Những hạn chế tồn tại của hệ thống Văn bản QPPL về CK

Một phần của tài liệu tc492 (Trang 45 - 47)

I. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CỞ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

1.2.2. Những hạn chế tồn tại của hệ thống Văn bản QPPL về CK

Do thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi, dần định hình. Chính vì lẽ đó, những vướng mắc và bất cập trong hệ thống văn bản QPPL về CK là điều khó tránh khỏi

Thứ nhất, Chưa có một văn bản hướng dẫn thật cụ thể việc định giá cổ phiếu trước khi chính thức niêm yết trên TTCK. Đây đang được xem là một trong những vấn đề gây ra rất nhiều ý kiến phản hồi về sự không minh bạch của nó. Bởi việc định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến tình trạng định

giá thấp hơn thực tế khi ra thị trường, có thể tham nhũng đi qua bằng con đường này.

Thứ hai, những quan ngại về thị trường OTC hoạt động thiếu công khai minh bạch, thiếu sự quản lý có thể dẫn tới những trường hợp lừa đảo, tự đánh bóng doanh nghiệp để đẩy giá cổ phiếu tăng. Ví thế, Hoạt động của thị trường OTC cần được "siết" bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng hoàn thành việc nộp hồ sơ đăng ký trước quý III, phát hành cổ phiếu riêng lẻ phải báo cáo, công bố thông tin sai sẽ bị phạt. Tuy vậy, những văn bản QPPL về thị trường OTC vẫn còn trong giai đoạn dự thảo chưa đưa vào triển khai.

Thứ ba, một số văn bản được soạn thảo một cách máy móc, chưa thực sự thống nhất với Luật doanh nghiệp, chưa tiếp thu ý kiến từ phía doanh nghiệp và các cơ quan liên quan về nội dung ban hành. một ví dụ cụ thể là hàng loạt nội dung của quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 của Bộ tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán đã vi phạm Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Sự bất cập của Điều lệ mẫu ban hành kèm theo quyết định số 15 đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp trong diện điều chỉnh.

Chẳng hạn đối với việc bầu HĐQT, Điều lệ mẫu đưa ra quy định: “HĐQT có thể bổ nhiệm thành viên HĐQT mới để thay thế chỗ trống phát sinh và thành viên mới này phải được chấp thuận tại ĐHCĐ ngay tiếp sau đó. Sau khi được ĐHCĐ chấp thuận, việc bổ nhiệm thành viên mới đó được coi là có hiệu lực vào ngày được HĐQT bổ nhiệm”. Điều khoản này đã đi ngược lại nguyên tắc ĐHCĐ là cơ quan bầu thành viên HĐQT đã nêu tại điểm c khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005. Ngoài ra, còn phát hiện nhiều quy định rộng hơn hoặc hẹp hơn các quy định tương ứng trong Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn. Luật doanh nghiệp quy định: “…phiếu biểu quyết của người được uỷ quyền dự họp ĐHCĐ vẫn có hiệu lực khi công ty nhận được thông báo bằng văn bản vê thay đổi uỷ quyền dự họp ĐHCĐ chậm nhất 24h trước khi khai mạc” là mâu thuẫn với thời gian mà Điều lệ mẫu đưa ra là 48h trước khi khai mạc cuộc họp ĐHCĐ. Chính vì thế việc soạn thảo sai Luật này cần phải được cấp có thẩm quyền chấn chỉnh ngay và việc lấy ý kiến tại các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan về nội dung Điều lệ mẫu phải được tiến hành ngay.

Thứ tư, hiện nay Luật chứng khoán đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn còn nhiều thiếu sót, các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp. Do vậy chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, công khai, minh bạch.

Cuối cùng, môi trương pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam quá chú trọng đến vốn điều lệ và sự kém minh bạch thông tin trên thị trường OTC đang là điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng các thủ thuật nhằm lách luật. Trong khi Việt Nam quản lý các doanh nghiệp qua vốn điều lệ thì các nước phát triển đã xây dựng hệ thống các công cụ giám sát và quản lý vốn chủ sở hữu công ty trên cơ sở rủi ro kinh doanh. Vì thế trong thời gian tới yêu cầu Chính Phủ, Bộ tài chính, UBCKNN và các cơ quan hữu quan khác cần phối hợp với nhau trong việc điều chỉnh những vấn đề này.

Một phần của tài liệu tc492 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w