Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Kinh tế nông nghiệp pdf (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá

a) Đánh giá về thu nhập

- Tính toán thu nhập năm 2008 của các hộ thuộc nhóm tham gia dự án và nhóm không tham gia dự án từ các nguồn khác nhau:

+ Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, hoa màu, chè và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi nhƣ: Lợn, trâu bò, gia cầm.

+ Ngành nghề tự do: Thợ xây, thợ hàn, làm thuê...

+ Thu nhập từ nghề làm công ăn lƣơng: Công nhân, giáo viên, công chức nhà nƣớc...

+ Thu nhập từ rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ nhƣ nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam, hoa phong lan, cây cảnh...vv.

- Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, tác giả phân tích để thấy đƣợc sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập của hai nhóm hộ với cùng điều kiện nguồn lực nhƣ nhau. Từ đó thấy đƣợc sự tác động của dự án đối với sinh kế của ngƣời dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

b) Phân tích sự thay đổi trong sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án

- Sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp của nhóm hộ tham gia dự án so với nhóm không tham gia dự án.

- Những ảnh hƣởng của dự án đến nhóm hộ tham gia dự án và phản ứng tích cực của nhóm hộ không tham gia dự án trong phát triển kinh tế.

- Sự thay đổi về thu nhập từ rừng trong cơ cấu tổng thu nhập của 2 nhóm hộ có và không tham gia dự án.

c) Đánh giá nhận thức của người dân về bảo vệ rừng

- Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc giữ vững và tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng của nguồn nƣớc giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.

- Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc chống xói mòn tài nguyên đất đai giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.

- Nhận thức về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng khu vực “vùng đệm” mà hộ đang sinh sống.

- Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ con cháu mai sau.

d)Hệ thống chỉ tiêu xem xét tác động của dự án đến sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án

1) Nguồn lực tự nhiên: Đất, nƣớc, không khí, rừng, khoáng sản, … 2) Nguồn lực con ngƣời: Kiến thức, kỹ năng trong quản lý và sản xuất, sức khỏe, khả năng lao động, số lƣợng lao động của hộ...

- Khả năng hiểu biết và áp dụng các kiến thức sau tập huấn vào trong sản xuất của nhóm hộ tham gia dự án.

- Khả năng tạo thu nhập mới từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sau tập huấn vào sản xuất nông, lâm nghiệp của nhóm hộ tham gia dự án. 3) Nguồn lực xã hội: Sự tôn trọng các quy định về mối quan hệ, các mạng lƣới và tổ chức xã hội, các đoàn thể nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...

- Khả năng nhân rộng của dự án: Dự án có đƣợc ngƣời khác đến học tập và làm theo không?

4) Nguồn lực vật chất: Nhà cửa, tài sản, các vƣờn cây lâu năm, đƣờng xá, trƣờng học, bệnh viện…

5) Nguồn lực tài chính: Thu nhập và tiết kiệm, sự tiếp cận các nguồn vốn nhƣ Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội... trợ giúp vốn vay cho phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị máy móc...

CHƢƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO KHU VỰC VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Kinh tế nông nghiệp pdf (Trang 55 - 57)