Mê cung hoá hành trình của nhân vật

Một phần của tài liệu Phản ánh nghệ thuật (Trang 82 - 91)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

3.1.1. Mê cung hoá hành trình của nhân vật

Trong các tiểu thuyết phiêu lưu nói chung, nhân vật hành trình luôn thực hiện các cuộc hành hiệp theo sự tự do cá nhân và theo lý tưởng của họ. Các nhân vật trong các tác phẩm của Kafka cũng luôn luôn vận động trong lộ trình của mình. Đó là hành trình diện kiến pháp luật của Jozep.K trong Vụ án, hành trình tưởng như đơn giản trong Làng gần nhất, hành trình ngoắt ngoéo trong sự dày vò tự thân của Hang ổ… Nhưng điều đáng nói là những cuộc hành trình của các nhân vật đều nhuốm trùm sự bít bùng, chập chùng của những mê cung, và nổi bật trên hết đó là những cuộc hành trình không đích đến, cho dù cái đích tưởng như rất đơn giản, đang vẫy gọi ở đâu đó phía sau kia. Thậm chí có nhân vật đã ngã gục trong cái chết trước khi hoàn tất cuộc hành trình bi đát và phi lý của mình.

Thủ pháp mê cung hoá đắc địa ở chỗ nó diễn ra phi logic nhưng lại rất tự nhiên và ngẫu nhiên. Các nhân vật tha hồ vẫy vùng, sa lầy ở trong nó nh- ưng vẫn ở trạng thái cố vượt thoát một cách vô thức. Jozep.K trong Vụ án vốn là nhân viên có địa vị ở ngân hàng, một hôm, khi vừa tỉnh giấc bỗng có hai người lạ mặt đến áp tải anh vào toà án với một lý do cực kỳ phi lý và đầy chất bi hài đó là…Không có lý do gì cả. Từ ấy Jozep.K cứ thế bị hút xoáy vào cuộc hành trình phải gặp mặt toà án, hay những cuộc chạy chọt cho cái tội lỗi vô căn nguyên của mình. Anh bị sa vào những tình tiết giống như mê cung, mê thất mà ở đó những sự kiện tựa như những ám ảnh hơn là hành động. Chu trình vận hành hăm hở nhưng vô định của Jozep.K bị khép lại trong vòng đúng một năm, khi đúng sinh nhật lần thứ 31 của anh hai tên áp giải lại xuất hiện, chúng suồng sã cắp nách anh rồi đọc lời bế mạc cho cuộc hành trình của Jozep.K bằng nhát dao đâm ngập vào trái tim bất khả kháng của Jozep.K. Như vậy, ngoài ý nghĩa về cảm giác đầy đoạ, bất an của loài người trước những tai hoạ luôn rình rập và bất ngờ đổ ập xuống còn cho thấy sự phi lý ngay trong tâm thức của các hữu thể nhân sinh. Các nhân vật bám đuổi cuộc hành trình vô nghĩa, vô phương hướng và vô lý của mình. Đánh dấu sự kết thúc cuộc hành trình, nhưng không cập bến, bằng cái chết còn là bác nông dân trong Trước cửa pháp luật. Bác nông dân đằng đẵng chờ đợi để được vào gặp

pháp luật, thậm chí bác phải dùng đến cách phải cầu cạnh cả những con rận trên cổ áo lông của anh bảo vệ, mà do kiên trì chờ đợi bác đã quen chúng, nhưng cũng vô ích. Bác gục ngã trong vô vọng mà vẫn chưa một lần được ngó qua pháp luật. Trong Lâu đài mặc dù tha thiết được gõ cửa tổ chức quyền lực ấy để tìm hiểu cặn kẽ nhiệm vụ của mình, do có giấy mời K đến làm nghề đạc điền nhưng khi đến làng chẳng ai giao việc cho anh rồi một thời gian sau lại có thư khen anh làm tốt công việc. K lao tâm khổ tứ để quyết tâm lên được lâu đài nhưng cuộc hành trình luôn bị rẽ ngoặt vào ngõ cụt. Các nhân vật trong cuộc lộ hành của mình thất bại trong đích đến nhưng cái họ được sở hữu trong các cuộc hành trình lại là sự tha hoá. Cả Jozep.K, cả bác nông dân…đều tha hoá trong mê cung lạc lõng ấy. Thế kỷ XX với đặc thù của tư hữu thì sự tha hoá là điều bất khả kháng. Sự tha hoá trong chủ nghĩa tư bản hiện đại còn ở sự cương toả con người cả về chiếm hữu sức lao động lẫn nội cảm tinh thần của cá nhân.

Sở dĩ các nhân vật của Kafka đều vô phương lạc hướng và bất khả tiếp cận đích đến của mình đó là do bước chân của họ hẫng hụt tuột trôi vào mê cung vô định. Nó đã đánh lừa và lập loè lúc ẩn, lúc hiện cái sa bàn dẫn đường khiến cho nhân vật chới với trong sự lạc lõng của bước đi. Cả Jozep.K trong

Vụ án và K trong Lâu đài đều hiện hữu trong một mê cung không điểm tới nhưng bước chân của họ lại lạc hướng vào những con đường ngoắt ngoéo, lê thê và quẩn quanh, bức bối. Jozep.K hoang mang trên dãy hành lang hun hút, tối tăm, ngột ngạt dẫn tới căn phòng xử án. Định đến toà án thì hành trình rối rắm, luẩn quẩn lại rẽ sang hướng khác còn khi anh tìm mọi giải pháp để chạy tội cho mình – cái tội lỗi hoá tự thân ở những địa điểm tin cậy, thì đi đâu cũng đụng mặt toà án. Toà án hiện diện và phủ sóng khắp nơi: mái chóp của khu chung cư, nhà thờ, rạp hát…còn K trong hành trình tới lâu đài lại không thể tiếp cận lâu đài khi mà chàng tưởng mình đã đứng ngay trước nó rồi: “Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường còn rất dài. Hoá ra con đường chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có lâu đài mà chỉ dẫn đến gần đó rồi như cố ý, nó rẽ ngang, không bỏ xa lâu đài mà cũng không đến gần”(39,34). K bất lực trước cái ảo ảnh mà chàng tưởng như đã nắm trong bàn tay nhưng phút chốc lại tan biến như bong bóng xà phòng. Cái lâu đài quái dị cứ như khiêu khích chàng. Thời gian đầu lúc nào mong muốn lên lâu đài cũng đau đáu

trong lòng chàng và thúc bách mãnh liệt động lực tiếp tục cuộc hành trình nh- ưng tất cả đều vô ích. Chàng nhờ cậy mọi sự giúp đỡ của gã đánh xe, của người đưa thư nhưng kết quả lại là sự ngỡ ngàng của họ trước mong muốn mà họ cho là điên rồ của K. Lâu đài trong tiểu thuyết cùng tên và luật pháp trong

Vụ án, hay trong Trước cửa pháp luật, đều tồn tại không cụ thể, nó hiện diện khắp mọi nơi mà cũng không có ở đâu cả. Nhân vật ngụp lặn trong ảo ảnh của những mê lộ trong hành trình mệt nhoài của mình bởi cái mê cung huyễn hoặc kia. Hành trình của nhân vật trong những mê cung chính là sự lưu đày của con người trong thế giới hiện đại. Thiết chế quyền lực mờ ám và phi lý được bày ra như những cái bẫy trong mê cung của nó. Nhân vật càng khao khát theo đuổi mục đích tiếp cận và tìm hiểu về đối tượng lại càng bị đẩy xa nó hơn. Làng gần nhất là truyện ngắn đậm đặc chất triết lý nhân sinh. Cuộc hành trình của chàng trai có sự trang bị bởi sức trẻ, bởi phương tiện, bởi khao khát của động lực, bởi sự vận hành suôn sẻ nhưng “một kiếp sống bình thư- ờng và trôi chảy cũng khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy” (40,799). Sự đúc rút kết luận đó lại là sự chiêm nghiệm của một lão nhân. Như vậy, cái mê cung với các hành lang không lối thoát bao phủ mọi nơi, mọi lúc và mọi kiếp ngư- ời. Để có thể tiếp cận được thế giới của thiết chế quyền lực, của những nơi ban hành mọi quyết định phi lý thì các nhân vật phải vượt qua được những cái bẫy bằng mê cung rắc rối, quẩn quanh kia… Nhưng nhiều khi những ngõ nghách nhằng nhịt, những bất lực trước mê thất chập chùng lại có ý nghĩa tự tạo trong sự đày đoạ của bản thân. Con vật trong Hang ổ đầu tư mọi tâm lực để đào một cái hang làm chỗ ẩn nấp lý tưởng nhưng chính nó nhiều lúc lại hốt hoảng sa vào những ngả đường bất định ấy. Cái hang được kiến tạo ngổn ngang đến chóng mặt không những “trải dài ngang dọc” (40,656) mà còn “ngoài cái hàng lang rộng lớn này, tôi còn có những đường hầm nhỏ hẹp và mạo hiểm…” (40,657). Mặc dù đã đắp được cái pháo đài kiên cố như vậy nhưng con vật lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo nơm nớp. Nó phập phồng sợ hãi cái hang sẽ bị tấn công rồi lại đẩy trí tưởng tượng của lo âu lên đến trường hợp nguy hiểm hơn, đó là tứ phía bị bao vây. Con vật vội vã dùng răng dịch chuyển thức ăn ra lối này rồi lại lôi vào chỗ khác mà vẫn không tìm được chút bình an cho lý trí. Nỗi lo lắng đã tạo nên sự thảng thốt cố hữu khiến cho nó “cứ cách một quãng thời gian nhất định, nỗi hốt hoảng lại làm cho tôi tỉnh

khỏi giấc ngủ say sưa và dỏng tai nghe ngóng”(40,658). Rồi thậm chí, con vật đáng thương kia lại không còn niềm tin vào chính cái hang mà nó gọi là pháo đài khi phải rớm cả máu đầu để kiến tạo. Nó bàng hoàng lao vào cuộc hành trình quẩn quanh: “Tôi đã nhanh chóng rời cửa hang, nhưng tôi cũng nhanh chóng quay trở về. Tôi tìm một chỗ ẩn náu kín đáo, lần này là ngoài hành lang” (40,665). Lạc trong mê cung của chính mình con vật đã tự kỷ ám thị những nguy hiểm luôn rình rập nó. Các nhân vật khác cũng vậy, họ đã tự đẩy mình vào những mê cung của sự lưu đày. Tâm trạng bất an, căng thẳng lúc nào cũng choáng ngợp tâm hồn họ. Con người trong thế giới hiện đại hiện lên thấm đẫm màu sắc bi ai, mệt mỏi và chất chứa những phấp phỏng lo âu. Các nhân vật thực hiện cuộc hành trình trong mê cung vô vọng chính là sự thí nghiệm hiện sinh sáng rõ nhất. Sự lạc lối trong những lộ thang ngột ngạt của cuộc sống cũng đồng nghĩa với sự lưu đày trong nỗi cô đơn, mà các nhân vật của Kafka hầu hết đều mắc phải. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn xây dựng các nhân vật trong những cuộc hành trình luôn ở trạng thái đơn lẻ. Nỗi cô đơn, lẻ loi trong quãng đường chằng chịt, không lối thoát của những mê cung trùng điệp lúc ẩn lúc hiện, rợn ngợp và thấm sâu tận từng tế bào của các nhân vật. Trong Hang ổ, chỉ là một con vật đang miệt mài xây tổ nhưng giữa cảnh tượng rộng lớn, ngổn ngang của những vật liệu xây dựng đặc thù của nó, nó hiện lên lạc lõng, nhỏ bé đến tội nghiệp. Nỗi cô đơn còn thể hiện ngay trong khao khát tưởng là cực kỳ đơn giản: “ôi giá mà tôi có một ai đó để tôi có thể tin tưởng nhờ anh ta canh gác cho tôi khi tôi yên tâm trở vào hang” (4o,669). Con vật đào hang trong Hang ổ hay bác nông dân trong Trước cửa pháp luật, cả người thày thuốc trong Một thày thuốc nông thôn đều là hiện thân của nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn từ trong bản thể.

Trong cuộc hành trình tìm hiểu vụ án hay tiếp cận lâu đài của Jozep.K thì chỉ có duy nhất một kẻ làm bạn đồng hành với họ, đó lại chính là sự lạc lõng, cô đơn. Sự lẻ loi của họ trong lộ trình càng khiến cho họ như bị mất hút trong vòng xoáy của mê cung. Hay ngược lại, chính nỗi đơn độc đến lạnh lẽo của họ khiến cho mê cung càng trở nên ám ảnh với những vòng xoay chiều bất khả kháng. Jozepk đã có người yêu, lại có cả người thân là ông chú ruột sẵn sàng đi tìm cách chạy tội cho cháu. Nhưng anh vẫn độc hành trên con đư- ờng thênh thang để lúc đầu là đi tìm hiểu căn nguyên của tội lỗi và sau đó là

giải pháp để thoát cái tội mà anh không hề biết của mình. Cuộc hành trình dài dằng dặc lại lê thê ngoắt ngoéo nhưng chỉ có một mình anh với anh, lê bước trong sự thể nghiệm hiện sinh đầy cay đắng. Ở nhà luật sư Hun, Jozepk đã được Leni – cô giúp việc cho luật sư, trao tình ý nhưng khi đến lần gặp thứ hai anh lại bị cô bỏ rơi để lẳng lơ cùng vị thương gia quái đản khác. Tuy chỉ là chút nhân ngãi thoáng qua nhưng cũng là cái phao cuối cùng, đã phũ phàng hất Jozepk xuống vực thẳm trường cửu của nỗi cô đơn. Trong Lâu đài, sự lưu đày của nhân vật trong mê cung hỗn độn lại được nhấn sâu hơn, mà phép thử của nó là đặt trong mối quan hệ với cộng đồng. Ở đây K bẽ bàng khi bị cố ý gạt ra khỏi cuộc sống ở làng. Không ai cần anh, không được làm cả chính công việc mà vì nó anh đã cất công hành trình lên đây. Trong tác phẩm nhiều lần tác giả mô tả lộ trình của K trên quãng đường đến lâu đài. Nhưng cũng như Jozepk, K lúc nào cũng đơn thương độc mã, lầm lũi trên con đường hun hút. Mặc dù, K vẫn may mắn hơn Jozepk là được sở hữu hai tên giúp việc, giành được tình yêu của rất nhiều cô gái đặc biệt là của Frida – người vợ sắp cưới của chàng. Nhưng cũng không một ai có thể sẻ chia quãng đường và nỗi cô đơn thấm ngập trong lòng chàng. Trong tác phẩm của Kafka, nỗi cô đơn còn khắc khoải ngay ở giữa những phút say đắm riêng tư. Khi đang mê mẩn, nóng bỏng trong giây phút làm tình với Frida, K cũng như lạc lõng trong cuộc hành trình của mình: “đang rơi vào một miền xa lạ chưa có con người xuất hiện trước khi chàng tới, cái xứ sở xa lạ mà trong không khí cũng không có lấy một tí nào không khí của quê hương” (39,88). Phút yêu đương ngây ngất của chàng chính là sự độc hành của con người trong quá trình tìm kiếm những ý nghĩa hiện sinh của bản thân, đó cũng được coi là nhân tố hoá giải cho sự lãng quên thân phận. Trong chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX con người cho dù là tha hoá hay chống lại sự tha hoá cũng luôn được đặt trong tương quan với bức tranh rộng lớn của lịch sử – xã hội, nó cũng luôn được yên ổn trong trật tự của các mối quan hệ. Hơn nữa, họ vẫn được thừa nhận là thành tố của đời sống cộng đồng. Còn những sáng tác của Kafka đã thấm đủ sự sâu sắc nỗi cô đơn của con người, cũng như số phận bấp bênh của nó. Cũng trong chủ nghĩa hiện thực, mà tiêu biểu là trong những sáng tác của H.Balzac, ông cũng để cho nhân vật của mình thực hiện các cuộc hành trình nhưng là những cuộc hành trình leo thang danh vọng, hành trình của sự hãnh tiến. Sự hăm hở, say

mê của Lucien De Ruybempre’, của Rastignac, của Saclơ…,trong lộ trình đầy tính mục đích của mình tương phản với việc khắc hoạ phi tâm lý thực chứng trong các nhân vật hành trình của Kafka. Hơn nữa, những nhân vật của Balzac vùng vẫy và tiến thân từng bước trong xã hội thượng lưu với sự chủ động đầy ý thức cá nhân còn thế giới nhân vật của Kafka, cho dù cũng ở mức độ của sự tha hoá, lại bị hút trôi vào những mê thất mông lung vô tận..

Bao phủ, giăng mắc khắp các tác phẩm của Kafka là không khí u uất, nặng nề đầy ẩn ức từ bên trong. Tạo nên sự căng thẳng cho câu chuyện đó chính là chập chùng những hang ổ chằng chịt; hun hút thăm thẳm những dãy hành lang tăm tối; những cầu thang xoáy ốc bập bềnh như sự cố tình giăng mắc để thất bại hoá các cuộc hành trình của nhân vật. Như một sự cố ý, thủ pháp mê cung lại cài một cái bẫy khác, để cho các nhân vật ngẫu nhiên bị sa vào mà quên đi mục đích chính của những cuộc lữ hành. Đó là Kafka đã đẩy nhân vật của ông vào bộn bề những sự kiện, những chi tiết hòng làm loãng hoá ý định của nhân vật, mờ hoá yếu nhãn của người tiếp nhận. Đây có thể coi vừa là những thử thách, những chướng ngại vật cuộc hành trình gây áp lực nặng nề, căng thẳng, đầy chán chường mệt mỏi theo bước chân dằng dặc, lê thê của nhân vật. Một xã hội ngột ngạt và không thể nào tiếp cận được cũng hiện ra từ đây. Các nhân vật đi lại nói cười trong những chi tiết, sự kiện hay các cuộc đối thoại tưởng như chẳng có ý nghĩa gì. Nó vừa đời thường, dung tục, vừa buồn cư-

Một phần của tài liệu Phản ánh nghệ thuật (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w