Đảm bảo tiền vay.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 31)

2. Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò 1 Khái quát chung về hoạt động cho vay.

2.1.2.Đảm bảo tiền vay.

Theo quyết định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng có hai hình thức bảo đảm tiền vay:

Thứ nhất: Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng TS.

Biện pháp này bao gồm 3 hình thức: cầm cố thế chấp bằng TS của KH vay vốn, hoặc của bên thứ ba, hoặc đảm bảo bằng TS hình thành từ vốn vay. Điều quan trọng nhất khi nhận TSĐB đó là NH cần phải đánh giá được giá trị của nó, chính vì thế NH phải thành lập tổ định giá. Thành phần tổ định giá do Giám đốc quyết định nhưng tối thiểu phải có 2 cán bộ và trong từng trường hợp cụ thể phải có thêm lãnh đạo của phòng Khách hàng hoặc thành viên Ban giám đốc. Đối với TS hình thành từ vốn vay KH phải có tín nhiệm với NH, tối thiểu phải được xếp loại B, có phương án, dự án kinh doanh khả thi và có hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.

Thứ hai: Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo

đảm bằng TS:

- NH lựa chọn KH để cho vay không có bảo đảm bằng TS phải là những KH có uy tín, phải được xếp loại A, KD có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay, có DA, phương án SXKD khả thi và có hiệu quả.

- NH cho cá nhân hộ gia đình nghèo và có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

Mặc dù trong quy định là vậy nhưng trên thực tế thì hầu hết KH muốn vay vốn ở chi nhánh NHCT Cửa Lò đều phải có TS thế chấp (trừ trường hợp cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên).

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 31)