Đối thủ tiềm ẩn Cạnh tranh nội bộ
1.2.3. Nội dung đánh giá rủi ro dự án vay vốn:
1.2.3.1. Đánh giá rủi ro đối với chủ đầu tư a. Đánh giá về lịch sử hoạt động
- thời gian thành lập - các dấu mốc phát triển - uy tín tạo ra trên thị trường
b. Đánh giá về tư cách pháp nhân và năng lực pháp lý
Rủi ro về tư cách pháp nhân: Nội dung đánh giá về tư cách pháp nhân của khách hàng bao gồm
- Lịch sử hình thành của doanh nghiệp - Bộ máy tổ chức quản lý
- Lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp
- Điều kiện về vị trí địa lý (trụ sở chính, các chi nhánh, công ty con) - Quy mô và các hoạt động góp vốn kinh doanh khác…
Những thông tin này giúp cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khả năng kinh doanh hiện tại cũng như khả năng phát triển và tính cạnh tranh trong tương lai của khách hàng. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp => hạn chế được những khả năng rủi ro xảy ra xuất phát từ khách hàng.
Rủi ro về năng lực pháp lý:
- Xem xét xem khách hàng vay vốn có đủ tư cách pháp lý hợp pháp hay không - Giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy phép đầu tư của doanh nghiệp, công ty có còn hiệu lực hay không
- Chủ doanh nghiệp, công ty, chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự hay không - Độ chuẩn xác của con dấu và chữ ký.
b. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:
- Lao động được tổ chức theo mô hình nào
- Gồm bao nhiêu đơn vị: đội, phòng, ban, chi nhánh… - Số lượng lao động, trình độ và cơ cấu lao động
- Tuổi thọ trung bình, thời gian công tác, mức thu nhập bình quân đầu người - Trình độ học vấn, chuyên môn, độ lành nghề của lao động trong doanh nghiệp - Tình hình đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Đánh giá về mô hình tổ chức và quy mô lao động giúp phản ánh chất lượng lao động của doanh nghiệp. Từ đó cán bộ tín dụng có những nhận xét đánh giá xác thực hơn trong việc đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
c. Đánh giá về năng lực quản trị điều hành
- Danh sách ban lãnh đạo: tên, tuổi, chức vụ, tình trạng sức khoẻ - Trình độ chuyên môn
- Kinh nghiệm và cách thức của ban lãnh đạo
- Uy tín của doanh nghiệp và ban lãnh đạo trên thị trường - Khả năng nắm bắt thị trường
- Cách thức ra quyết định và điều hành bộ máy nhân viên.
d. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của khách hàng
- thông tin chung:
- Tình hình sản xuất kinh doanh + Đánh giá năng lực sản xuất
+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào + Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu
+ kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây + Chiến lược kinh doanh trong tương lai
f. Đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp
- Những lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp - Các lĩnh vực kinh doanh khác
g. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
- Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu: trong nước, nhập khẩu - Tình hình cung cấp sử dụng nguyên vật liệu
- Khả năng sử dụng các nguyên vật liệu thay thế - Giá cả và tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của các loại nguyên vật liệu dự án cần
h. Đánh giá, phân tích sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp i. Phân tích triển vọng và hoạt động của khách hàng
- điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức
j. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
- quan hệ giao dịch với BIDV
- quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác
k. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Hệ số thanh toán tiền mặt - Hệ số thanh toán nhanh - Hệ số thanh toán hiện hành - Thời gian thanh toán công nợ
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
- Vòng quay vốn lưu động - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu - Hiệu suất sử dụng TSCĐ
- Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân - Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Tổng nợ phải trả/ tổng tài sản
- Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu - Hệ số TSCĐ/ vốn chủ sở hữu - Tốc độ tăng trưởng tài sản - Khả năng trả nợ trung và dài hạn
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
- Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần - ROA
- ROE
- EBIT/ chi phí lãi vay
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
1.2.3.2. Đánh giá rủi ro đối với dự án
Những nội dung đánh giá rủi ro dự án mà ngân hàng áp dụng khi thẩm định dự án vay vốn:
a. Đánh giá rủi ro môi trường pháp lý của dự án
Rủi ro pháp chế bao gồm sự thay đổi, điều chỉnh quy hoạch, quy định quản lý dự án của cơ quan quản lý Nhà nước về ngành dự án đầu tư, các quy định chung về đầu tư, xây dựng. Các rủi ro chủ yếu:
- Thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài
- Rủi ro trong quy hoạch: quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch nhà đất với các công trình xây dựng cần sử dụng đất và giải phóng mặt bằng.