Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hỗ trợ vốn TDNH cho các DNV&N

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 25 - 28)

cho các DNV&N và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hỗ trợ vốn TDNH cho các DNV&N vốn TDNH cho các DNV&N

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới DNV&N đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, sự phát triển của DNV&N tùy thuộc rất lớn vào sự trợ giúp của Chính phủ. Chính phủ nhiều nước đã dành sự quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ đặc biệt cho các DNV&N thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển DNV&N.

a. Thực hiện tín dụng ưu đãi

Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh vào bậc nhất thế giới, nhưng các DNV&N với những đặc tính vốn có của mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn của các NHTM. Để giúp đỡ các DNV&N, Chính phủ Mỹ đã thành lập “Ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ” nhằm cung cấp tín dụng cho các DN nhỏ với lãi suất ưu đãi và thực hiện các dịch vụ về tín dụng cho các DN này.

Với tiềm lực tài chính mạnh, chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi và trợ cấp cho các DNV&N. Chính sách hỗ trợ cho các DNV&N trước hết nhằm đảm bảo cho các DN này có đủ tiềm lực tài chính. Chính phủ Đức có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho các DNV&N. Ngân hàng tái thiết nước Đức có chương trình tín dụng ưu đãi cho các DNV&N thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại. DNV&N thuộc ngành này có doanh số dưới một tỷ DM/năm được vay tối đa 10 triệu DM trong thời hạn 10 năm, lãi suất 5,25%/năm với hai năm đầu không phải trả lãi đồng thời ngân hàng cũng có chương trình tín dụng ưu đãi dành cho DNV&N mới thành lập.

Ở các nước EU khác, DNV&N có thể vay ưu đãi trong khuôn khổ “Chương trình tái thiết Châu Âu”. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước EU cũng thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước thực hiện cung cấp tín dụng cho các DNV&N như ở Pháp có quỹ tín dụng về trang thiết bị cho các DNV&N. Tại Nhật Bản có ba tổ chức tín dụng của Chính phủ chuyên cung cấp tín dụng cho các DNV&N: Tổ chức tài chính nhân dân, Tổ chức tài chính Nhật Bản cho các DNV&N, Ngân hàng công thương Nhật Bản. Tổ chức tài chính nhân dân với chức năng chủ yếu là cho các DNV&N vay đặc biệt là cho vay đối với các DN có tính chất gia đình.

Đối với Hàn Quốc, Chính phủ cũng thành lập các tổ chức tài chính chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNV&N và các DN mới thành lập. Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ (SMIB) do Chính phủ thành lập nhằm chuyên môn hóa trong công tác tài trợ cho DNV&N. Quỹ phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chịu sự quản lý của Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ và Ngân hàng quốc gia cho công dân.

Các DNV&N với khả năng tài chính hạn chế thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn NH. Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng cho các DNV&N.

Từ năm 1985, Hà Lan thực hiện kế hoạch bảo đảm tín dụng 100% tín dụng thương mại cho các DNV&N.

Tại Nhật Bản, các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn các NH cho DNV&N được khởi xướng từ năm 1931. Và đến năm 1958 đã hình thành hệ thống bảo hiểm và bảo đảm tín dụng cho DNV&N. Hệ thống này giúp cho các DNV&N có khả năng phát triển nhưng không có tài sản thế chấp, có thể vay vốn các NHTM. Trong hệ thống đó, hội đồng bảo đảm tín dụng DNV&N là tổ chức tài chính công cộng đứng ra bảo lãnh cho các DNV&N và vừa đứng ra vay vốn các NHTM. Hỗ trợ hoạt động của Hội đồng bảo đảm tín dụng là Hội đồng bảo hiểm tín dụng DNV&N do Chính phủ sáng lập ra. Hội đồng bảo hiểm tín dụng hoạt động như người thực hiện tái bảo hiểm khoản tín dụng mà Hội đồng bảo đảm tín dụng đã thực hiện. Nhờ đó, các DNV&N của Nhật Bản mở rộng được khả năng vay vốn từ các NH.

Hệ thống bảo đảm tín dụng DNV&N đã được hầu hết các nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin thực hiện. Năm 1976, Hàn Quốc đã thành lập Quỹ bảo đảm tín dụng do Chính phủ và các thể chế tài chính đồng tài trợ. Quỹ này bảo đảm tín dụng cho DNV&N vay vốn ở NHTM. Ngoài biện pháp bảo đảm tín dụng, để tăng khối lượng tín dụng cung cấp cho DNV&N, Chính phủ một số nước còn áp dụng biện pháp quy định buộc các tổ chức tín dụng phải dành một tỷ lệ nhất định tín dụng để cung cấp cho các DNV&N.

Ở Hàn Quốc, Chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với NHTM quốc gia là 45% tín dụng cho các DNV&N, còn đối với NHTM địa phương thì tỷ lệ tối thiểu đó là 80%. Ngay cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng bị yêu cầu dành 35% tín dụng cho DNV&N.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 25 - 28)