Vai trò tập hợp đoàn kết

Một phần của tài liệu Gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền th ống thả diều làng Bá Giang (Trang 39)

b. Trật tự nghi lễ

2.5.3.Vai trò tập hợp đoàn kết

Lễ hội làng Bá Giang mở ra là nơi để tập hợp, gắn kết tình cảm

cộng đồng. Là cái cớ để con em trở về quê hương trong tình thương ấm

áp. Bạn bè thân hữu gặp gỡ, giao lưu tình cảm, giao lưu văn hóa, thắt chặt

tình đoàn kết thân ái tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi mặt của cuộc sống. Qua đó thể hiện những nét sinh hoạt của cộng đồng luôn gắn chặt với

nhau, làm cho trí tuệ của con người luôn vươn đến, hướng tới “ Chân – thiện – mỹ”. Cũng là thể hiện tính giáo dục cao ở ngoài nhà trường thông

qua các hoạt động văn hóa xã hội.

2.5.4. Góp phần xõy dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Lễ hội thả diều truyền thống ở làng Bá Giang thể hiện một loại hình

văn hóa phi vật thể đặc sắc, độc đáo, có tính riêng biệt, ít nơi có được. Đó

là cả một quá trình, một nghệ thuật khéo léo, tinh tế của con người từ

việc làm diều, làm sáo đến việc điều khiển con diều, sáo diều cho diều bay cao, bay đứng, sáo kêu hay…

Đó là kết quả của trí tuệ và tài nghệ của người nghệ nhân vừa sáng

tạo ra giá trị văn hóa lại vừa hưởng thụ văn hóa đó, ý nghĩa sâu xa của thả

diều là biểu hiện tâm hồn trong sáng, bay bổng cao sang chứ không chịu

hèn kém. Mặc dù đời sống nông nghiệp nông dân (nhất là nông nghiệp cổ

truyền), còn rất vất vả và gian nan trước thiên tai dịch họa.

Những giá trị, kỹ nghệ của các nghệ nhân tham gia hội thả diều cần được tôn trọng phát huy trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân

dân. Nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI THẢ DIỀU TRUYỀN THỐNG LÀNG BÁ GIANG

3.1. Thực trạng lễ hội thả diều làng Bá Giang

3.1.1. Những giá trị văn hóa nghệ thuật được bảo lưu, phát triển

trong lễ hội thả diều làng Bá Giang

Xác định những giá trị và đặc trưng của lễ hội thả diều truyền thống

làng Bá Giang gán với tâm thức tôn thờ Thành Hoàng và Thần Bản thổ ở địa phương. Loại hình văn hóa do trí tuệ sáng tạo của con người, hình thành các sản phẩm mang tính kỹ thuật, mỹ thuật và khoa học. Quy trình tổ chức lễ hội đậm đà tính dân tộc được đông đảo quần chúng tham gia. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc giữ gìn và bảo tồn đúng dáng

vẻ làng quê Việt Nam. Phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống rất

cần thiết. Nếu không, các mặt trái của nền kinh tế thị trường sẽ làm mất đi

những đặc thù văn hóa dân tộc quý hiếm mà chúng ta không bao giờ lấy

lại được.

Tục làm diều sáo và hội thả diều được tổ chức đều đặn qua các năm.

Ngày 15 tháng 3 âm lịch, cùng với kỷ niệm Thành Hoàng làng, hình thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

to nhỏ khác nhau nhưng tục lệ năm nào cũng duy trì được thả diều, các

nghệ nhân cao tuổi đã hướng dẫn con cháu trong làng biết cách làm diều,

làm sáo và kỹ thuật thả diều. Lớp trẻ đã hào hứng tiếp thu nên hàng năm

có thêm hàng loạt diều loại nhỏ bay lên bầu trời quê hương. Các thế hệ kế

tiếp nhau giữ gìn và phát huy tục lệ, thú chơi diều.

Những cánh diều quen thuộc của quê hương vẫn được gìn giữ như

cách làm diều các loại diều như diều cánh muỗm, cánh chanh, màu nâu, màu xanh, màu da cam, diều nào cũng đem theo mình những cặp sáo 3

chiếc và có viết những bài thơ trên lưng diều.

Cảnh quan di tích lịch sử - văn hóa ở làng Bá Giang liên quan đến

và sự tự giác giữ gìn của nhân dân địa phương. Đồng thời cũng cần sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động của câu lạc bộ thả diều truyền thống cả

vật chất và tinh thần để câu lạc bộ là một địa chỉ văn hóa dân gian sáng giá. Làm cơ sở cho việc tiến tới tổ thành điểm văn hóa - du lịch - lễ hội

thả diều ở Bá Giang.

3.1.2. Những bất cập và tồn đọng của lễ hội

Bên cạnh những thành công lớn của lễ hội thả diều làng Bá Giang

năm 2004, cũng phải nhận thấy một số những tồn tại cần được khắc phục.

Không gian thả diều ngày nay chật hẹp. Một số gia đình làm nhà ở,

nhà cao tầng mới xây dựng, đường dây điện chằng chịt trước cửa đình và miếu… Những vật cản ấy đã làm khó khăn cho việc thả diều.

Mấy năm gần đây, làng qui định thi diều người lớn riêng một ngày (15 tháng 3), diều trẻ em thi vào ngày (16 tháng 3), vì ngày hôm sau ít

người xem nên các em không hào hứng. Do vậy thiếu vắng những con

diều nhỏ của các em trong ngày chính hội.

Lớp trẻ mới lớn lên chưa hiểu được những giá trị văn hóa tiêu biểu

của hội diều.

Ban tổ chức chưa có hình thức giới thiệu để người tham dự hiểu biết

về giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội. Nghi lễ còn rườm rà gây tốn kém

lãng phí. Hiện tượng đốt vàng mã, lên đồng bói toán, xóc thẻ, đặt hòm

công đức tràn lan, hàng quán lấn chiếm khuôn viên của di tích, làm giảm nét đẹp văn hóa của lễ hội. Công tác quản lý thanh tra, kiểm tra lễ hội còn buông lỏng. Chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân

và vốn văn hóa dân gian truyền thống ở địa phương.

Trong hội còn có một số trò chơi “cua, cá” mang tính chất ăn tiền

làm cho không gian chung của lễ hội kém đi vẻ lành mạnh và phi văn hóa.

3.2. Những khó khăn và tồn đọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác tổ chức quản lý lễ

Thực tế công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn nhiều tồn tại yếu

kém cần được khắc phục chấn chỉnh. Lễ hội tổ chức chưa được khoa học,

quản lý còn lỏng lẻo. Hiện tượng hành nghề mê tín và lưu hành văn hóa

phẩm trái phép còn tồn tại, còn đốt nhiều vàng mã gây lãng phí, ảnh hưởng đến di tích, cảnh quan môi trường. Vệ sinh trong lễ hội chưa được đảm bảo. Hoạt động dịch vụ còn lộn xộn, quảng cáo các trò chơi, giải trí,

kêu gọi đóng góp công đức của khách thập phương qua loa điện tử còn gây ồn ào, làm giảm không khí linh thiêng của làng.

- Cũng như bất cứ lễ hội cổ truyền nào ở Việt Nam, lễ hội thả diều

cũng không tránh khỏi hiện tượng có những người lợi dụng tín ngưỡng

của nhân dân để buôn thần bán thánh, như các hoạt động làm vàng mã, bói toán dạo gây ra ảnh hưởng xấu.

- Chiếm dụng đất đai từ nhiều năm qua quanh khu di tích, cũng như

do sự phát triển đô thị mà không gian lễ hội ngày càng bị thu hẹp, vừa

xâm hại cảnh quan vừa làm cho các hoạt động của lễ hội trở nên khó khăn ảnh hưởng xấu đến tâm lý người đi dự hội.

Các hàng quán bán hàng trong khu vực diễn ra lễ hội gây nên tình trạng lộn xộn, mất trật tự, mất mỹ quan trong thời gian diễn ra lễ hội.

3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn đọng

Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống

của mọi người dân, chính vì vậy việc một số người quá tin vào sự thiêng liêng của những vị thần là không thể tránh khỏi. Hơn nữa do trình độ văn

hóa của nhân dân là không đồng đều nên có những người khi gặp khó khăn trong cuộc sống thường tìm đến sự che chở của thần linh. Đó chính

là kẽ hở để những người lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh hoạt động.

3.4. Các phương án bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thả diều làng Bá Giang Bá Giang

Khẳng định đặc trưng và giá trị đặc sắc của lễ hội thả diều, góp

cầu về đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng cao, qui mô, hình thức

lễ hội đòi hỏi ngày càng lớn, để xứng đáng với giá trị độc đáo của hội thả

diều, cần phải có những giải pháp chính sau đây:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân địa phương về giá trị đặc biệt của hội thả diều. Làm cho ý nghĩa, tinh thần của lễ hội thực sự có

trong tâm thức của cộng đồng và trong từng cá nhân trong làng, xã. Nhất là đối với lớp trẻ mới lớn lên hiểu được những giá trị văn hóa tiêu biểu

của hội diều, để họ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch

sử của cha ông để lại.

- Lễ hội thả diều gắn với các di tích của làng như Đình Bá Giang, miếu Châu Trần và không gian cần thiết như đường làng, đồng lúa, bờ mương… Do vậy việc thường xuyên giữ gìn, tôn tạo cảnh quan các di tích

theo tinh thần của “Luật di sản văn hóa” là rất cần thiết. Để đảm bảo không gian thiêng liêng, không gian thoáng đãng, thuận tiện cho việc thả

diều của nhiều người. Hiện nay không gian để thả diều dần dần bị thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hẹp, do cấp đất xây dựng dãn dân cư, do đường dây điện chằng chịt, do

cây cối lớn dần… rất khó khăn cho người thả diều khi thả diều lên và khi kéo diều xuống. Vấn đề này cần có sự quan tâm của cấp lãnh đạo xã, thôn và ý thức tự giác của người dân địa phương.

- Xã Hồng Hà đã thành lập Câu lạc bộ thả diều truyền thống. Câu

lạc bộ có nhiều nghệ nhân làm diều, làm sáo và chơi diều. Đây là những

hạt nhân nòng cốt để có thể duy trì lâu dài và phát triển thành phong trào quần chúng nhiều người cùng chơi diều đạt ở trình độ cao hơn. Vì vậy

việc truyền dạy kỹ thuật cho lớp trẻ là cực kỳ quan trọng, tránh tư tương

bảo thủ hoặc giữ bí quyết, không phổ biến cho người khác để giữ độc

quyền, tài nghệ của riêng mỗi người, tránh tư tương sợ người khác hơn

mình. Đây là việc tế nhị cần có sự linh hoạt và hòa nhã, không gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

- Câu lạc bộ cần thường xuyên sinh hoạt, bổ ích cầu tiến. Có thể kết

hợp thêm hình thức như thơ, ca, sinh vật cảnh… để câu lạc bộ càng phong phú và lôi cuốn nhiều người tham gia.

Chủ nhiệm câu lạc bộ cần phải năng động sáng tạo để có nguồn kinh

phí tự nguyện và hảo tâm của các tổ chức xã hội, cá nhân tài trợ, trang bị

những yêu cầu tối thiểu cho hoạt động của câu lạc bộ.

- Đối với sự phát triển toàn diện của lễ hội thả diều cần có sự quan tâm thích đáng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương cả về đâu tư về

vật chất cũng như khích lệ tinh thần. Từ những công việc tổ chức lễ hội

thả diều, quảng vá giá trị của hội diều… đến việc mua sắm những vật liệu

cần thiết cho việc làm diều, sáo diều có giá trị cao đều phải cần đến kinh

phí. Mặt khác thực hiện “Xã hội hóa” trong mọi hoạt động của lễ hội thả

diều, như ông cha ta đã làm bằng cách tự nguyện, ủng hộ, công đức, tài trợ… mục đích làm cho hội diều ngày càng phát triển phong phú và hấp dẫn.

- Những nghệ nhân chơi diều có chung một ý nguyện là được “Phúc

- lộc”, của Thánh, được niềm vui khi hoạt động và được giải thưởng khi

dự thi có thành tích cao. Cũng là sự vui chơi, giải trí lành mạnh sau những

giờ lao động mệt nhọc. Cho nên sự động viên, khen thưởng, khích lệ của

các cấp lãnh đạo là rất cần thiết. Đề nghị Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xem xét để phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, cho nghệ

nhân có nhiều thành tích trong quá trình giàn giữ, truyền dạy nghệ thuật

thả diều ở làng Bá Giang, nhất là động viên nghệ nhân cao tuổi. Đề nghị

Bộ Văn hóa Thông tin thành lập câu lạc bộ diều truyền thống Việt Nam.

Tổ chức các cuộc thi thả diều lớn ở các khu vực và mở rộng giao lưu với các nước, nhất là vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Ngành Văn hóa thông

tin, huyện có thể giúp đỡ để mở rộng lớp dạy cách làm diều, làm sáo cho hiệu quả. Để thú chơi diều không bị mai một, không bị lãng quên. Cơ quan văn hóa là tủng gian liên kết, kết nghĩa giữa các câu lạc bộ diều ở các địa phương. Hàng năm tổ chức các cuộc liên hoan, giao lưu phục vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực tiếp các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của địa phương, cũng là hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh, bổ ích góp phần xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân ở cơ sở làng xã.

- Ở xã Hồng Hà có 3 hệ thống trường học: Phổ thông trung học,

Trung học cơ sở và trường Tiểu học, vậy nhà trường nên kết hợp với câu

lạc bộ diều của xã tổ chức các buổi ngoại khóa, nhất là dịp nghỉ hè bồi dưỡng kiến thức thả diều cho đông đảo học sinh. Đây là lực lượng mạnh

mẽ để kế thừa, phát triển lễ hội thả diều truyền thống ở địa phương. Đồng

KẾT LUẬN

Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang - xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây là một di sản văn phòng phi vật thể có giá trị

trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu nguồn gốc và sự

phát triển của vùng đất đã sản sinh ra lễ hội, cả những bước thăng trầm

của một thú chơi tao nhã, đặc sắc, càng thấy chân giá trị của phong tục

thả diều.

Trên mảnh đất làng Bá Giang, bắt nguồn từ một vùng châu thổ sông

Hồng, làng Bá Giang có vị thế tuyệt đẹp, nơi hội tụ những điều kiện thuận

lợi nhất để phát triển: “Nhất cận thị, nhị cận giang”, (thị đ ược hiểu là chợ). Từ lâu đời, nhân dân ở đây đã khai thác triệt để các lợi thế đó để

phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình giao lưu xuôi ngược ấy đã hình thành những nét văn hóa cội nguồn làm phong phú đời sống của cộng đồng, nhưng lại có tính đặc thù riêng biệt của một cư dân gắn bó ngàn đời với cây lúa nước theo phương thức tiểu nông. Do tiếp giáp với kinh đô xưa nên con người ở làng Bá Giang và xã Hồng Hà đã được ảnh hưởng của

nền văn hiến, đời sống tâm linh, tín ngưỡng cộng đồng.

Làng bảo lưu một số di tích lịch sử - văn hóa quý giá, một số phong

tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Làng Bá Giang còn là nơi cung cấp

một số món ăn ẩm thực nổi tiếng như: Rượu, đậu phụ, bánh gio…

Giá trị nổi bật của văn hóa phi vật thể ở Bá Giang là lễ hội thả diều

truyền thống. Xung quanh diễn trình lễ hội còn nguyên một kho tàng truyền thống về nguồn gốc của hội thả diều. Từ công lao to lớn của nhân

vật lịch sử giúp nhà Đinh thu giang sơn về một mối, giúp dân khai mở

thái ấp, dạy dân chơi diều… trở thành biểu tượng của vị công thần: “hộ

quốc an dân”. Nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng của làng, bảo trợ cho dân

về mặt tâm linh, được nhân dân ngưỡng vọng qua bao đời nay. Nhà nước

quân chủ phong kiến xưa lần lượt ban sắc phong. Nhà nước dân chủ ngày nay cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Vị thần

Châu thổ cũng là sự tưởng tượng tài tình của nhân dân để giải thích và nguồn gốc lễ hội thả diều, cũng như nhân dân tôn thờ ở miếu Châu Trần.

Một phần của tài liệu Gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền th ống thả diều làng Bá Giang (Trang 39)