1. Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu
2.2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại
- Sản phẩm rau quả xuất khẩu của công ty có chất lượng khá cao song các mặt hàng xuất khẩu là chế biến, thiếu đa dạng chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm dưa chuột, nấm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia là khác nhau đặc biệt là nhu cầu rau quả tươi ngày càng lớn. Thực tế cho thấy, các mặt hàng sản xuất của công ty mang tính thời vụ và ít có khả năng bổ sung cho nhau nếu gặp phải tình trạng mất mùa hay thiếu nguyên liệu thì công ty gặp phải tình trạng sản xuất bỏ không.
Bảng 2.14: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty
STT Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Au
g
Sept Oct Nov Dec
1 Cucumber x x x 1 x x 2 Pineapple x x x x x x x x x x 3 Lychees x 4 Tomato x x x x 5 Green peas x x x x x x x x x x x x 6 Bamboo shoot x x x x 7 Sweet corn x x x x x x x x 8 White mushroom x x x x
Theo bảng 2.14 ta thấy, trong những tháng 4, 5, 9, 10 công ty chỉ có thể sản xuất được một hai mặt hàng trong khi đó vào tháng 1,2,11,12 công ty có thể sản xuất được năm sáu mặt hàng song vẫn không hết công suất. Đây là một bất cập lớn cần được giải quyết nhanh chong trong thời gian sắp tới.
- Công ty chưa có vùng nguyên liệu riêng gây ảnh hưởng tới khả năng mở rộng thị trường. Hiện nay, công ty chủ yếu là tiến hành thu mua, đặt hàng tại các vùng nguyên liệu trước khi thu hoạch song mang chính chất không ổn định, giá cả thường xuyên thay đổi tác động tới việc thực hiện hợp đồng.
Công ty không chủ động được nguyên liệu cho sản xuất nên không cung cấp được một khối lượng hàng lớn cho xuất khẩu, ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản phẩm trên thị trường, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, mặc dù các máy móc thiết bị chế biến của công ty hiện nay tương xứng được với công nghệ chế biến rau quả trong cả nước và trong khu vực song nguồn nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất lại hạn chế, thiếu quy mô. Các thiết bị và máy móc hoạt động không hết công suất vì thiếu nguyên liệu. Vì vậy, để hoạt động sản xuất được liên tục, hiệu quả các doanh nghiệp chế biến rau quả cần đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu song song với quá trình đầu tư phát triển công nghệ.
- Công ty hiện vẫn chưa đăng ký và tổ chức theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO2000, HACCP, SA8000… do đó khả năng xâm nhập của sản phẩm rau quả của công ty tới các thị trường nước ngoài đặc biệt là những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU là rất khó. Bởi tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ sở để sản phẩm có thể tiếp cận được thị trường thông qua sự đảm bảo về chất lượng đã được khẳng định. Người tiêu dùng tại các nước sẽ luôn quan tâm
- Công tác xúc tiến thương mại còn có nhiều yếu kém. Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu dựa theo đơn đặt hàng mà đối tác tự tìm đến hoặc theo những đơn đặt hàng tại thị trường truyền thống nên tiềm ẩn sự thiếu ổn định. Công tác tham gia triển lãm, hội chợ bộc lộ nhiều hạn chế. Công ty ít chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, sự tham gia không thường xuyên do đó ảnh hưởng tới hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, do khả năng tài chính còn nhiều hạn hẹp nên khả năng đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại còn chưa được quan tâm đúng mức. Những thông tin mà công ty thu thập được chủ yếu do có sự hỗ trợ của nhà nước, của tổng công ty Hàng không hay do từng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, marketing tự đi tìm kiếm, thu thập.
Vì vậy, thông tin về thị trường, khách hàng thiếu chính xác, nhanh nhạy. Hơn nữa, trình độ đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác nghiên cứu, quảng bá sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ thuộc phòng marketing của công ty còn quá ít so với yêu cầu công việc, trong khi đó phải đảm đương một lượng lớn công việc ngay cả những công việc không thuộc chức năng của phòng do đó ảnh hưởng tới công tác xúc tiến mở rộng thị trường.
3. Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩurau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không