b. Trật tự nghi lễ
3.4. Các phương án bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thả diều làng Bá
Bá Giang
Khẳng định đặc trưng và giá trị đặc sắc của lễ hội thả diều, góp
cầu về đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng cao, qui mô, hình thức
lễ hội đòi hỏi ngày càng lớn, để xứng đáng với giá trị độc đáo của hội thả
diều, cần phải có những giải pháp chính sau đây:
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân địa phương về giá trị đặc biệt của hội thả diều. Làm cho ý nghĩa, tinh thần của lễ hội thực sự có
trong tâm thức của cộng đồng và trong từng cá nhân trong làng, xã. Nhất là đối với lớp trẻ mới lớn lên hiểu được những giá trị văn hóa tiêu biểu
của hội diều, để họ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch
sử của cha ông để lại.
- Lễ hội thả diều gắn với các di tích của làng như Đình Bá Giang, miếu Châu Trần và không gian cần thiết như đường làng, đồng lúa, bờ mương… Do vậy việc thường xuyên giữ gìn, tôn tạo cảnh quan các di tích
theo tinh thần của “Luật di sản văn hóa” là rất cần thiết. Để đảm bảo không gian thiêng liêng, không gian thoáng đãng, thuận tiện cho việc thả
diều của nhiều người. Hiện nay không gian để thả diều dần dần bị thu
hẹp, do cấp đất xây dựng dãn dân cư, do đường dây điện chằng chịt, do
cây cối lớn dần… rất khó khăn cho người thả diều khi thả diều lên và khi kéo diều xuống. Vấn đề này cần có sự quan tâm của cấp lãnh đạo xã, thôn và ý thức tự giác của người dân địa phương.
- Xã Hồng Hà đã thành lập Câu lạc bộ thả diều truyền thống. Câu
lạc bộ có nhiều nghệ nhân làm diều, làm sáo và chơi diều. Đây là những
hạt nhân nòng cốt để có thể duy trì lâu dài và phát triển thành phong trào quần chúng nhiều người cùng chơi diều đạt ở trình độ cao hơn. Vì vậy
việc truyền dạy kỹ thuật cho lớp trẻ là cực kỳ quan trọng, tránh tư tương
bảo thủ hoặc giữ bí quyết, không phổ biến cho người khác để giữ độc
quyền, tài nghệ của riêng mỗi người, tránh tư tương sợ người khác hơn
mình. Đây là việc tế nhị cần có sự linh hoạt và hòa nhã, không gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
- Câu lạc bộ cần thường xuyên sinh hoạt, bổ ích cầu tiến. Có thể kết
hợp thêm hình thức như thơ, ca, sinh vật cảnh… để câu lạc bộ càng phong phú và lôi cuốn nhiều người tham gia.
Chủ nhiệm câu lạc bộ cần phải năng động sáng tạo để có nguồn kinh
phí tự nguyện và hảo tâm của các tổ chức xã hội, cá nhân tài trợ, trang bị
những yêu cầu tối thiểu cho hoạt động của câu lạc bộ.
- Đối với sự phát triển toàn diện của lễ hội thả diều cần có sự quan tâm thích đáng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương cả về đâu tư về
vật chất cũng như khích lệ tinh thần. Từ những công việc tổ chức lễ hội
thả diều, quảng vá giá trị của hội diều… đến việc mua sắm những vật liệu
cần thiết cho việc làm diều, sáo diều có giá trị cao đều phải cần đến kinh
phí. Mặt khác thực hiện “Xã hội hóa” trong mọi hoạt động của lễ hội thả
diều, như ông cha ta đã làm bằng cách tự nguyện, ủng hộ, công đức, tài trợ… mục đích làm cho hội diều ngày càng phát triển phong phú và hấp dẫn.
- Những nghệ nhân chơi diều có chung một ý nguyện là được “Phúc
- lộc”, của Thánh, được niềm vui khi hoạt động và được giải thưởng khi
dự thi có thành tích cao. Cũng là sự vui chơi, giải trí lành mạnh sau những
giờ lao động mệt nhọc. Cho nên sự động viên, khen thưởng, khích lệ của
các cấp lãnh đạo là rất cần thiết. Đề nghị Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xem xét để phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, cho nghệ
nhân có nhiều thành tích trong quá trình giàn giữ, truyền dạy nghệ thuật
thả diều ở làng Bá Giang, nhất là động viên nghệ nhân cao tuổi. Đề nghị
Bộ Văn hóa Thông tin thành lập câu lạc bộ diều truyền thống Việt Nam.
Tổ chức các cuộc thi thả diều lớn ở các khu vực và mở rộng giao lưu với các nước, nhất là vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Ngành Văn hóa thông
tin, huyện có thể giúp đỡ để mở rộng lớp dạy cách làm diều, làm sáo cho hiệu quả. Để thú chơi diều không bị mai một, không bị lãng quên. Cơ quan văn hóa là tủng gian liên kết, kết nghĩa giữa các câu lạc bộ diều ở các địa phương. Hàng năm tổ chức các cuộc liên hoan, giao lưu phục vụ
trực tiếp các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của địa phương, cũng là hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh, bổ ích góp phần xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân ở cơ sở làng xã.
- Ở xã Hồng Hà có 3 hệ thống trường học: Phổ thông trung học,
Trung học cơ sở và trường Tiểu học, vậy nhà trường nên kết hợp với câu
lạc bộ diều của xã tổ chức các buổi ngoại khóa, nhất là dịp nghỉ hè bồi dưỡng kiến thức thả diều cho đông đảo học sinh. Đây là lực lượng mạnh
mẽ để kế thừa, phát triển lễ hội thả diều truyền thống ở địa phương. Đồng
KẾT LUẬN
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang - xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây là một di sản văn phòng phi vật thể có giá trị
trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu nguồn gốc và sự
phát triển của vùng đất đã sản sinh ra lễ hội, cả những bước thăng trầm
của một thú chơi tao nhã, đặc sắc, càng thấy chân giá trị của phong tục
thả diều.
Trên mảnh đất làng Bá Giang, bắt nguồn từ một vùng châu thổ sông
Hồng, làng Bá Giang có vị thế tuyệt đẹp, nơi hội tụ những điều kiện thuận
lợi nhất để phát triển: “Nhất cận thị, nhị cận giang”, (thị đ ược hiểu là chợ). Từ lâu đời, nhân dân ở đây đã khai thác triệt để các lợi thế đó để
phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình giao lưu xuôi ngược ấy đã hình thành những nét văn hóa cội nguồn làm phong phú đời sống của cộng đồng, nhưng lại có tính đặc thù riêng biệt của một cư dân gắn bó ngàn đời với cây lúa nước theo phương thức tiểu nông. Do tiếp giáp với kinh đô xưa nên con người ở làng Bá Giang và xã Hồng Hà đã được ảnh hưởng của
nền văn hiến, đời sống tâm linh, tín ngưỡng cộng đồng.
Làng bảo lưu một số di tích lịch sử - văn hóa quý giá, một số phong
tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Làng Bá Giang còn là nơi cung cấp
một số món ăn ẩm thực nổi tiếng như: Rượu, đậu phụ, bánh gio…
Giá trị nổi bật của văn hóa phi vật thể ở Bá Giang là lễ hội thả diều
truyền thống. Xung quanh diễn trình lễ hội còn nguyên một kho tàng truyền thống về nguồn gốc của hội thả diều. Từ công lao to lớn của nhân
vật lịch sử giúp nhà Đinh thu giang sơn về một mối, giúp dân khai mở
thái ấp, dạy dân chơi diều… trở thành biểu tượng của vị công thần: “hộ
quốc an dân”. Nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng của làng, bảo trợ cho dân
về mặt tâm linh, được nhân dân ngưỡng vọng qua bao đời nay. Nhà nước
quân chủ phong kiến xưa lần lượt ban sắc phong. Nhà nước dân chủ ngày nay cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Vị thần
Châu thổ cũng là sự tưởng tượng tài tình của nhân dân để giải thích và nguồn gốc lễ hội thả diều, cũng như nhân dân tôn thờ ở miếu Châu Trần.
Một lý do khác không thể phủ nhận là tình yêu quê hương, yêu cuộc
sống của con người được gửi gắm qua cánh diều bay bổng và tiếng sáo vi
vu. Đó là những phút thăng hoa của người dân lao động, là ý chí vượt lên mọi gian nan thử thách để mưu cầu hạnh phúc. Cũng là niềm kiêu hãnh và khát khao một cuộc sống bình yên của con người trong vũ trụ. Hơn nữa,
thả diều là biểu hiện của sự: “Cầu tạnh”, của cư dân nông nghiệp. Là sự
giao hòa giữa con người và trời đất, tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: “thiên hạ thái bình”.
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang được tổ chức cố định về
thời gian gắn với ngày truyền thống của làng, “rằm tháng ba” âm lịch là
nét văn hóa tô điểm thêm cho phần lễ và phần hội chung của làng như rước nước, rước kiệu, rước bánh, tế lễ… nhờ có không gian riêng ở khu
vực miếu Châu Trần nên Ban tổ chức có thể chủ động được mọi công việc liên quan đến hội thả diều. Lực lượng nòng cốt của hội diều là các nghệ
nhân trong làng, từ việc làm diều, làm sáo, làm dây… đòi hỏi tài nghệ và kinh nghiệm. Gia đình cụ Nguyễn Hữu Ngọ là một điển hình về sự say mê với thú chơi diều của quê hương. Họ chơi diều vì nhớ ơn nhà thánh, nhớ ơn tiền nhân, mong được thành hoàng phù trợ cho mọi nhu cầu về đời
sống của dân làng. Họ chơi diều cũng là sự: “tu nhân tích đức” hướng tới
“Chân - Thiện - Mỹ”, giữ gìn gia phong, mỹ tục của làng. Nói cách khác là rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt, giữ gìn thanh danh.
Chơi diều còn mang tính khoa học tâm lý, giải tỏa ưu phiền, nâng
sự hưng phấn là “liều thuốc” dưỡng sinh nhằm tài tạo sức lao động của con người. Khiến con người người trẻ lâu, sống vui, khỏe và có ích.
Người chơi diều còn rèn luyện được tính cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo
trong quá trình làm diều và chơi diều.
đặc biệt của Đảng và Nhà nước bàng những chủ trương chính sách cụ thể.
Lễ hội thả diều ở làng Bá Giang được nhân dân tham gia đông hơn.
Những nghệ nhân thả diều rất phấn khởi tham gia thi thả diều.
Năm 1999, cuộc “gặp gỡ - giao lưu truyền thống”, được tổ chức với
quy mô lớn, lần đầu tiên có 5 đơn vị tỉnh thành tham gia. Đặc biệt là sự có
mặt động viên của Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điêm là niềm vinh dự lớn đối
với hội diều và xã Hồng Hà. Năm 2003, cuộc liên hoan diều toàn quốc tổ
chức tại cố đô Huế nhân kỷ niệm 10 năm di sản văn hóa Huế được
UNESCO công nhận, những cánh diều dân giã của Bá Giang lại được bay
cao trên quảng trưởng Ngọ Môn và bãi biển Thuận An. Sự kiện đó đánh
dấu một sự phát triển, một bước trưởng thành của diều Bá Giang.
Năm 2004, câu lạc bộ thả diều truyền thống xã Hồng Hà được chính
thức thành lập là sự ghi nhận về pháp lý của các cấp chính quyền và
ngành văn hóa đối với câu lạc bộ, chính là đối với di sản văn hóa quý báu
của cha ông truyền lại. Tiếp đó, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam ra
quyết định công nhận địa chỉ văn hóa dân gian, lễ trao quyết định diễn ra trước giờ khai mạc. Hội thả diều năm 2004, hòa cùng khí thế âm vang như
một sự hòa hợp âm - dương, hội thả diều năm 2004 thuận gió nhất, thành công nhất trong khoảng 15 năm trở lại đây. Chúng tôi tin tưởng rằng
những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội thả diều sẽ còn được phát huy hơn nữa trong tương lai.
Với tiềm năng du lịch lễ hội, du lịch văn hóa lớn thì lễ hội thả diều
Bá Giang cùng với các hoạt động văn hóa khác ở miền sông nước Hồng
Hà, lễ hội thả diều Bá Giang hoàn toàn có thể trở thành một diểm du lịch văn hóa hấp dẫn, lý thú thu hút du khách trong nước và nước người. Tuy
nhiên hiện nay còn đang dừng lại ở dạng tiềm năng chưa khai thác. Hy
vọng, ngành du lịch Hà Tây và những người từng yêu mến thú chơi diều
truyền thống quan tâm hơn nữa để trong tương lai không xa, những ý tưởng về du lịch văn hóa du lịch làng nghề… sẽ trở thành hiện thực ở làng
Bá Giang. Khi đó những cánh diều làng Bá Giang có thể có mặt ở mọi
miền đất nước và cả Quốc tế.
Những giá trị của lễ hội thả diều truyền thống làng được giữ gìn và phát huy là những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đời
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan ánh (1991), Hội hè đình đám (Quyển thượng, quyển hạ)
(tái bản), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hồng Châu (2002). “Ngân nga sáo diều”, Báo Giáo dục và Thời đại số 60 (Hà Nội).
3. Nguyễn Từ Chi (2000). Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.
4. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh
tế - xã hội , NXB Khoa học xã hội và NXB Mũi Cà Mau- Hà Nội..
5. Nguyễn Đăng Duy (2001), các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.
5. Phạm Văn Dũng (1992), Tâm lý con người trong lễ hội. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật 6/1992.
6. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân
gian, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.
7. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự
phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
8. Trần Quốc Vương (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội- Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Mục đích nghiên cứu ... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu... 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ... 2
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ... 2
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ... 2
6. Đóng góp của đề tài... 2
7. Bố cục luận văn ... 2
PHẦN NỘI DUNG ... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 4
1.1. Khái niệm văn hóa và quản lý văn hóa ... 4
1.1.1. Khái niệm văn hóa ... 4
1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa ... 5
1.1.3. Khái niệm về lễ hội ... 6
1.1.4. Khái niệm quản lý lễ hội ... 7
1.2. Các văn bản pháp quy về lễ hội và quản lý lễ hội ... 7
1.3. Vai trò của cán bộ văn hóa đối với công tác quản lý lễ hội ... 8
CHƯƠNG II ... 10
THỰC TRẠNG LỄ HỘI THẢ DIỀU LÀNG BÁ GIANG ... 10
2.1. Tổng quan về làng Bá Giang xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây ... 10
2.1.1. Vị trí địa lý ... 10
2.1.2. Lịch sử hình thành ... 11
2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội ... 13
2.2. Diễn trình phát triển xây dựng và quá trình tồn tại miếu Châu Trần, Đình Bá Giang - Thành Hoàng Làng - xã Hồng Hà ... 15
2.3. Những giá trị văn hóa nghệ thuật của di lích ... 17
2.3.1. Giá trị về kiến trúc ... 17
2.3.2. Giá trị về đời sống tín ngưỡng ... 17
2.4. Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây ... 19
2.4.1. Lịch sử và truyền thuyết của lễ hội thả diều làng Bá Giang ... 19
2.4.2. Lễ hội thả diều xưa ... 23
a. Công tác chuẩn bị lễ hội ... 23
b. Trật tự nghi lễ... 28
2.4.3. Lễ hội thả diều truyền thống ngày nay... 36