III. BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNGCHO XÍ NGHIỆP 1 Chọn thiết bị và vị trí bù :
5. Điều chỉnh dung lượng bù :
- Điều chỉnh dung lượng bù của tụ điện có thể được thực hiện bằng tay hoặc tự động.
+ Điều chỉnh tự động dung lượng bù của tụ điện thường chỉ được đặt ra trong trường hợp bù tập trung với dung lượng lớn. Có bốn cách điều chỉnh dung lượng bù tự động : Điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên tắc điện áp, theo thời gian, theo dòng điện phụ tải và theo hướng đi của công suất phản kháng. Điều chỉnh dung lượng bù theo điện áp và thời gian thường được dùng hơn cả.
- Việc điều chỉnh có thể thực hiện bằng rơle (sử dụng phần tử có tiếp điểm), mạch điện tử (sử dụng phần tử không tiếp điểm).
Trong phạm vi của luận văn, chỉ đưa ra phương pháp điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên tắc điện áp thực hiện bằng rơle.
Sơ đồ nối dây của tụ điện được trình bày dưới đây :
Tụ điện điện áp cao là loại một pha nên chúng nối lại với nhau thành hình tam giác, mỗi pha có cầu chì bảo vệ riêng, khi cầu chì của một pha nào đó bị đứt, tụ điện ở hai pha còn lại vẫn tiếp làm việc. Để đo lường và bảo vệ người ta đặt các máy biến dòng BI và máy biến điện áp BU. Máy biến điện áp ngoài việc đo lường và bảo vệ nói trên còn được dùng làm điện trở phóng điện cho tụ khi nó được cắt ra khỏi mạng.
~BU BU BI MC CD 0,4KV
Vì vậy BU được nối vào phía dưới các thiết bị đóng cắt và ở ngay đầu cực của nhóm tụ điện.
Điện trở phóng điện được tính theo công thức :
Rpt= 15.106. , (*) Công thức (12-16 ) –Sách CCĐ, tr. 465 Trong đó : Q : Dung lượng của tụ điện, KVA.
Upha: Điện áp pha của mạng, KV
- Điện trở phóng điện của tụ điện phải thỏa mãn hai yêu cầu sau :
+ Giảm nhanh điện áp dư trên tụ để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người ta quy định sau 30 phút điện áp trên tụ phải giảm xuống dưới 65V.
+ Ở trạng thái làm việc bình thường tổn thất công suất tác dụng trên điện trở phóng điện so với dung lượng của tụ điện không vượt quá giá trị số 1W/KVAR.
Để có thể sẵn sàng làm việc ngay sau khi tụ điện được cắt ra khỏi mạng, điện trở phóng điện phải được nối phía dưới các thiết bị đóng, cắt và ở ngay đầu cực của nhóm tụ điện.
* Vận hành tụ điện :
Sử dụng thiết bị đóng cắt và bảo vệ có thể là cầu dao và cầu chì; aptomat hoặc công tắc tơ và cầu chì để đóng cắt bộ tụ điện với mạng.
Tụ điện phải đặt ở nơi khô ráo, ít bụi bặm, không dễ nổ, dễ cháy và không có khí ăn mòn. U2 pha Q BI CD CC BI CD BI CD K CB ~ 380 – 660V ~ 380 – 660V ~ 380 – 660 V
Khi vận hành tụ điện phải đảm bảo điều kiện sau :
+ Điều kiện nhiệt : Phải giữ cho nhiệt độ không khí xung quanh tụ điện không vượt quá + 350C.
+ Điều kiện điện áp : phải giữ điện áp trên cực của tụ điện không vượt quá 110% điện áp định mức. Khi điện áp của mạng vượt quá giới hạn cho phép nói trên thì phải cắt tụ điện ra khỏi mạng.
Trong lúc vận hành nếu thấy tụ điện bị phình ra thì phải cắt ngay ra khỏi mạng, vì đó là hiện tượng của sự cố nguy hiểm, tụ có thể bị nổ.
CHƯƠNG VIII : CHỐNG SÉT – NỐI ĐẤT