Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu mang tính chuyên nghiệpvà từng bước nâng cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 89 - 91)

1 Doanh số cho vay 8.248.645 8.963.599 27.275

3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu mang tính chuyên nghiệpvà từng bước nâng cấp

hệ thống thông tin tín dụng

Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, các nhân tố mang tính quyết định cho sự thành công của tài trợ xuất khẩu chính thức là nguồn vốn, thông tin và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tại các quốc gia có thị trường vốn tương đối phát triển và dồi dào thì nguồn vốn lại chỉ mang tính thứ yếu.

Tại Hội sở chính, trong thời gian đầu có thể tập trung vào một đầu mối là Ban Tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của mỗi hình thức TDXK nên chuyên môn hoá thành các bộ phận chức năng theo từng mảng nghiệp vụ cụ thể: Ban Tín dụng người mua, Ban tín dụng người bán, Ban bảo lãnh...

- Công tác cán bộ:

+ Tuyển dụng đầu vào: có kiến thức cơ bản về tín dụng, ngoại ngữ, vi tính và nghiệp vụ ngoại thương (Incoterm, bảo hiểm, thanh toán, vận tải,v.v..) và có chính sách ưu tiên đối với những người có kinh nghiệm thực tế;

+ Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp lý khả năng của mỗi người, lưu ý công tác luân chuyển cán bộ để tránh rủi ro đạo đức và phát hiện bồi dưỡng cán bộ có năng lực.

+ Công tác đào tạo: thường xuyên và kết hợp nhiều hình thức. Đào tạo theo những chương trình cụ thể từ mức độ thấp đến cao và áp dụng cho các đối tượng nhân viên khác nhau để có thể đảm trách tốt công việc. Kết hợp nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác với các NHPT, ngân hàng xuất nhập khẩu bằng các hình thức học tập trung theo lớp hoặc đổi chéo cán bộ.

+ Việc sử dụng cán bộ phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn kết hợp với các biện pháp động viên khuyến khích kịp thời sẽ tạo nên sự nỗ lực trong công việc của các cán bộ.

Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng và thông tin cảnh báo

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động CVXK nói riêng, thông tin mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu phân theo phạm vi địa lý, sẽ có 2 nhóm thông tin cần thiết cho CVXK, gồm:

- Thông tin nhóm 1: Thông tin tại nước xuất khẩu, gồm thông tin liên

quan đến NXK (tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng, trình độ năng lực quản lý,..); thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu (thị trường, giá cả đầu ra, đầu vào...)

- Thông tin nhóm 2: Thông tin tại nước nhập khẩu, gồm tình hình kinh

tế - chính trị-xã hội của quốc gia nhập khẩu, thông tin liên quan đến NNK, thông tin liên quan đến tiêu thụ hàng hoá tại nước nhập khẩu.

Nếu như với tín dụng trong nước, Người cho vay chỉ quan tâm đến thông tin nhóm 1 thì với CVXK, thông tin nhóm 2 lại có vai trò quan trọng không kém; đặc biệt với cho vay NNK, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thông tin nhóm 2 đóng vai trò quan trọng hơn các thông tin nhóm 1. Điều đáng nói ở đây là những thông tin nhóm 2 thông thường lại khó thu thập hơn và khó xử lý hơn thông tin nhóm 1.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w