Những chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với kinh tế tư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA (Trang 26 - 46)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1- Những chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại các Ngân Hàng Thương Mại. tại các Ngân Hàng Thương Mại.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ:

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng thương mại. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu dư nợ và khả năng quản lý dư nợ của ngân hàng. Tốc độ dư nợ tăng hàng năm cũng có nghĩa là ngân hàng đã và đang mở rộng cho vay trên thị trường. Trong đó không thể không kể tới kinh tế tư nhân, loại hình này ngày càng được các ngân hàng để ý và hướng tới, dư nợ kinh tế tư nhân kỳ này so với kỳ trước tăng cho biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với kinh tế tư nhân theo thời gian. Với tốc độ phát triển như hiên nay thì loại hình kinh tế tư nhân sẽ trở thành những nguồn cho vay chủ đạo của các ngân hàng thương mại.

Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân/tổng dư nợ đối với toàn bộ nền kinh tế:

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân so với toàn bộ nền kinh tế. Các ngân hàng bao giờ cũng cố gắng mở rộng cho vay đối với mọi

thành phần kinh tế. Vì vậy không thể chỉ xem xét quy mô tín dụng theo thời gian mà còn phải so sánh nguồn vốn dành cho kinh tế tư nhân với toàn bộ nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế thì mới có cái nhìn đầy đủ về xu hướng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân / tổng dư nợ tăng qua các năm đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mở rộng cho vay, hay đang tăng tỷ trọng cho vay đối với kinh tế tư nhân.

Số lượng khách hàng vay: Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh quy mô của việc mở rộng cho vay. Mở rộng cho vay không chỉ phản ánh ở tiêu chí tăng dư nợ cho vay mà còn phản ánh ở mức độ đông đảo khách hàng đến vay qua các thời kỳ. Mở rộng cho vay cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô khách hàng.

Nợ quá hạn cho vay kinh tế tư nhân/ Tổng dư nợ của kinh tế tư nhân :

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nhưng cũng được liệt kê vào mục này, bởi lẽ các khoản cho vay phải đạt hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì mới có điều kiện mở rộng cho vay. Nếu các khản cho vay của Ngân Hàng không thu được gốc và lãi thì việc mở rộng cho vay trở nên vô nghĩa.

1.3.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại các Ngân Hàng Thương Mại.

Nhân tố thuộc về phía ngân hàng thương mại:

- Quy trình cho vay: Với các ngân hàng thương mại quy trình cho vay là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính an toàn tín dụng trong quá trình cho vay. Quy trình tín dụng bao gồm các bước do ngân hàng đặt ra buộc các chi nhánh của mình phải thực hiện nhằm hạn chế rủi ro.Một ngân hàng có quy trình cho vay đơn giản, gọn nhẹ sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nhờ đó tạo

điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng cho vay đối với nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế tư nhân nói riêng.

- Chính sách tín dụng: Đây là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc cho vay, đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Chính sách tín dụng bao gồm các điều kiện về cho vay như: tài sản bảo đảm, lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn tín dụng… Đây là yếu tố nhạy cảm, một ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, lãi suất linh hoạt, các gói dịch vụ đa dạng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.

- Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng về phía mình thể hiện rất rõ trong các cuộc chạy đua lãi suất, các chính sách tín dụng, các chương trình khuyến mại…một ngân hàng muốn thành công ngoài việc cung cấp dịch vụ đa dạng, hợp lý còn phải có chính sách khách hàng thực sự tốt, một chính sách khách hàng công bằng không phân biệt loại hình kinh tế nhà nước hay tư nhân sẽ tạo điều kiện tích cực cho việc thu hút và đa dạng hoá khách hàng, mở rộng cho vay đối với tất cả các loại hình kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.

- Tình hình huy động vốn của ngân hàng: Khối lượng vốn trong ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng càng có thể chủ động đa dạng hoá hình thức kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng nhiều vốn cũng có nghĩa là việc mở rộng cho vay trong nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế tư nhân nói riêng trở nên đơn giản hơn.

Nhân tố thuộc về phía kinh tế tư nhân:

-Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay: Mọi khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân muốn vay vốn đều phải trình ngân hàng phương án sử

dụng vốn của mình, nếu phương án sử dụng vốn thực sự hiệu quả thì việc tiếp cận vốn của ngân hàng trở nên rất đơn giản

- Độ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng: Mọi ngân hàng đều tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, trong đó khách hàng truyền thống của ngân hàng có phần ưu ái hơn rất nhiều. Một khách hàng đã có uy tín với ngân hàng thì việc vay vốn trở nên đơn giản. Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại một bộ phận khách hàng hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân lợi dụng việc vay vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích, làm ăn phi pháp, trây ì trả nợ làm mất lòng tin từ ngân hàng nên việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn.

Một số nhân tố khác:

- Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước: Mọi hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo luật ngân hàng thông qua chủ trương chính sách của nhà nước. Một cơ chế, chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiện rất lớn trong hoạt động của ngân hàng. Nếu chính phủ có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân thì việc mở rộng cho vay kinh tế tư nhân của các ngân hàng thương mại trở nên dễ dàng hơn.

- Môi trường kinh tế-chính trị: Một nước mà có nền kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, khi đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, sẽ trở thành những khách hàng lớn của ngân hàng. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khuyến khích ngân hàng mở rộng cho vay, tăng nguồn thu cho ngân hàng, tạo đà cho ngân hàng ngày càng phát triển.

Chương 2:

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY.

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ 3 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp.

Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Hai tháng sau ngày 1/9/1988 chi nhánh NHCT Tỉnh Thanh Hóa cũng được thành lập trên cơ sở NHNN thị xã Thanh Hóa cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của NHNN tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa, đơn vị thành viên của NHCT VN. Cùng với quá trình đổi mới đất nước và toàn ngành, từ ngày thành lập đến nay NHCT TH luôn khẳng định được vai trò vị trí của một đơn vị đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.

Trong thời gian qua chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa đã phát triển không ngừng, cung cấp nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn đáp ứng hầu hết nhu cầu vốn trong toàn tỉnh, cho vay một số dự án trọng điểm của tỉnh

thuộc các ngành kinh tế then chốt. Ngân hàng đã áp dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thị phần vốn, thị phần tín dụng, vị thế và uy tín của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh hóa ngày càng được củng cố, hiện nay chi nhánh NHCT Thanh Hóa có trên 1.000 bạn hàng là tổ chức kinh tế, trên 20.000 cá nhân có giao dịch tiền gửi tiết kiệm....

2.1.2- Những hoạt động cơ bản của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hóa trong năm 2007.

2.1.2.1. Tình hình kinh tế:

Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI và sau một năm thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hai động thái: Giữ nguyên mức lãi suất chủ đạo đã công bố từ tháng 12/2006 là lãi suất cơ bản 8,25% /năm, lãi suất tái cấp vốn 6,6%/năm, lãi suất chiết khấu 4,5%/năm, mặt khác ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với tiền gửi (nội tệ và ngoại tệ) của hầu hết các ngân hàng thương mại, thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, nới lỏng biên độ mua bán ngoại tệ cho các NHTM.

2.1.2.2-Kết quả một số mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trong năm 2007 vừa qua.

Hoạt động huy động vốn:

Mặc dù có nhiều cố gắng trong hoạt động huy động vốn song do một số nguyên nhân khách quan nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng chậm, Ngân hàng đã sử dụng đa dạng hình thức huy động vốn như: Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế (đối với tư nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân), nhận tiền gửi

tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu có mục đích, dịch vụ tiết kiệm điện tử...

Kết quả huy động vốn tại chi nhánh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả huy động vốn đến 31/12/2007 tại chi nhánh như sau:

Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Kế Hoạch năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư Bình Quân 2007 % so với thực hiện Kế Hoạch +- so với đầu năm CK BQ CK Bq số tiền tỷ lệ % Toàn chi nhánh 1.205.000 1.048.600 1.044.369 1.054.204 1.050.368 87,6 100,2 9835 0,94

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )

Năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảm mạnh, nhất là tiền gửi ngoại tệ do tỷ giá ngoại tệ giảm so với đầu năm, giá cả tiêu dùng lại tăng nhanh, nhất là giá vàng tăng đến 30% so với đầu năm nên những người có tiền tiết kiệm có xu hướng chuyển sang dự chữ vàng thay vì gửi tiền vào tiết kiệm.

Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu VNĐ

Ngoại tệ ( quy ra VNĐ ) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % TG Không kỳ hạn 88.026,034 8,35 34.261,63 3,25 TG có kỳ hạn <1 năm 270.403,326 25,65 134.411,01 12,75 TG có kỳ hạn 1-2 năm 350.417,41 33,24 156.654,71 14,86 TG có kỳ hạn >2 năm 14.231,754 1,35 5.798,12 0,55 phát hành công cụ nợ 71.158,77 6,75 18.448,57 1,75

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )

Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng nguồn vốn VND, đồng thời giảm tương ứng với nguồn ngoại tệ. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động thay đổi tăng nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm. Nhưng đặc biệt giảm nguồn công cụ nợ, mặc dù trong năm Ngân Hàng đã thực hiện hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huy động kỳ phiếu, nhưng do thanh toán kỳ phiếu đến hạn nên đã làm giảm nguồn này cả số tuyệt đối và tương đối.

Hoạt động tín dụng:

Với nhiều hình thức linh hoạt, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng. NHCT Thanh Hóa cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống.

Để thấy rõ hơn về thực trạng cho vay tại chi nhánh NHCT TH ta xem xét bảng số liệu sau:

Đơn vị :Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )

Tốc độ của tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khá cao nhưng không đều đặn trong năm, dư nợ giảm ngay từ những tháng đầu năm và chi tăng mạnh trong khoảng hai tháng cuối năm, do đó dẫn đến dư nợ bình quân có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cuối kỳ.

Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ trước tới nay nguồn vốn đều cao hơn so với sử dụng vốn, nhưng đến cuối năm 2007 đã đảo ngược nguồn vốn thấp hơn sử dụng vốn. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay.

Sau đây ta xem xét đến cơ cấu cho vay nền kinh tế:

Nhìn chung cơ cấu cho vay vẫn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân Hàng.

Chỉ tiêu KH năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư BQ 12 tháng % so với thựchiện KH +- so với đầu năm CK BQ CK BQ số tiền tỷ lệ % Dư nợ cho vay 1.200.600 993.000 854.947 1.149.743 904.235 95,8 91,1 294.796 34,5

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ ( quy ra VNĐ ) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Cho vay ngắn hạn 601.315,6 52,3 151.766,1 13,2 Cho vay trung và dài hạn 281.112,2 24,45 36.216,9 3,15 Cho vay tài trợ ủy thác &

cho vay khác

58.866,84 5,12 20.465,43 1,78

( Nguồn:Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT TH còn cao, thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 5: Nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa:

Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 tỷ lệ so với TDN (%) +-so với đầu năm (số tuyệt đối +- so với đầu năm (%) Nợ quá hạn bq năm Tỷ lệ so với dư nợ BQ (%) Nợ quá hạn 4.589 7943 0,69 +3.354 +73,1 40.903 4,18

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) * Tình hình phân loại nợ của chi nhánh NHCT Thanh Hóa.

Theo QĐ 493 của NHNN và CV 234 của NHNN ta có thể phân loại nợ của chi nhánh theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 6: Kết quả phân loại nợ của chi nhánh NHCT TH:

Đơn vị: Nghìn đồng

NỢ NHÓM 1 NỢ NHÓM 2 NỢ XẤU

Số tiền % TDN Số tiền % TDN Số tiền %TDN

1.128.812 98,18 14.419 1,25 6.442 0,57

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )

Nhìn chung chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh trong năm 2007 có xu hướng giảm đi, nợ quá hạn tăng so với đầu năm. Đánh giá chất lượng theo phân loại nợ thì nợ nhóm 2 là 14.419 trđ chiếm tỷ lệ 1,25% trong tổng dư nợ (toàn hệ thống 1,2%) so với đầu năm giảm 1,25%. Nợ xấu nhóm 3,4,5 chiếm 0,56% tổng dư nợ. So với đầu năm tăng 0,26% và thấp hơn so với toàn hệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA (Trang 26 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w