Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại được huy động chủ yếu là để cho vay hay nói cách khác là Ngân hàng kiếm lời từ việc sử dụng tiền “tạm thời nhàn rỗi” của người cho vay – người đầu tư cho người khác. Vì vậy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh daonh của Ngân hàng và chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Hiệu quả huy động vốn là pạhm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện hoạt động huy động vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của
Các khoản nợ là các tài nguyên của Ngân hàng. Chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư của Ngân hàng. Mục tiêu quản lý các khoản vốn huy động không nằm ngoài mục
tiêu quản lí chung của Ngân hàng đó là an toàn và sinh lợi.quản lí các khoản nợ nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tư. - Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Duy trì tính ổn định của ngồn tiền.
- Tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của Ngân hàng.
- Ngân hàng Thương mại với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Đối với Ngân hàng Thương mại hiệu quả huy động vốn có mối quan hệ biện chứng với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có nghĩa là việc huy động vốn tốt và đạt hiệu quả cao sẽ là nền tảng bền vững cho sự phát triển và là cơ sở cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Nghiên cứu đến huy động vốn chúng ta xem xét vấn đề trong những mặt: - Quy mô huy động vốn của Ngân hàng có đáp ứng đử nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng hay không?
- Cơ cấu nguồn vốn có phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra an toàn và hiệu quả hay không?
- Nguồn vốn tăng trưởng có ổn định hay không? - Chi phí huy động vốn có hợp lí hay không?