Tăng cường nghiên cứu, triển khai áp dụng pháp luật Hải quan và các chủ trương chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp potx (Trang 92 - 94)

d) Bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu

3.2.3. Tăng cường nghiên cứu, triển khai áp dụng pháp luật Hải quan và các chủ trương chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu

chủ trương chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu

Trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa kinh tế toàn cầu hiện nay, có thể khẳng định rằng một tổ chức Hải quan hiện đại hoạt động nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Quá trình hiện đại hóa Hải quan chắc chắn sẽ mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tăng thêm sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những đặc điểm hoàn thiện có được từ công cuộc hiện đại hóa. Hơn nữa hiện đại hóa cơ quan Hải quan còn rất cần thiết cho việc triển khai thỏa thuận song phương, đa phương đã được các quốc gia ký kết hoặc tham gia công nhận trong quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Chúng ta đều biết rằng, một quốc gia có hệ thống pháp luật hiệu quả là cơ sở quan trọng cho quyết định của các nhà đầu tư; do đó ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tránh chồng chéo còn phải có kế hoạch nghiên cứu, triển khai đồng bộ và áp dụng thống nhất trong thực tế, nhất là toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý về hải quan, các quy định về đấu tranh phòng chống buôn lậu, chống loại tội phạm nảy sinh trong cơ chế thị trường.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã nêu lên một thực trạng đáng lo ngại không chỉ riêng đối với ngành Hải quan mà cả các cơ quan khác của Nhà nước là:

Mặc dù hệ thống văn bản pháp quy đã tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, nhưng việc triển khai còn chậm, chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn, một trong những nguyên nhân là cả người thực thi pháp luật và các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của luật chưa hiểu rõ, chưa nắm chắc các nội dung quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện [27, tr. 17].

Điều đó cũng rất phù hợp khi lý giải một trong những nguyên nhân để buôn lậu tồn tại dai dẳng là do sự nhận thức không đồng đều, vì lợi ích cục bộ của một số cá nhân lãnh đạo ở

một số địa phương làm cho việc thực hiện pháp luật của Nhà nước trung ương không triệt để, tình trạng "trên bảo dưới không nghe", mạnh ai nấy làm, làm cho pháp luật không được thực thi thống nhất, hiệu quả công tác thấp, uy tín của cơ quan nhà nước giảm sút, pháp chế XHCN bị vi phạm.

Nói về tác dụng của việc nghiên cứu để triển khai áp dụng thống nhất các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trung ương đối với địa phương, Lê-nin chỉ rõ:

Theo Người, tính thống nhất được coi là đặc trưng cơ bản của pháp chế XHCN. Trong tác phẩm "Bàn về chế độ song trùng trực thuộc và pháp chế" Người viết: "Pháp chế sẽ không thể là pháp chế của tỉnh Cadan hoặc của tỉnh Caluga được, mà phải là pháp chế duy nhất của toàn nước Nga và cho cả toàn thể Liên bang Cộng hòa Xô-viết nữa", quan điểm khoa học này không chỉ thuyết phục những người khác chính kiến với Lê-nin lúc bấy giờ, mà còn là một vấn đề quý giá, chỉ dẫn những người cộng sản ở các thế hệ sau. Tính thống nhất của pháp chế xuất phát từ sự thống nhất của hệ thống pháp luật, của hoạt động tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Đó là sự thống nhất về ý chí của giai cấp thống trị - giai cấp làm ra pháp luật, trong bối cảnh lúc đó, nếu pháp luật lại là pháp luật của từng nước cộng hòa, từng địa phương chắc hẳn chính quyền Xô-viết khó lòng có thể vượt qua những thách thức cùng cực đối với sự tồn tại của mình [49, tr.22]. Muốn cho công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu có hiệu quả, trước mắt cần quán triệt sâu rộng hơn nữa các quy định của pháp luật như Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự; hệ thống pháp luật chuyên ngành như Luật Hải quan, Luật Thuế, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Đầu tư nước ngoài và các nghị định quy định xử lý các hành vi buôn lậu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, các chỉ thị của ngành và của địa phương cho cán bộ công chức Hải quan nhằm tạo sự nhận thức thống nhất. Đồng thời, thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật của tỉnh để giới thiệu, hướng dẫn doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan các văn bản nêu trên để hiểu và ủng hộ cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp potx (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)