Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC

Một phần của tài liệu u1037 (Trang 48)

2.3.1. Kết quả

Năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của Công ty Chứng khoán Bảo Việt. Mặc dù số lượng công ty chứng khoán tăng nhanh và mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng khốc liệt, BVSC vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập vào năm 1999. Tổng doanh thu của BVSC đạt hơn 396,7 tỷ đồng, tăng 330,39% so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 215,8 tỷ đồng, tăng 324,05% so với năm 2006. Với mức lợi nhuận này, EPS đã đạt tới 12.332 đồng/cổ phiếu (tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành trung bình năm 2007).

Có được thành công này là do điều kiện thị trường thuận lợi và do những nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên. Cùng với những thành tựu của nền kinh tế, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Chỉ số chứng khoán của cả Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đều tăng mạnh và lập nhiều kỷ lục mới. Kết thúc năm 2007, chỉ số VNIndex đạt 927,02 điểm, tăng 175,25 điểm tương đương 23% so với năm 2006 và đạt mức kỷ lục 1170,67 điểm vào ngày 12/03/2007. Chỉ số chứng khoán HaSTC-Index đạt 323,55 điểm, tăng 80,66 điểm tương đương 33% so với thời điểm kết thúc năm 2006.

Cùng với tốc độ tăng nhanh của các chỉ số chứng khoán, năm 2007 cũng đánh dấu sự gia tăng đột biến của quy mô thị trường. Nhận thấy những lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu và tranh thủ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng niêm yết cổ phiếu tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán. Đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô

vốn lớn, kết quả kinh doanh tốt như Công ty cổ phần Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM), Công ty CP Vincom (VIC), Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) …Việc niêm yết của các doanh nghiệp mới này đã đưa tổng vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt trên 30 tỷ USD chiếm 43% GDP. Kết quả này vượt xa so với chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 là 10 đến 15% GDP.

Sự thành công của thị trường chứng khoán trong năm vừa qua cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Đã có tới 300.000 tài khoản chứng khoán tính đến hết năm 2007, tăng tới 200.000 tài khoản so với năm 2006. Đặc biệt có tới 23 Quỹ đầu tư với quy mô vốn đầu tư đạt khoảng 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc uỷ thác đầu tư tại Việt Nam trong đó có các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như Merrill Lynch, UBS, JP Morgan Chase, Citi Group, Deustch Bank, Prudential.

Việc tăng nhanh số lượng công ty niêm yết và các nhà đầu tư đã tạo điều kiện cho giá trị giao dịch tăng nhanh ở cả hai Trung tâm. Tại SGDCK TP. HCM giá trị giao dịch bình quân lên tới 986 tỷ đồng/phiên, tăng 604% so với mức bình quân phiên của năm 2006. Tại TTGDCK Hà Nội giá trị giao dịch bình quân phiên 568 tỷ đồng/phiên, tăng 2.889% so với năm 2006.

Trong điều kiện thuận lợi của thị trường, BVSC đã có nhiều điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh, qua đó gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động của Công ty. Trong năm 2007, công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng. Với mức thặng dư vốn thu được là rất lớn, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành, qua đó cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao vị thế của BVSC trên thị trường.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động tư vấn của BVSC những năm qua đã góp phần tạo nên một thương hiệu BVSC uy tín và chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế.

Hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC còn thấp so với các CTCK khác trên thị trường. Chẳng hạn, so với CTCPCK Sài Gòn (SSI) thì doanh thu hoạt động tư vấn năm 2007 của BVSC còn thua kém về số tuyệt đối cũng như về tốc độ tăng trưởng. Doanh thu tư vấn của SSI năm 2007 là 23,303 tỷ đồng (nguồn: website www.vse.org.vn), trong khi BVSC chỉ là hơn 9 tỷ đồng. So về tốc độ tăng doanh thu, thì SSI càng vượt trội hơn. Doanh thu tư vấn năm 2006 của SSI tăng gấp 2,14 lần so với năm 2005 (7,351 tỷ năm 2006 và 3,423 tỷ năm 2005), năm 2007 tăng gấp 3,14 lần so với năm 2006. Trong khi đó, doanh thu tư vấn về số tuyệt đối có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu lại giảm (xem bảng 2.3). Mặc dù BVSC là CTCK có thế mạnh về hoạt động tư vấn vì đây là mảng hoạt động truyền thống của công ty nhưng BVSC đã chưa thực sự khai thác triệt để thế mạnh của mình và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những CTCK khác trên thị trường.

Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu của BVSC là rất thấp so với các hoạt động khác. Điều này một phần là do chiến lược phát triển mới của BVSC trong thời gian gần đây khi BVSC liên tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động môi giới và tự doanh. Tuy nhiên, với tỷ trọng giảm dần qua từng năm (năm 2005 là 17,94%, năm 2006 là 7,95% và năm 2007 là 1,75%), rõ ràng hoạt động tư vấn của BVSC chưa được thực hiện thật tốt và các chuyên viên tư vấn đã chưa phát huy được thế mạnh truyền thống này của công ty.

Thời gian thực hiện các hợp đồng tư vấn vẫn còn tương đối dài. Nhiều hợp đồng được BVSC ký kết với khách hàng từ đầu năm nhưng phải đến gần cuối năm mới hoàn thành xong. Thêm vào đó khi quan điểm của các chuyên viên tư vấn nhiều khi không thống nhất với nhau. Chẳng hạn, khi thực hiện tư vấn cổ phần hóa, ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp thì có người ủng hộ quan điểm dùng phương pháp này, có người lại ưu tiên phương pháp khác. Điều này sẽ gây ra chậm chễ trong tiến trình công việc của công ty, làm cho thời gian hoàn thành việc tư vấn bị kéo dài.

Ngoài ra, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư chưa thực sự được công ty chú trọng. Đây là mảng hoạt động tiềm năng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao đóng góp vào kết quả kinh doanh của công ty nói chung cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn nói riêng, đặc biệt trong những thời kỳ sôi động của TTCK. Dù cho trong hoạt động tư vấn, BVSC chú trọng vào hai hoạt động chính là tư vấn cổ phần hóa và tư vấn niêm yết, thế nhưng cũng không thể bỏ qua các hoạt động tư vấn khác, nhất là khi hoạt động đó có tầm quan trọng không kém so với hai hoạt động trên.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ chuyên môn, năng lực kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn chưa thực sự cao. Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và TTCK còn nhiều hạn chế. BVSC có đội ngũ chuyên viên tư vấn trẻ trung, năng động và nhiệt huyết với công việc, song trình độ và kinh nghiệm thực tiễn về TTCK chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, nhân viên tư vấn phải chịu nhiều áp lực, yêu cầu công việc phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng phân tích dự báo nhanh nhạy. Phòng tư vấn của BVSC có khoảng gần 20 chuyên viên tư vấn, thế nhưng khi thực hiện một hợp đồng tư

vấn thì chỉ có khoảng 3 đến 5 người tham gia. Điều này một mặt gây chậm chễ trong quá trình thực hiện tư vấn vì với khối lượng công việc lớn như vậy đòi hỏi cần nhiều người tham gia thực hiện, mặt khác ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn, hợp đồng tư vấn không đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn này của BVSC ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tư vấn. Hiện nay, việc tăng quy mô vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng đã buộc BVSC phải có những chiến lược phát triển mới như đẩy mạnh hoạt động tự doanh, môi giới. Điều này khiến cho hoạt động tư vấn dù vẫn nằm trong chiến lược hoạt động lâu dài và ổn định của công ty, nhưng đã không còn chiếm phần quan trọng như trước.

Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mặc dù trụ sở mới đã được hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động, tuy nhiên trang web của BVSC vẫn chưa tương xứng với vị thế của công ty. Các thông tin được công bố trên website www.bvsc.com.vn vẫn chưa đầy đủ và cập nhật. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự quan tâm của khách hàng đối với BVSC, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của chính công ty vì khách hàng là những người đem lại thu nhập cho công ty. Đây là điều mà BVSC cần lưu ý trong thời gian tới nếu muốn phát triển hơn nữa các hoạt động của công ty nói chung cũng như hoạt động tư vấn nói riêng.

Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty còn thiếu liên kết, rời rạc, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của từng phòng. Chẳng hạn, nhiều công việc thuộc phạm vi của phòng môi giới nhưng chuyên viên phòng tư vấn vẫn phải làm (do phòng tư vấn trước đây bao gồm 2 phòng là phòng nghiệp vụ 1 và nghiệp vụ 2 nên một số hoạt động vẫn chưa được chuyển giao xuống phòng môi giới). Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tư vấn. Thay vì tập trung vào công việc tư vấn, các chuyên viên

phòng tư vấn lại phải để tâm đến những vấn đề lẽ ra thuộc phạm vi của phòng môi giới.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là khung pháp lý cho hoạt động tư vấn. Sự thay đổi trong các văn bản pháp luật đối với hoạt động tư vấn đã gây không ít khó khăn cho các chuyên viên khi phải thực hiện công việc theo khung pháp lý mới. Thay vì thực hiện một cách trôi chảy các bước của một quy trình tư vấn như trước đây, các chuyên viên phải thay đổi cách thức thực hiện để phù hợp so với khung pháp lý mới. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm chễ trong việc tư vấn vì phải phân tích,đánh giá lại, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tư vấn.

Nguyên nhân thứ hai đến từ rủi ro trong những chính sách của nhà nước. Thời gian vừa qua, hàng loạt chính sách đã được chính phủ đưa ra như Chỉ thị 03 về hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán (nay được thay bằng quyết định 03), rồi quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho TTCK bị ảnh hưởng và suy giảm mạnh mẽ. Điều đáng ngại hơn là nó ảnh hưởng đến tâm lý của toàn bộ các chủ thể tham gia trên thị trường. Nhà đầu tư vốn đã lo ngại về tình hình không mấy khả quan của thị trường, nay đã mất hết niềm tin vào sự hồi phục của TTCK, các tổ chức thi nhau tháo chạy khỏi thị trường. Tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC.Với tình hình suy thoái như hiện nay, nhà đầu tư không còn hăng hái tham gia đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn đầu tư của công ty, các doanh nghiệp không mặn mà với việc niêm yết trên thị trường tác động đến hoạt động tư vấn niêm yết, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bị chậm lại làm giảm hiệu quả hoạt động tư vấn cổ phần hóa…

Nguyên nhân thứ ba là sự sụt giảm của TTCK cũng như nền kinh tế trong thời gian gần đây. Thời kỳ cuối năm 2006 và đầu năm 2007, khi TTCK bùng nổ, có thể nói đó là mùa vàng của các CTCK khi hầu hết các công ty làm ăn có lãi, mọi hoạt động của công ty cũng như hoạt động tư vấn đều phát triển và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với việc lạm phát năm 2007 đạt 2 con số, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi xu thế chung khi nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, TTCK không còn là kênh đầu tư hấp dẫn so với vàng và dầu mỏ…, tất cả những điều này chỉ ra rằng đây đang là thời kỳ khó khăn đối với các CTCK, hoạt động tư vấn cũng như các hoạt động khác đều bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thứ tư là sự cạnh tranh với các CTCK khác. Năm vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của các CTCK. Tính đến ngày 31/12/2007 đã có 70 CTCK đang tham gia hoạt động trên thị trường và rất nhiều công ty đang chờ được UBCKNN chấp nhận thành lập và cấp phép hoạt động. Việc nhiều CTCK mới ra đời, trong đó không ít các công ty có tiềm năng cũng như quy mô vốn lớn, do các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại thành lập khiến cho hoạt động của BVSC bị cạnh tranh một cách gay gắt. Thị phần hoạt động tư vấn cũng như các hoạt động khác của công ty sẽ bị thu hẹp, miếng bánh to giờ phải chia nhỏ cho các công ty khác. Thêm vào đó, việc cạnh tranh dẫn đến các CTCK đua nhau giảm phí để giành giật khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu hoạt động tư vấn của BVSC. Nếu như không chịu giảm phí tư vấn, BVSC sẽ phải tìm cách nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ để giành và giữ lấy thị phần cũng như khách hàng của mình. Bên cạnh đó, khi khách hàng tìm đến BVSC, họ luôn mong muốn được cung cấp dịch vụ với chi phí thấp nhất, đồng thời lại luôn đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất. Do đó việc đáp ứng và thỏa mãn tối đa

yêu cầu của khách hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng là một điều hết sức khó khăn.

Tóm lại, chương 2 đã giới thiệu một cách khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời phân tích khá chi tiết về thực trạng hiệu quả hoạt động của BVSC. Hoạt động tư vấn đã đạt được những kết quả khả quan và đóng góp không nhỏ vào hoạt động của toàn công ty. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Chình vì vậy, một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC xin được đề xuất trong phần tiếp theo.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC

3.1. Định hướng phát triển của BVSC

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, đặc biệt là trước sự lớn mạnh của TTCK, BVSC xác định chiến lược kinh doanh của mình là lấy khách hàng làm trọng tâm. Với chiến lược này, công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực hoạt động bao gồm cả năng lực về nghiệp vụ và vốn, trong đó việc nâng cao năng lực nghiệp vụ tập trung vào 3 yếu tố con người, nghiệp vụ và công nghệ. Hiện nay, BVSC vừa hoàn tất việc chuyển trụ sở chính về Toà nhà số 8 Lê Thái Tổ. Tại trụ sở mới, BVSC thực hiện đầu tư mới hoàn toàn cơ sở vật chất và công nghệ với giá trị đầu tư lên đến gần 3 triệu USD. Hiện tại, công ty đang triển khai áp dụng hệ thống Core Securities tiên tiến bao gồm hệ thống mua bán chứng khoán (Securities Trading System) và hệ thống thanh toán bù trừ (Settlement System) – hay gọi theo cách phân loại về mức độ tiếp cận của khách hàng là Front Office và Back Office. Việc áp dụng hệ thống này sẽ đem đến cho các khách hàng đầu tư các dịch vụ đa dạng như việc thực

Một phần của tài liệu u1037 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w