Nhà thơ Mông khẳng định như một chân lí:
“Người Mông nếu không còn tổ tiên ông bà/Dù cho còn sống tròn đôi mắt/Cũng chẳng khác chi con ngươi bị mù loà”.
Để biểu đạt tư duy và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm một cách chí lí chí tình, thơ Mông hiện đại sử dụng nhiều những thủ pháp nghệ thuật trong đó phổ biến hơn cả là các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ … Đó cũng chính là các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca. đặc trưng của thơ Mông nằm ở nội dung diễn đạt, biểu hiện của các thủ pháp nghệ thuật ấy.
Khả năng diễn đạt bằng so sánh hình ảnh như là một nét tâm lí “thiên bẩm” của người miền núi nói chung. Trong thơ Mông hiện đại khả năng ấy
được bộc lộ một cách đa dạng. đặc biệt là xu hướng sử dụng liên tiếp nhiều hình ảnh để biểu đạt sự so sánh. Chẳng hạn, để nói về cuộc sống bi thảm của
người Mông trong xã hội cũ, nhà thơ Mông sử dụng hình ảnh “Như con ma
không mẹ cha ăn của thừa”, “Như con ma mồ côi chăn trâu người”. Ca ngợi
cuộc sống đổi mới, nhà thơ Mông sử dụng những hình ảnh liên tiếp “khác nào
rắn xanh lột da”, “khác nào măng mai lột bẹ”. Các hình ảnh so sánh ví von trùng điệp này tạo cho vấn đề được biểu đạt vừa cụ thể hơn, vừa sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá cũng thường xuyên được sử dụng và sử dụng có hiệu quả trong thơ Mông hiện đại. Muốn nói lên nạn mù chữ, thất học là nguyên nhân của sự đói nghèo, thơ Mông dùng cách