Tình hình buôn lậu ở tỉnh Bình Định từ năm 199 9-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp potx (Trang 48 - 56)

Theo số liệu thống kê qua báo cáo của các lực lượng chống buôn lậu cho thấy, trong thời gian 5 năm 1999 - 2003 trên địa bàn tỉnh Bình Định đã phát hiện và bắt giữ 1650 vụ buôn lậu, trị giá hàng thu giữ gần 40 tỷ đồng; chiếm 19% số vụ phạm pháp hình sự; trong đó Cục HQBĐ đã phát hiện và bắt giữ 125 vụ, trị giá khoảng 6,6 tỷ đồng (cụ thể sẽ phân tích ở phần sau).

Nhìn chung, tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bình Định mà chủ yếu là trên tuyến biển diễn ra nghiêm trọng, luôn là điểm nóng trong nhiều năm qua mà sôi động nhất từ thời gian 1990 đến 1996, có một thời gian dài nơi đây là "điểm hẹn" của các thủy thủ tàu viễn dương và đầu nậu buôn lậu, lôi kéo nhiều đối tượng tham gia với nhiều hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi. "Buôn lậu tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu theo ba nguồn: Từ biên giới phía Tây đi xuống, từ biển vào, từ các tỉnh phía Nam và phía Bắc mang đến bằng đường sắt, đường bộ, sau đó hàng nhập lậu được tỏa đi các tỉnh miền Trung" [57, tr. 443]; cụ thể:

Trên tuyến biển: Hoạt động này phần lớn do một số thủy thủ làm việc trên các tàu

viễn dương cấu kết với các đối tượng buôn lậu trong tỉnh cung cấp vàng, ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau đưa ra nước ngoài mua hàng, tàu neo đậu trên một vị trí nhất định ở vùng biển Quy Nhơn, sau đó liên lạc đầu nậu trong bờ thuê đội quân "cửu vạn" dùng thuyền có tốc độ cao ra để sang mạn hàng hóa, phân tán nhỏ lẻ để đưa hàng vào bờ; trực tiếp vào khu vực phường Đống Đa (giáp liền với đầm Thị Nại); hoặc vào khu vực cầu Hàm Tử (khu vực giáp với cửa ngõ từ ngoài biển vào), cũng có khi lực lượng tuần tra, chặn bắt gắt gao thì bọn chúng đưa hàng vào Hải Minh cất giấu, sau đó xé lẻ đưa dần vào đất liền; như buôn lậu của một số thủy thủ tàu VietRansimex 02 do Đinh Xuân Lộc làm thuyền trưởng đã câu kết với Phạm Minh Ngọc ở Quy Nhơn tổ chức sang mạn hàng lậu ngoài khơi vùng biển Bình Định. Sau khi nhận được liên lạc của tàu, Ngọc và đồng bọn sử dụng 2 thuyền máy số BĐ 9134, BĐ 8578 đến khu vực đảo Cù Lao Xanh và dùng đèn pin

nhấp nháy làm ám hiệu; tàu VietRansimex 02 nhận được ám hiệu đã dừng lại để cho Ngọc sang mạn một lượng hàng lậu trị giá 1.160.200.000 đồng và vận chuyển vào bờ thì bị Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bình Định) bắt giữ.

Trong quá trình vận chuyển nếu gặp lực lượng chống buôn lậu thì dùng hung khí chuẩn bị sẵn trên tàu chống trả quyết liệt nhằm tẩu tán hàng, khi không tẩu tán được thì bỏ hàng, nhảy xuống biển trốn thoát, hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng lậu trở thành vô chủ. Điển hình, vào lúc 2 giờ 40 ngày 19/11/1999, Tổ tuần tra chống buôn lậu của Cục HQBĐ tuần tra trong khu vực Hòn Đất thuộc vùng biển Quy Nhơn phát hiện thuyền máy không số chở hàng hàng nhập lậu, lực lượng kiểm soát ra tín hiệu yêu cầu phương tiện dừng lại để kiểm tra; thấy lực lượng Hải quan quá ít (có 4 người), cậy thế đông người, chúng tăng tốc phương tiện chạy trốn, Tổ tuần tra truy đuổi chúng đã dùng mái chèo, gậy sắt chống trả làm một chiến sĩ Hải quan rơi xuống biển, một bị thương nhẹ; lợi dụng đêm tối bọn chúng bỏ phương tiện, bỏ hàng nhảy xuống biển trốn thoát. Kết quả thu giữ 01 thuyền máy, hàng điện tử đã qua sử dụng gồm 98 tivi, 212 đầu video, 27 máy cát-sét [11, tr. 2].

Vụ Trần Văn Giai, cư trú khu vực 8, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn câu kết với một số thủy thủ tàu Thiên ấn (Công ty Vận tải biển Quảng Ngãi) tổ chức sang mạn hàng lậu ở khu vực thuộc vùng biển tỉnh Phú Yên. Sau khi liên lạc biết tàu Thiên ấn hành trình từ Hồng Công về cảng Quy Nhơn có chở hàng lậu, Trần Văn Giai và đồng bọn dùng thuyền ra đón hàng. Sau khi lấy được hàng, Giai ngụy trang giống như tàu đánh cá (phủ lưới lên trên hàng lậu) đưa hàng vào bờ đã bị lực lượng chống buôn lậu Cục HQBĐ bắt giữ trong đêm 15/1/2000, vụ việc chuyển cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bình Định xử lý [12, tr. 5].

Tại khu vực cảng Quy Nhơn trước năm 1999 và kéo dài cho đến một vài năm sau này, đó là việc lợi dụng chính sách mở cửa, sơ hở của các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực cảng, khi tàu viễn dương làm thủ tục nhập cảnh thuyền viên cất giấu hàng lậu, hàng cấm không khai báo hải quan, sau đó móc nối với Hải quan làm nhiệm vụ giám sát neo đậu để tuồn hàng lậu qua mạn cho con buôn, hoặc mang lên bờ tiêu thụ. Ví dụ như tàu An Phú Đông (Công ty Vận tải biển Sài Gòn) nhập cảnh cảng Quy Nhơn ngày 18/9/1999 sau khi

đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, lực lượng chống buôn lậu Cục HQBĐ phối hợp với Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bình Định) kiểm tra hành chính và phát hiện một số thủy thủ cất giấu hàng điện tử cũ trị giá 320 triệu đồng [11, tr. 4].

Tháng 5/2003, qua theo dõi Tổ trực giám sát cổng cảng thuộc Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn phát hiện và lập biên bản đối với Nguyễn Văn Thuận thủy thủ tàu Quy Nhơn (Công ty Vận tải biển Bình Định) nhập khẩu không khai báo hải quan 90 đồng hồ đeo tay điện tử, Made in ThaiLan, trị giá 12 triệu đồng [14, tr. 11].

Thủ đoạn buôn lậu mới trong thời gian này là một số tàu thuyền trọng tải khoảng 200-300 tấn lợi dụng hợp đồng chở hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu Vạn Gia (Hải quan Quảng Ninh) sau đó làm thủ tục chuyển cảng vào cảng Thị Nại (Quy Nhơn) để tuồn một lượng lớn hàng mua từ Trung Quốc về như gạch men, chiếu gỗ, sứ cao cấp, đồ điện tử cũ các loại, số hàng này trà trộn với hàng đã khai báo hải quan, như Vụ tàu Quang Trung 15 (thuộc Công ty Vận tải biển Bình Định), ngày 20/7/2000 từ Trung Quốc nhập cảnh về Việt Nam, tàu làm thủ tục nhập cảnh tại Cửa khẩu Vạn Gia (Hải quan Quảng Ninh). Sau khi xác nhận hoàn thành thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng cho tàu chạy ngược lại Trung Quốc mua thêm gạch men, đồ gia dụng, điện tử... khi tàu về đến cảng Thị Nại (Bình Định) do nghi vấn hành trình của tàu, Đội kiểm soát Cục HQBĐ đã kiểm tra và phát hiện trên tàu một số mặt hàng không khai báo hải quan, trị giá 200 triệu đồng [12, tr. 6].

Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2001 tình hình buôn lậu trên biển Quy Nhơn không còn ồ ạt như trước nữa mà hoạt động theo kiểu "mưa lâu thấm dần", đó là chia hàng lậu ra làm nhiều chủ, trị giá hàng từ 15 đến dưới 100 triệu đồng với thủ đoạn tăng chuyến, giá trị hàng buôn lậu thấp; nếu bị bắt giữ thì không bị khởi tố về hình sự. Theo số liệu tổng hợp công tác xử lý của Cục HQBĐ, từ năm 2001 đến nay (tháng 8/2004) 100% các vụ buôn lậu phát hiện trên tuyến biển trị giá hàng phạm pháp đều dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính (trị giá hàng phạm pháp dưới 100 triệu đồng).

Trên lĩnh vực thương mại, theo số liệu mới nhất của Cục HQBĐ, hiện có gần 80

doanh nghiệp hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mặt hàng xuất khẩu ở đây chủ yếu là sản phẩm gỗ hoàn chỉnh và nông sản.

Hàng hóa xuất khẩu qua cảng Quy Nhơn phần lớn không có thuế (thuế suất 0%) chiếm hơn 98%, chủ yếu là thiết bị phục vụ các công trình trọng điểm của Nhà nước ở khu vực miền Trung như thiết bị các nhà máy điện và gỗ nguyên liệu. Lợi dụng loại hình này doanh nghiệp thường xuất thừa so với khai báo hải quan nhằm hợp thức hóa lượng gỗ mua lậu trôi nổi trên thị trường nội địa (gián tiếp khuyến khích việc khai thác gỗ trái phép trong nước), hoặc lợi dụng chế độ miễn kiểm tra hoặc kiểm tra sơ bộ, kiểm tra đại diện, kiểm tra xác suất đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản như sắn lát, ngô, hàng cồng kềnh xuất khẩu như sản phẩm đá các loại, sản phẩm gỗ hoàn chỉnh bọn chúng đã vận chuyển hàng cấm ra nước ngoài. Qua lời khai của Đặng Văn Rơi, một đối tượng trong vụ án Nguyễn Văn Minh ("Minh Sứt") và đồng bọn can tội vận chuyển ma túy ra nước ngoài, khai nhận với cơ quan điều tra (Bộ Công an) đã có lần vận chuyển trót lọt 50 kg cần sa qua cửa khẩu cảng Quy Nhơn trong năm 2001.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phức tạp hơn; lợi dụng hình thức nhập khẩu chuyển tiếp nhưng thực tế hầu hết số hàng trên chủ hàng giải phóng ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc nếu có "chuyển tiếp" thì số lượng không đáng kể; hàng nhập khẩu cố tình khai sai quy cách, chủng loại, số lượng, phẩm chất, xuất xứ nhằm trốn thuế, lậu thuế. Ví dụ, Công ty Anh Lâm, trụ sở đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lợi dụng loại hình này để buôn lậu 170 xe ôtô (số đã bị phát hiện) [16, tr. 7] mà Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử, trong đó có liên quan đến 05 cán bộ công chức Cục HQBĐ trực tiếp làm nhiệm vụ "chuyển tiếp". Hoặc như Công ty Vật tư tổng hợp Phú Yên chuyển tiếp 1 container từ Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh về Bình Định, mặt hàng khai báo là 30 máy thủy, nhưng khi kiểm tra không phải máy thủy mà là 791 tivi cũ và 97 đầu video đã qua sử dụng [16, tr. 3].

Đáng lưu ý trong thời gian này đối tượng buôn lậu đã lợi dụng triệt để các chính sách mới như: nhập khung gầm có gắn động cơ của xe ôtô, nhập xe tải nhẹ dưới 3,5 tấn,

quy định tỷ lệ nội địa hóa xe gắn máy... để nhập khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm, hoặc tạm dừng. Tại cảng Quy Nhơn, lợi dụng chính sách mở cửa một số doanh nghiệp hoạt động XNK thường có các hành vi vi phạm như sau:

- Nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai báo hải quan nhằm gian lận thuế: Ví

dụ như Công ty Thực phẩm XNK Lam Sơn (Bình Định) nhập khẩu xe ôtô đã qua sử dụng. Qua kiểm tra phát hiện xe ôtô nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan về chủng loại hàng hóa với doanh nghiệp đã gian lận thuế là 62.320.000 đồng [17, tr. 5]. Cũng doanh nghiệp trên, khi phúc tập hồ sơ tại tờ khai số 210/NK/KD/QN ngày 23/4/2003 Cục HQBĐ đã phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu 1 xe ôtô hiệu ISUZU do Nhật Bản sản xuất, số thuế gian lận thuế là 92.100.000 đồng [18, tr. 5].

- Cố ý khai báo sai chất lượng, chất lượng, tên hàng hóa nhập khẩu để trốn thuế;

lợi dụng hàng được phép nhập khẩu để nhập hàng cấm: Nhà nước cho phép nhập khẩu phụ tùng xe ôtô mới 100%, một số doanh nghiệp mua phụ tùng xe ôtô đã qua sử dụng, sau đó sơn lại trước khi xuất trình với cơ quan Hải quan; hoặc có thời kỳ văn bản quy định được nhập phụ tùng cũ nhưng chất lượng phải đảm bảo còn trên 80%. Thực tế nhiều trường hợp doanh nghiệp đã trà trộn giữa hàng đủ điều kiện với hàng không đủ điều kiện nhập khẩu, thông đồng với nhân viên kiểm hóa để hợp thức hóa... Đây là một trong những vấn đề về chính sách cần phải được xem xét để điều chỉnh. Ví dụ, ngày 03/4/2003 Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn kiểm tra lô hàng phụ tùng ôtô nhập khẩu của Công ty Nông sản thực phẩm Bình Định, theo khai báo phụ tùng mới các loại với số lượng 1470 cái và 43 bộ, trị giá 32.635 USD. Qua kiểm tra phát hiện phụ tùng ôtô cũ (800 cái); hàng cấm (363 bộ), trị giá ước tính 640 triệu đồng [19, tr. 7].

- Lợi dụng nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất thấp, thuế ưu đãi

nhằm trốn thuế nhập khẩu: Nhiều văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng về nhãn hiệu,

tên một loại sản phẩm giống nhau của nước sản xuất nhưng lại chênh lệch nhau về mức

thuế rất lớn. Ví dụ, Tây Ban Nha cũng sản xuất xe HONDA ESPACY 125 cm3, Nhật Bản

cũng sản xuất xe hiệu HONDA SPACY 125 cm3, nhưng tên hiệu chỉ khác nhau ở chỗ: có

lệch đến 1.000 USD/bộ; hoặc chỉ cần móc ngoặc với bên bán điều chỉnh tên nước sản xuất cũng gian lận được số tiền như trên.

Ví dụ 1: Công ty XNK chuyên gia và kỹ thuật - Bộ Thương mại nhập khẩu 60 bộ linh kiện xe gắn máy 2 bánh dạng CKD, theo khai báo của chủ hàng đây là loại xe

HONDA ESPACY 125cm3, do Tây Ban Nha sản xuất, trị giá 1.230 USD/bộ, kiểm tra phát

hiện đây là xe hiệu HONDA SPACY (không có chữ E) do Nhật Bản sản xuất, giá là 2.230

USD/bộ; như vậy doanh nghiệp đã lợi dụng C/0 (xuất xứ) và nhãn hiệu hàng hóa để gian lận số tiền thuế là 690.156.120 đồng [15, tr. 3].

Vụ dụ 2: Công ty Lam Hồng (Quân khu IV) mở 06 bộ tờ khai tại Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn nhập khẩu linh kiện xe gắn máy 2 bánh dạng CKD, hiệu MBK FORCE125, ghi nơi sản xuất là Trung Quốc, giá 650 USD/bộ; qua kiểm tra đây là linh kiện xe gắn máy 2 bánh hiệu YAMAHA MBK FORCE 125, sản xuất tại Đài Loan, giá thành xuất xưởng là 1.225 USD/bộ, doanh nghiệp gian lận thuế tạm tính là 2,5 tỷ đồng [47, tr. 2].

- Lợi dụng mặt hàng nhập khẩu không có thuế, thuế suất bằng không (0%) chủ yếu

là nhập khẩu gỗ nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp thường nhập số lượng nhiều nhưng khai báo ít, nhằm mục đích tiêu thụ số nguyên liệu nhập khẩu thừa; có trường hợp nhập khẩu ít nhưng khai báo số lượng nhiều hơn nhằm hợp thức hóa số gỗ mua lậu trên thị trường nội địa, Hành vi gian lận trong lĩnh vực này rất đa dạng, là vấn đề nhạy cảm vì nó liên quan đến một số nước trong khu vực ASEAN. Những năm gần đây tuy chưa phát hiện vụ buôn lậu lớn nhưng cũng đã có những dấu hiệu không bình thường đang được cơ quan chức năng lập chuyên án theo dõi. Và thực tế hiện nay (tháng 8/2004) tại bãi cảng Quy Nhơn đang lưu giữ hàng trăm khối gỗ tròn "vô chủ".

- Lợi dụng nhập khẩu linh kiện xe máy tháo rời lắp ráp trong nước để buôn lậu.

Doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc tháo rời nhằm trốn thuế nhập khẩu, thuế VAT. Thủ đoạn là sau khi ký kết hợp đồng, mở L/C với công ty nước ngoài để mua xe máy nguyên chiếc tháo rời, họ chỉ nhập khoảng 80% số chi tiết đã tháo rời để được hưởng tiêu chuẩn dạng xe CKD; 20% chi tiết còn lại sẽ được nhập về Việt Nam sau. Khi bị kiểm tra tỷ lệ linh kiện nội địa hóa, họ đối phó bằng cách mua hóa đơn tài chính của các cơ sở sản

xuất phụ tùng trong nước. Như vậy, thực chất các doanh nghiệp này đã nhập lậu xe máy nguyên chiếc theo dạng rời chứ không phải dạng CKD. Hoặc lợi dụng tỷ lệ nội địa hóa và chế độ kiểm tra hàng hóa theo tỷ lệ 5 - 10%... Điển hình là vụ nhập lậu 12.000 bộ linh kiện xe máy trị giá hơn 21 tỷ đồng có liên quan đến 09 cán bộ, công chức Cục HQBĐ như sau:

Ngày 11/10/2002, Công ty Sản xuất - XNK công nghiệp Phú Yên (gọi tắt là Công ty Phú Yên) được Bộ Thương mại cấp giấy phép cho nhập khẩu 22.000 bộ linh kiện xe 2 bánh gắn máy để lắp ráp tại tỉnh Phú Yên. Công ty Phú Yên đã nhập 10.000 bộ và bán 12.000 bộ cho Trương Đình Xuân, Giám đốc Công ty sản xuất - XNK tiểu thủ công nghiệp miền Trung (gọi tắt là Công ty miền Trung); Xuân đã trực tiếp sang Trung Quốc mua hàng của Công ty Chonqing và nhập khẩu về cảng Quy Nhơn, Trần Điền - Chi cục trưởng HQCK cảng Quy Nhơn đã quyết định phương thức "kiểm hóa theo xác suất" với tỷ lệ 5% (lẽ ra phải là 10% hoặc kiểm tra toàn bộ). Do vậy mà trong 12.000 bộ linh kiện có một số lượng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp potx (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)