Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu u1002 (Trang 114)

I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và của công ty cổ

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng tự doanh của SSI

2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Để đảm bảo các quy chế, quy trình đầu tư được tuân thủ đúng đắn và đầy đủ, Công ty cần có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ này. Việc kiểm tra tập chung vào các công việc sau:

- Kiểm soát các khâu và phát hiện ra những hiện tượng bất thường trước, trong và sau quá trình thực hiện nghiệp vụ: kiểm tra các chứng khoán từ, hồ sơ, rà soát tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ…

- Thành viên ban kiểm tra, kiểm soát phải Là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình đầu tư, có óc quan sát tinh tế…

2.7 Mở rộng nguồn vốn cho họat động đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh.

Hiện tại nguồn vốn SSI dành cho hoạt động động đầu tư còn nhỏ so với quy mô vốn hoá của thị trường do vậy trước mắt để mở rộng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động động này SSI có thể kết chuyển một phần nguồn vốn đầu tư trái phiếu.

Vì khi thị trường tăng trưởng thì việc đầu tư vào trái phiếu sẽ không hiệu quả bằng việc đầu tư vào cổ phiếu. Đầu tư vào cổ phiếu cho một tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Ngoài hai nguồn vốn hiện tại, SSI có thể mở rộng nguồn vốn đầu tư qua các kênh khác trên thị trường tài chính, đặc biệt phương án niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán của nước ngoài như thị trường chứng khoán LonDon, thị trường chứng khoán của Mỹ…

2.8 Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh. doanh.

Xây dựng quy trình quản lý rủi ro như sau:

Bước 1: Nhận dạng rủi ro.

Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.

Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:

- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế…

- Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ như Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất sẽ tác động đến giá chứng khoán.

- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, như công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng…

Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro.

Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được và mất gì.

Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro.

Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời

gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.

Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro.

Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp.

Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…làm công cụ chống rủi ro.

Cụ thể quản lý rủi ro của công ty SSI cần phải thực hiện đối với danh mục đầu tư của mình như sau:

Các tín hiệu bán chứng khoán nhằm quản lý rủi ro:

+ Bán chứng khoán ngay khi có tín hiệu không tốt về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính xấu đi của tổ chức phát hành.

+ Nghiên cứu bán cổ phiếu khi có tốc độ tăng lợi nhuận của công ty đó chậm lại.

+ Thị phần của công ty đó giảm 2 năm liên tiếp.

+ Công ty đó không nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. + Bán khi có dấu hiệu của thị trường giảm giá.

+ Bán chứng khoán khi thị trường thay đổi xu hướng với khối lượng giao dịch tăng và các cổ phiếu hàng đầu giảm giá vơi khối lượng giao dịch lớn.

2.9 Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá danh mục đầu tư trong hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh của SSI. động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh của SSI.

Vì thực tế hoạt động đầu tư của các công ty chứng khoán, các quỹ, các tổ chức lớn thường đầu tư theo danh mục đầu tư. Do đó để đánh giá được tính chính xác và hiệu quả nhất trong hoạtđộng đầu tư thì công ty nên đánh giá danh mục đầu tư theo các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu Treynor

Công thức theo Treynor như sau:

T=(Ri-Rf)/Bj

Trong đó:

Ri: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục i trong khoảng thời gian đánh giá.

Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lợi suất tín phiếu kho bạc) trong cùng khoảng thời gian.

Bj: Hệ số rủi ro hệ thống của danh mục.

Như vậy, đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào ( bất kể mức ngại rủi ro như thế nào của họ) T càng lớn thì càng tốt. Ở phần tử số của công thức trên chính là mức đền bù rủi ro và mẫu số là mức độ rủi ro (định lượng), do đó toàn bộ công thức trên diễn tả mức lợi nhuận bù đắp rủi ro trên một đơn vị rủi ro của một danh mục và dĩ nhiên tất cả những nhà đầu tư ngại rủi ro đều muốn tối đa hóa giá trị này. Ở đây hệ số B chỉ đo lường mức rủi ro hệ thống của danh mục mà không đề cập đến mức độ đa dạng hóa của danh mục. Điều này ngầm chỉ rằng danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa hoàn toàn.

* Chỉ tiêu Sharpe.

Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua một hệ số, ký hiệu là S được tính bằng công thức:

S= (Ri- Rf)/δi

Ri: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục i trong khoảng thời gian đánh giá. Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân trong cùng khoảng thời gian.

δi: Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận ( thực tế ) của danh mục đó trong cùng khoảng thời gian.

Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục này gần tương tự như phương pháp Treynor. Tuy nhiên, có khác biệt là nó sử dụng mức rủi ro tổng thể của danh mục thông qua độ lệch chuẩn (δi) thay vì chỉ sử dụng rủi ro hệ thống (Bi). Phần tử số của công thức Sharpe cũng là mức đền bù rủi ro đạt được trên một đơn vị rủi ro tổng thể của một danh mục. Do vậy nếu S càng lớn thì danh mục càng hiệu quả. Vì thước đo rủi ro ở đây là độ lệch chuẩn nên phương pháp này đánh giá kết quả quản lý danh mục trên cơ sở cả lợi suất đầu tư lẫn mức độ đa dạng hóa.

* Chỉ tiêu Jensen.

Mô hình CAPM cho ta công thức: E(Rj)= Rf + Bj( E(Rm)- Rf) (1) Trong đó:

E(Ri): Tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục i. Rf: Lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn.

Bj: Mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục i. E(Rm): Lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường.

Phương trình trên mô tả mổi quan hệ cân bằng giữa mức lợi suất ước tính của danh mục thị trường- E(Rm), với mức lợi suất ước tính của danh mục i- E(Rj). Như vậy, nếu kết quả lợi nhuận thực tế của danh mục thị trường- Rm và của danh mục i-Ri cũng thỏa mãn phương trình trên, tức là:

Nếu Rj= Rf + Bj ( Rm-Rf) (2) thì có nghĩa nhà quản lý danh mục i đạt được kết quả trung bình, xếp hạng ngang với danh mục thị trường. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề cần lưu ý là khi nói danh mục i có kết quả xếp hạng

ngang với danh mục thị trường không có nghĩa lợi suất của hai danh mục này bằng nhau mà chỉ có nghĩa hai danh mục được đánh giá ngang nhau. Hai mức lợi suất này có thể rất khác nhau do độ chấp nhận rủi ro của hai danh mục khác nhau. Rõ ràng, nếu danh mục i có độ rủi ro lớn hơn danh mục thị trường( Bi>1) thì yêu cầu lợi suất đạt được cũng phải lớn hơn lợi suất thị trường theo một tỷ lệ tương ứng thỏa mãn phương trình (1) nêu trên và ngược lại. Chỉ khi Bi=1 thì hai danh mục có cùng độ rủi ro và vì vậy cùng yêu cầu một lợi suất bằng nhau.

Trường hợp lợi suất thực tế của danh mục i và danh mục thị trường có mối quan hệ không theo đẳng thức (2) thì có nghĩa hai danh mục này có thứ tự xếp hạng khác nhau, cụ thể như sau:

- Nếu: Rj>Rf+ Bj( Rm- Rf) (3) thì chứng tỏ danh mục i hoạt động tốt hơn danh mục thị trường, hay tốt hơn mức trung bình của thị trường.

- Nếu: Rj<Rf+ Bj(Rm-Rf) (4) thì chứng tỏ danh mục i hoạt động kém hơn danh mục thị trường, hay kém hơn mức trung bình của thị trường.

III.Kiến nghị đối với hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán.

1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý.

Thứ nhất: Về phương diện luật pháp: Các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn thi hành luật chứng khoán 2006. Các cơ quan quản lý nhanh chóng kiểm nghiệm tính thực tế của luật chứng khoán để kịp thời sửa đổi tạo điều kiện tốt cho các hoạt động đầu tư của các công ty chứng khoán. Đảm bảo tính thống nhất giữa luật chứng khoán với các luật khác.

Thứ hai: Nâng cao vai trò của hiệp hội chứng khoán. Hiệp hội chứng khoán phát triển sẽ đảm bảo cho sự ổn định của thị trường cũng như giảm bớt công việc của cơ quan quản lý Nhà Nước, nhằm tách bạch hoạt động quản lý giám sát với hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Thứ ba: Về thị trường chứng khoán. Cần phải đưa hoạt động của thị trường chứng khoán chưa niêm yết giao dịch tập trung tại TTGD Chứng khoán Hà Nội. Tiếp tục tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Nhà Nước để đa dạng hàng hóa phục vụ nhu cầu đầu tư của các công ty chứng khoán, các tổ chức, cá nhân…

2. Kiến nghị với công ty chứng khoán Sài Gòn SSI về đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh. khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh.

Thứ nhất: Nên kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận tư vấn đầu tư ( chuyên nghiên cứu phân tích cơ bản về công ty niêm yết, công ty chưa niêm yết ) với phòng tự doanh để đưa ra danh mục đầu tư tối ưu để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ hai: Hoạt động phân tích chứng khoán cần được đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Do thị trường chứng khoán phát triển nên rất nhiều tổ chức chuyên nghiệp nên cạnh tranh đối với công ty chứng khoán. Do đó công ty phải chuẩn bị vững chắc cho sự cạnh tranh trong tương lai.

Thứ ba : Công ty nên đầu tư cho hoạt động tự doanh hơn nữa, bổ sung vốn, tăng cường cán bộ giỏi và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh có thể phát triển nhanh và vững chắc nhất.

KẾT LUẬN

Sau 7 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh cả về quy mô và chất lượng. Tính đến nay đã có 202 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) thành phố Hồ Chí Minh và trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội, với tổng mức vốn hoá thị trường đạt trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 31% GDP (tăng 25 lần so với cuối năm 2005). TTCK Việt Nam hình thành trên cơ sở mô hình đã được Bộ Chính trị và Chính phủ thông qua. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010.

Hoạt động tự doanh của SSI cũng được bắt đầu cùng với sự phát triển của thị trường. Trải qua quá trình thăng trầm của thị trường thì hoạt động tự doanh của SSI đã đạt được những thành công nhanh chóng trong một giai đoạn ngắn. Từ năm 2003 doanh thu từ hoạt động tự doanh mới chỉ đạt 1,3 tỷ, 2004 là 14,9 tỷ, 2005 là 23,9 tỷ, 2006 là 194,4 tỷ thì đặc biệt năm 2007 doanh thu từ hoạt động tự doanh đã đạt 696,13 tỷ, góp phần đóng góp vào doanh thu năm 2007 là 1.185tỷ và lợi nhuận sau thuế là 858 tỷ.

Để đạt được thành quả trên thì bộ phận tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn đã không ngừng nỗ lực hết mình trong công tác đầu chứng khoán. Tuy nhiên do quy trình thẩm định chưa đồng bộ, chưa thống nhất, số lượng cán bộ tự doanh ít mà khối lượng công việc thì rất nhiều cụ thể thì thị trường niêm yết có khoảng trên 300 công ty đang niêm yết, và thị trường chưa niêm yết thì rất nhiều do đó việc đầu tư chứng khoán của SSI còn hạn chế. Mỗi cán bộ tự doanh chỉ có thể lắm vững và quản lý danh mục đầu tư của mình từ 5 đến 10 công ty. Và hoạt động đầu tư lại phải tiến hành một cách liên tục. Vì vậy mà hiệu quả đầu tư không cao tỷ suất sinh lời từ

danh mục đầu tư mới chỉ đạt từ 12% đến 17%. Trong khi đó nếu đầu tư với danh mục từ 2-4 chứng khoán có thể cho tỷ suất lợi nhuận từ 40%-50% trong vòng một năm.

Do đó để nâng cao hiệu quả đầu tư hơn nữa thì trong thời gian tới SSI cần chú trọng hơn việc đầu tư vào số lượng cũng như chất lượng cán bộ tự doanh. Nhanh chóng xây dựng quy trình tự doanh hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng phân tích chứng khoán như phân tích cơ bản cần phải bám sát công ty niêm yết hơn nữa, phân tích kĩ thuật cần phải tiếp tục được đào tạo…

Đề tài này đã đưa ra một cách nhìn từ bao quát đến cụ thể về hoạt động tự doanh của CTCK. Đồng thời thông qua việc phân tích thực trạng của SSI, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ các vấn đề bất cập ở Công ty để công ty ngày càng phát triển hơn, có thể cạnh tranh với các CTCK khác cũng như cạnh tranh với các CTCK nước ngoài trong thời gian tới.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS Đào Lê Minh(2002),Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. ThS Lê Thị Mai Linh(2003),Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Luật chứng khoán 2006

4. Báo Đầu tư chứng khoán, số 20 ngày 15/2/2008 5. Báo Chứng khoán Việt Nam, tháng 1+2 năm 2008.

6. http://www.ssi.com.vn

7. http://www.vse.org.vn

8. http://www.bsc.com.vn

9. http://www.tas.com.vn

10. http://www.tinnhanchungkhoan.com.vn

11. Các báo cáo tài chính hàng tháng của SSI 12. Báo cáo kết quả kinh doanh của SSI 13. Tài liệu phòng tư vấn đầu tư SSI 14. Tài liệu phòng tự doanh SSI

15. Lê Văn Thủy, Cẩm nang người tư vấn kinh doanh và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, NXB Tài chính

MỤC LỤC

Mở đầu...1

Chương I: Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán: Những vấn đề lý luận chung...3

I. Đầu tư chứng khoán và nội dung đầu tư chứng khoán...3

1. Khái niệm...3

2. Các hình thức đầu tư chứng khoán...3

2.1. Phân loại theo thời gian đầu tư...3

2.2. Phân loại theo trường phái đầu tư...5

2.3 Phân loại theo hình thức đầu tư...6

3. Nội dung của đầu tư chứng khoán...6

3.1 Đầu tư cổ phiếu...6

3.2 Đầu tư trái phiếu...9

3.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ...10

3.4 Đầu tư công cụ phái sinh...11

II. Hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán...12

1. Công ty Chứng Khoán...12

1.1. Khái niệm ...12

1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán...13

Một phần của tài liệu u1002 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w