Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng (Trang 29 - 31)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH

3 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.1 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty Sản Xuất Thương Mại & Đầu Tư Anh Dũng kinh doanh chủ yếu là chế biến thức ăn gia súc với các sản phẩm chính

- Thức ăn đậm đặc cho Lợn - Đậm đặc cho gà & ngan vịt - Thức ăn hỗn hợp

Bên cạch đó công ty hiện nay còn đứng ra mua bán nông sản : Công ty thực hiện mua bán nông sản từ người dân & nhập khẩu các loại ngũ cốc – nguyên vật liệu sản xuất thức ăn gia súc: Cám gạo, bột cá, cám mì, khoai, bắp…

Ngoài ra công ty hiện nay còn tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác, tổ chức mua bán chứng khoán, cổ phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, bất đậu sản….

Mặc dù tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng việc chế biến & tiêu thụ thực phẩm thức ăn gia súc vẫn chiếm phần trọng yếu trong tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Quá trình sản xuất tại công ty ADC được diễn ra một cách liên tục với sự phối hợp một cách nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận phòng ban và các phân xưởng trong suốt chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên làm việc ở tất cả các tỉnh thành. Các nhân viên có nhiệm vụ ở các tỉnh thành luôn sao sát cùng với các đại lý làm sao cho có thể bán được nhiều. Để làm được việc này các nhân viên cùng các đại lý đến các hộ gia đình tìm hiểu về tình hình chăn nuôi của bà con, cũng để nắm bắt được phản hồi của người dân về chất lượng của sản phẩm. Qua công tác đó công ty cũng kịp thời điều chỉnh để chất lượng của sản phẩm ngày càng có hiệu quả. Nhân viên ký kết hợp đồng trực tiếp với các đại lý cấp 1 sau đó gọi điện trực tiếp về công ty đặt hàng cho khách.

Đối với khách hàng đặt hàng mua lẻ thì giám đốc công ty hoặc trưởng phòng kế hoạch tài chính trực tiếp thảo luận để xác định năng lực đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Các nội dung xem xét bao gồm : số lượng, thời hạn giao hàng, quy cách sản phẩm và các yêu cầu về dịch vụ sau bán hàng. Nếu đáp ứng được thì công ty sẽ cho triển khai thực hiện.

Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ, kế hoạch sản xuất nhân viên phòng kế hoạch tài chính thị trường dựa vào định mức sản phẩm để cân đối đồng bộ vật tư, bán thành phẩm. Sau khi được giám đốc duyệt thì nhân viên phòng kế hoạch tài chính thị trường lên bảng cân đối đồng bộ sản phẩm cần sản xuất và lập kế hoạch sản xuất sau đó xác định nhu cầu về vật tư.

Ở phân xưởng sản xuất khi nhận được lệnh sản xuất, các tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch chất lượng sản phẩm phải chuẩn bị máy móc thiết bị ,công nhân để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Căn cứ vào định mức về chỉ tiêu chất lượng do phòng tổng hợp cung cấp thì giám sát viên

về chất lượng của sản phẩm sẻ theo dõi quá trình sản xuất. Sau khi hoàn thành sản phẩm sẽ được đóng gói và được đưa vào nơi bảo quản.

Trong quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp nhận, bao gói, bảo quản khi cán bộ công nhân viên phát hiện ra sản phẩm không đạt yêu cầu, hay một lỗi nào trong khâu hoàn thành sản phẩm không đạt yêu cầu phải lập tức để riêng,thong báo cho phụ trách đơn vị biết để xử lý.Phụ trách đơn vị sản xuất trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau mỗi công đoạn sản xuất có sự kiểm tra trực tiếp của bộ phận kỹ thuật KCS.

Cán bộ KCS quyết định phương án xử lý trình trưởng phòng xem xét và lấy ý kiến phê duyệt của giám đốc và bàn giao cho các bộ phận có liên quan tiến hành thực hiện biện pháp xử lý theo đúng thời hạn quy định. Cán bộ KCS có trách nhiệm kiểm tra kết quả biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w