Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An (Trang 26 - 27)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

1.3. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay không thuận lợi, các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cập.Rất nhiều tài sản thế chấp của các doanh nghiệp hiện nay không có đăng ký sở hữu, mà đây lại là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng làm tài sản thế chấp.Việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt pháp lý.

Mặt khác sự quản lý của các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có những hành vi trái pháp luật, lừa đảo ngân hàng.Những vụ việc như vậy đã gây lên một tâm lý không tốt, rất cầu toàn của các ngân hàng khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một vấn đề nữa là mặc dù chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền tự chủ đó.Có nhều khi do những tác động tế nhị từ nhiều phía nên ngân hàng vẫn phải cho vay đối với những dự án mà nếu có được toàn tự chủ ngân hàng sẽ từ chối.Không ít những dự án như vậy đã đem lại rủi ro cho ngân hàng.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp vì vậy ngân hàng thiếu những thông tin tin cậy khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay, điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng do ngân hàng không dám mạo hiểm với những doanh nghiệp mà ngân hàng không chắc chắn, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín của các ngân hàng do đánh giá khách hàng không chính xác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w