1. Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các vùng nguyên liệu
Để đảm bảo nguồn cung cho quá trình sản xuất chế biến, công ty cần kết hợp với vùng nguyên liệu trong việc đảm bảo nguồn cung cho sản xuất, giống cây để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu khách hàng và khả năng cung ứng sản phẩm đúng thời hạn. Theo đó, công ty sẽ tiến hành hợp tác và hỗ trợ một phần đối với nơi cung ứng nguyên liệu về giống, phân bón để vừa đảm bảo nguồn cung ổn định mặt khác lại theo dõi được quá trình sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của công ty. Đồng thời, công ty dần hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho công ty để chủ động hơn trong sản xuất tiến tới ứng ứng dụng dây chuyền khép kín từ khâu trồng trọt đến chế biến, bảo quản đóng gói hàng hóa xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm rau quả.
Chất lượng sản phẩm là yêu cầu tối quan trọng đối với các sản phẩm thực phẩm trong đó có rau quả. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi mà đời sống của người dân tại các quốc gia không ngừng được nâng cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì vấn đề chất lượng cho sản phẩm giữ vai trò quyết định tới sự thành bại trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và có khả năng gia tăng khối lượng trên thị trường xuất khẩu. Ngược lại, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ nhanh chóng mất đi thị trường xuất khẩu của mình và khó có thể khôi phục lại thị trường. Do đó, trong quá trình chế biến và xuất khẩu công ty cần chú ý tới việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến về độ tươi ngon, khả năng đồng đều của sản phẩm. Trong quá trình chế biến và bảo quản cần kiên quyết không sử dụng các thành tố, hóa chất không cho phép nhằm giữ độ tươi ngon và bảo quản được lâu cho sản phẩm. Công ty trong quá trình sản xuất
phải không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo cho đội ngũ lao động sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có như vậy, chất lượng sản phẩm mới được đảm bảo và ngày càng nâng cao, mang tính ổn định lấy cơ sở để đẩy mạnh thị phần của công ty trên thị trường.
Bên cạnh đó, công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác đăng ký và tổ chức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP, SA8000…. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành điều kiện cơ bản và tiên quyết để các sản phẩm xuất khẩu xâm nhập được với các thị trường nước ngoài. Việc đăng ký, tổ chức quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn một mặt sẽ giúp công ty có thể đẩy mạnh được sản phẩm của mình ra nước ngoài, được thị trường nước ngoài chấp nhận, mặt khác với việc đăng ký được các tiêu chuẩn quốc tế cũng đồng nghĩa sản phẩm của công ty sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn (hàng Việt Nam chất lượng cao) từ đó tạo điều kiện cho các công ty và đối tác nước ngoài tìm đến với công ty nhanh hơn. Với mục tiêu của công ty tới năm 2010 là mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản, công ty nên tiến hàng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sao cho phù hợp với quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đồng thời tiến hành liên kết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thêm về thông tin thị trường và nhu cầu tại thị trường Nhật Bản.
Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Công suất của nhà máy chế biến rau quả của Công ty hiện nay vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Thiếu nguyên liệu cho sản xuất là một nguyên nhân song phải thấy rằng các sản phẩm của công ty hiện nay còn thiếu đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất theo mùa vụ, khả năng cung ứng cho thị trường hạn chế. Việc đa dạng sản phẩm, công ty sẽ giúp công ty vừa tăng được khối lượng mặt hàng cung ứng ra thị trường để mở rộng thị phần,
khẳng định thương hiệu sản phẩm vừa tăng được công suất chế biến, khắc phục được tình trạng lãnh phí nguồn lực trong những tháng nguồn nguyên liệu khan hiếm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khai thác tốt các thị trường hiện có và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng. Theo đó, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa chất lượng của những sản phẩm truyền thống, công ty nên tìm kiếm thêm các mặt hàng để chế biến vừa mở rộng được sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp hàng thêm cho các thị trường trước hết là các thị trường truyền thống vừa hạn chế rủi ro về kinh doanh, rủi ro do thiếu nguyên liệu từ đó ngày càng xây dựng được các mặt hàng chiến lược phù hợp với nhu cầu đa dạng tại các thị trường. Đồng thời, công ty cần xác định các mặt hàng đưa thêm vào danh mục chế biến xuất khẩu sao cho phù hợp với khả năng của công ty và nhu cầu có thể phát triển mặt hàng đó tại các thị trường, tránh tình trạng chạy theo nhu cầu và lợi nhuận mà mở rộng sản xuất các mặt hàng tràn lan, vừa thiếu hiệu quả, mang tính thời điểm vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm gây mất uy tín đối với khách hàng.
Chú trọng đầu tư, tăng cường tìm hiểu về thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Sự tồn tại của một doanh nghiệp phần lớn được quyết định bởi thông tin. Sự nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh của mình, có chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Do đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường là hết sức quan trọng đối với công ty nhất là trong thời điểm hoạt động sản xuất chế biến của công ty đang được mở rộng, nhu cầu về mở rộng thị trường là cần thiết. Để hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường được hiệu quả, hàng năm công ty cần trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho công tác tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trong đó cần tiến hành các công tác sau: một là thường xuyên cử cán bộ đi công tác nước ngoài tìm hiểu về thị trường và tìm đối tác kinh doanh đồng thời trao đổi và học tập kinh nghiệm phát triển thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là, hoàn thiện website của công ty để giới thiệu về công ty và sản phẩm sản xuất, xây dựng website trở thành kênh thông tin hữu hiệu nhằm quảng bá sản phẩm, tên tuổi công ty đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ba là, mở rộng hoạt động của phòng marketing và đầu tư đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và marketing đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong quá trình tìm hiểuthị trường, Công ty cần nghiên cứu kỹ về các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản để có quy trình bảo quản và chế biến phù hợp. Công ty cần đa dạng các thông tin về thị trường để có thông tin chính xác thông qua việc mở rộng kênh thông tin tìm kiếm: qua các Bộ, Đại sứ quan, thương vụ, Hiệp hội ngành hàng, thông qua đối tác làm ăn, tổ chức quốc tế ở
Việt Nam (như JETRO của Nhật Bản)… Công ty cũng nên sử dụng một phần lợi nhuận để mua thông tin về thị trường.
Về quảng bá thương hiệu, Công ty cần nhanh chóng đăng ký xây dựng thương hiệu rau quả “AIRSERCO” đối với các cơ quan chức năng đặc biệt là thông qua Hiệp hội trái cây Việt Nam nhằm khẳng định tên tuổi, chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu cho rau quả xuất khẩu của công ty phải luôn đi đôi với công tác quảng bá thương hiệu để sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tăng cường liên kết với các các doanh nghiệp rau quả để đảm bảo nguồn cung ứng trên thị trường
Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh rau quả phần lớn đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên khả năng tìm hiểu về thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn, dễ thu thiệt tại thị trường nước ngoài. Sự thiếu liên kết của các doanh nghiệp còn gây ra tình trạng cạnh tranh nhau về thu mua nguyên liệu dẫn tới sự cạnh tranh về giá gây ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không nói riêng thường không ký được hợp đồng lớn do không có đủ khả năng cung ứng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của phía nước ngoài do đó, thị phần rau quả cảu Việt Nam tại các thị trường vẫn chiếm thị phần nhỏ. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh liên kết với một số các doanh nghiệp kể cả hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Việc liên kết với các doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty có thể tìm hiểu về thông tin thị trường sẽ ngày càng nhanh nhạy và chính xác hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và hơn hết là tạo được nguồn sản lượng lớn, tạo thành chuỗi sản phẩm để cung cấp cho thị trường từ đó hướng ra các thị trường xuất khẩu mới.
KẾT LUẬN
Mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan đối với các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng thị trường không những nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu ngoài tệ phát triển nền kinh tế mà còn nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới.
Mở rộng thị trường của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tận dụng được nguồn tài nguyên quốc gia. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không, em nhận thấy hoạt động mở rộng thị trường tại công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu ngày càng hiệu quả số lượng thị trường mới tiềm năng ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu rau quả năm sau cao hơn năm trước. Song vẫn còn những mặt hạn chế lớn cần được khắc phục đó là vấn đề nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng khi tham gia các thị trường nước ngoài, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm. Điều này sẽ là những yếu tố gây cản trở lớn tới hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả của công ty trong thời gian tới. Hy vọng rằng với những cố gắng và chiến lược đúng đắn, thị trường xuất khẩu của Công ty sẽ ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng. Năm 2002. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
2. Nguyễn Thị Hường. Năm 2001. Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, NXB Thống kê
3. Nguyễn Thị Hường. Năm 2003. Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, NXB Lao động – Xã hội
4. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Năm 2008. Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007
5. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Năm 2008. Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007
Website:
1. Năm 2007.Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.
Link: http://www.vietnamairlines.com/default.aspx?tabid=459 2.Năm 2007.Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Link: http://www.airserco.vn/
3.Năm 2008. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Link: http://www.agroviet.gov.vn
4. Năm 2008. Bộ Công Thương Link: http://www.mot.gov.vn
5.Năm 2008. Rau hoa quả Việt Nam Link: http://www.rauhoaquavietnam.vn
Phụ lục
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020
Phụ lục I
BỐ TRÍ SẢN XUẤT RAU, QUẢ, HOA CÂY CẢNH VÀ HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 TT Cả nước Diện tích năm 2005 (1000ha) Mục tiêu của đề án cũ Phương án điều chỉnh (đến năm 2010) Diện tích (1000ha) Diện tích (1000ha) Sản lượng (1000 tấn) I Rau 635,1 550 700 14000 1 ĐB SH 158,6 130 170 4100 2 TDMN BB 91,1 75 90 1260 3 BTB 68,5 60 80 1080 4 DH NTB 44,0 60 70 860 5 TN 49,0 35 50 1100 6 ĐNB 59,6 70 80 1700 7 ĐBSCL 164,3 120 160 3900
II Cây ăn quả 767,1 750 1000 10000
1 ĐB SH 79,2 60 90 1160 2 TDMN BB 178,4 170 230 1440 3 BTB 58,5 70 80 720 4 DH NTB 30,2 60 38 300 5 TN 23,1 50 32 300 6 ĐNB 128,4 90 150 1755 7 ĐB SCL 269,3 250 380 4325
III Hoa cây cảnh 13,2 10,9 15,0 6,3 1 ĐB SH 7,20 5 8,00 3,28 2 ĐNB 1,58 3 2,00 0,84 3 TN 1,80 1,2 2,00 0,86 4 Các vùng khác 2,07 1,7 3,00 1,32 IV Hồ tiêu 49,2 10 50 120 1 BTB 3,7 3,7 6
2 DHNTB 1,2 1,3 2
3 TN 13,8 14 35
4 ĐNB 29,9 30 75
5 ĐB SCL 0,6 1 2
Phụ lục II
ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU QUẢ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
STT Loại cây Mục tiêu của đề án cũ Phương án điều chỉnh đến năm 2010 Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn) KNXK (tr. USD) Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn) KNXK (tr. USD) 1 Măng tây 150 200 0 0 2 Măng ta 150 150 30 20 3 Nấm 100 100 100 100 4 Đậu rau 120 60 10 5 5 Khoai sọ, khoai lang 80 30 8 3 6 Cà chua 33 30 2 2 7 Rau khác 40 20 50 25 Tổng 673 590 200 155
Phụ lục III
ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI QUẢ CÁC LOẠI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
STT Loại cây Mục tiêu của đề án cũ Phương án điều chỉnh đến năm 2010 Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn) KNXK (tr. USD) Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn) KNXK (tr. USD) 1 Dứa 120 150 100 85 2 Chuối 500 100 100 35 3 Quả có múi 30 30 30 30 4 Vải 7 10 40 32 5 Xoài 10 10 10 10 6 Thanh Long - - 90 45
7 Cây ăn quả khác 50 50 60 58