Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư qua nghiệp vụ tự doanh

Một phần của tài liệu u1002 (Trang 38 - 41)

II. Hoạtđộng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tạ

4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư qua nghiệp vụ tự doanh

vụ tự doanh tại công ty chứng khoán.

Thông thường để đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCK người ta đánh giá chất lượng các nghiệp vụ của công ty. Hiệu quả hoạt động tự doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Việc tính toán và lựa chọn

các chỉ tiêu thì việc phân tích trong từng thời kỳ là rất cần thiết. Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tự doanh của CTCK, bởi chỉ tiêu này có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác. Có thể dựa trên các chỉ tiêu cơ bản sau:

Các chỉ tiêu kết quả:

Vốn đầu tư thực hiện: Đó chính là khoản vốn ban đầu mà công ty chứng khoán bỏ ra để kinh doanh chứng khoán. Khoản vốn này có thể được điều chỉnh, thay đổi tăng giảm tuỳ thuộc vào mục tiêu của công ty, cũng như tuỳ vào sự thay đổi của thị trường chứng khoán.

Tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư: Phản ánh tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Nó cho phép xem xét một cách rõ ràng là danh mục đầu tư này có hiệu quả hay không. Bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận của danh mục với lãi suất của ngân hàng, lãi suất của trái phiếu, với tỷ suất của danh mục khác. Từ đó đưa ra quyết định cho danh mục của công ty.

Các chỉ tiêu hiệu quả

Lợi nhuận/Vốn đầu tư: là một chỉ tiêu quan trọng dùng để phản ánh hiệu quả hoạt động tự doanh của CTCK. Hoạt động tự doanh của công ty được đánh giá là hiệu quả nếu lợi nhuận sau thuế/ Vốn đầu tư của nó năm sau cao hơn năm trước, tức là hoạt động đầu tư có lãi. Hay cụ thể là Lợi nhuận/Vốn đầu tư càng cao càng tốt. Nó phản ánh chỉ cần bỏ ra một đồng vốn đầu tư sẽ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình

Các chỉ tiêu đánh giá danh mục đầu tư.

* Chỉ tiêu Treynor

Treynor là người đầu tiền thiết lập phương pháp đánh giá động thái danh mục đầu tư đa hợp để định lượng cả yếu tố lợi nhuận lẫn rủi ro của danh

Phương pháp Treynor áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khác nhau của cá nhân từng loại nhà đầu tư. Căn cứ trên lý thuyết thị trường vốn. Treynor cho rằng những nhà đầu tư hợp lý, ngại rủi ro (nói chung) sẽ luôn ưa thích những danh mục náo có mức bù đắp rủi ro cao trong mối tương quan với mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu. Từ lập luận này, Treynor triển khai thành công thức đánh giá động thái của portfolio thông qua hệ số T như sau:

T=(Ri-Rf)/Bj

Trong đó:

Ri: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục i trong khoảng thời gian đánh giá.

Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lợi suất tín phiếu kho bạc) trong cùng khoảng thời gian.

Bj: Hệ số rủi ro hệ thống của danh mục. T càng lớn càng tốt.

* Chỉ tiêu Sharpe.

Tương tụ như Treynor, Sharpe cũng đưa ra một phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư. Phương pháp đánh giá này triển khai từ mô hình định giá tài sản vốn(CAPM) cũng do chính ông ta lập nên, về mặt lý luận, tập trung xoay quanh đường tuyến tính biểu diễn thị trường vốn (CML).

Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua một hệ số, ký hiệu là S được tính bằng công thức:

S= (Ri- Rf)/δi

Trong đó:

Ri: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục i trong khoảng thời gian đánh giá. Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân trong cùng khoảng thời gian.

δi: Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận ( thực tế ) của danh mục đó trong cùng khoảng thời gian.

* Chỉ tiêu Jensen.

Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được khai triển căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Mô hình CAPM cho ta công thức:

E(Rj)= Rf + Bj( E(Rm)- Rf) (1) Trong đó:

E(Ri): Tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục i. Rf: Lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn.

Bj: Mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục i. E(Rm): Lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường.

Một phần của tài liệu u1002 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w