Thiết lập một chiến lược Marketing hướng tới DNV&N, trong đó chú trọng chính sách khách hàng tập trung vào các DNV&N

Một phần của tài liệu td935 (Trang 67 - 69)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.5. Thiết lập một chiến lược Marketing hướng tới DNV&N, trong đó chú trọng chính sách khách hàng tập trung vào các DNV&N

trong đó chú trọng chính sách khách hàng tập trung vào các DNV&N

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò Marketing này càng được khẳng định và thừa nhận. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh NH, khi mà sự khác biệt giữa các NH là rất mong manh thì hoạt động Marketing NH lại càng không thể thiếu. Để có thể mở rộng tín dụng đối với các DNV&N, Chi

nhánh cần phải có chiến lược lôi kéo khách hàng thông qua đẩy mạnh hoạt động Marketing hướng tới các DNV&N trên nhiều phương diện.

Trước hết, Chi nhánh cần phải là bên chủ động tìm kiếm khách hàng DNV&N, lựa chọn những khách hàng tốt để cho vay. Bởi trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NH đều có những cách thức riêng để thu hút khách hàng về phía mình, về số lượng các NH cũng ngày càng lớn. Như vậy, các DNV&N hoàn toàn có nhiều cơ hội tự do lựa chọn một ngân hàng phù hợp với mình. Nếu Chi nhánh không chủ động tìm kiếm khách hàng thì khó có thể tồn tại và phát triển. Muốn vậy Chi nhánh cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tâm huyết, sẵn sàng đi sâu bám sát cơ sở để tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, có triển vọng kinh doanh tốt. Đặc biệt, Chi nhánh có thể chủ động khai thác những khách hàng mới từ chính những khách hàng truyền thống của mình. Bởi trên thương trường, một DN thường có quan hệ hợp tác làm ăn với rất nhiều những DN khác. Làm được điều này, Chi nhánh đã có thể tạo thêm cho mình rất nhiều khách hàng mới.

Mặt khác, Chi nhánh phải tích cực tiếp cận những khách hàng mới thông qua tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp này, Chi nhánh có thể tìm hiểu được những nhu cầu, mong muốn của các DNV&N, giúp Chi nhánh và DN hiểu biết về nhau hơn và tạo ra một bầu không khí gần gũi, cởi mở, thoải mái giữa NH và DN để có thể cùng nhau trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Nhờ sự chủ động của mình, Chi nhánh lại có thể tạo ra sự chủ động tìm đến vay vốn từ phía các DN. Biện pháp không khó thực hiện mà lại tạo ra hiệu quả kép trong mở rộng TDNH.

Ngoài ra, Chi nhánh còn có thể trực tiếp gửi thư, thông báo về chủ trương, chính sách tín dụng mới của Chi nhánh đối với DNV&N tới các DN này, một hình thức cũng tạo nên những hiệu quả lớn.

Bên cạnh tuyên truyền, quảng cáo, Chi nhánh còn có thể xây dựng một trang web riêng với nội dung thường xuyên được cập nhật.

Chi nhánh cũng cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu môi trường kinh doanh, khảo sát địa bàn để có thể mở thêm các phòng giao dịch từ đó thuận lợi hơn cho cả Chi nhánh và các DN trong việc tiếp cận, tiếp xúc trực tiếp để tìm hiểu vay vốn, đặc biệt khi mà các DNV&N đang ở trong tình trạng hoạt động phân tán nhỏ lẻ nhiều nơi.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động tư vấn cho các DNV&N trên cơ sở thiết lập hẳn một phòng chức năng chuyên tư vấn riêng cho DNV&N. Có như vậy, Chi nhánh mới có thể thực hiện tốt vai trò tư vấn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư đối với DNV&N, đặc biệt là tư vấn trong lĩnh vực đầu tư và việc lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Việc làm này sẽ khắc phục được một điểm yếu của các DNV&N hiện nay là thiếu phương án sản xuất kinh doanh tốt để thuyết phục NH vay vốn.

Hoạt động Marketing tập trung vào các DNV&N là một công cụ sẽ mang lại hiệu quả to lớn và chắc chắn thành công trong việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N của Chi nhánh. Không chỉ có thế, nó còn làm nên sự khác biệt cho Chi nhánh, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và trở thành sợi dây vô hình thu hút khách hàng DNV&N đến với Chi nhánh ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu td935 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w