- TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng
1. Xây dựng và quy hoạch các cụm điểm công nghiệp
1.1. Quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp
- Phát triển chuỗi công nghiệp dọc quốc lộ 10 từ ngã Ba Đọ - Đông Sơn đến cầu Sa Cát - Đông Mỹ. Tính chất công nghiệp là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc…
- Phát triển điểm công nghiệp dọc quốc lộ 39 từ ngã ba cầu nguyễn đến Minh Tân. Tính chất công nghiệp: may xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí,…
- Phát triển công nghiệp dọc tuyến đường 218 từ ngã tư gia lễ đến vô hối. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và tiếp chuyển hải sản và hàng hoá nhập cảng…
Trên cơ sở sử dụng đất công nghiệp của tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển của các xã cần có quy hoạch đất đai cụ thể cho phát triển ngành nghề ở địa phương. Đối với các ngành nghề có nhu cầu đất tập trung một số công đoạn sản xuất và những xã có lợi thế để phát triển tiểu thủ công nghiệp cần dành một số diện tích đất nhất định phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Cụ thể từ nay tới năm 2015 cần tập trung quy hoạch một số điểm công nghiệp sau:
- Điểm công nghiệp thị trấn Đông Hưng: diện tích 22 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gai súc, dệt may, cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ..
- Các điểm công nghiệp Đông Sơn, Đông Xuân, Liên Giang, phố tăng mỗi điểm diện tích 5 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, dịch vụ cơ khí…
- Điểm công nghiệp Đông La, ngã tư Gia Lễ, Đống Năm ,mỗi điểm diện tích 10 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công…
- Điểm công nghiệp Đông Phong, Thăng Long, mối điểm diện tích 20 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản hoặc dịch vụ du lịch, sửa chữa cơ khí..
- Điểm công nghiệp Đông Kinh diện tích 8 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ (chạm bạc), công nghiệp may kết hợp dịch vụ du lịch..
- Các điểm công nghiệp Đông Hoàng, đông á mỗi điểm có diện tích 4 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến nông sản
- Các điểm công nghiệp đông tân, Minh Tân, hợp tiến, phong châu, Nguyên Xá mỗi điểm có diện tích 2 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến nông sản
- Ngoài ra còn khu 2 công nghiệp gia lễ và Đông Hải do tỉnh lập ra với diện tích 58 ha.
Ngoài ra khai thác mọi lợi thế để phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phân xưởng, nhà máy trên dịa bàn các xã trong huyện
1.2. Quy hoạch các ngành nghề và vùng nguyên liệu 1.2.1. Quy hoạch các ngành nghề
a. Dệt may, thêu, thảm - May công nghiệp
+ Hiên trạng: hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. nhìn chung máy móc thiết bị của các cơ sở đều tương đối hiện đại. Tuy nhiên mặt hàng sản xuất ở đây chủ yếu là các sản phẩm áo jacket, áo phao trượt tuyết, áo mưa.. sản phảm áo sơ mi rất ít. Nguyên nhân chủ yếu một phần do chưa đủ hệ thống máy móc thiết bị, song vấn đền chính vẫn là do tay nghề công nhân còn thấp chưa làm được những sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao như áo sở mi xuất khẩu
+ Định hướng phát triển; tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất 3 cơ sở hiện có đồng thời mua thêm máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ công nhân để làm được các mặt hàng đòi hỏi tay nghề cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. phấn đấu năm 2010 đạt 3 triệu sản phẩm / năm, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động giá trị sản xuất đạt trên 30 tỷ đồng
- Nghề thêu
+ Hiện trạng: nghề thêu là nghề mới được du nhập vào huyện nhưng đang có chiều hướng phát triển tốt. Đến nay cả huyện cơ 46/46 xã thị trấn có nghề thêu, tạo việc làm cho gần 4.000 lao động, giá trị sản xuất đạt 14 tỷ đồng
+ Định hướng: đây là nghề thủ công chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người lao động, tuy thu nhập không cao so với một số nghề khác nhưng lại là nghề thu hút được nhiều lao động, suất đầu tư cho một là động thấp, có thể tân dụng được lao động nông nhàn nhất là lao động trẻ. Do đó trong những năm tới cần khuyến khích phát triển ở các xã hiện có. phấn đấu năm 2010 nghề thêu thu hút được trên 6.000 lao động giá trị sản
- Dệt thảm len, thảm đay
+ Hiện trạng: hiện nay nghề tập trung chủ yếu ở 2 HTX là Đại Đồng và Quang Huy thuộc xã Đông Sơn và các xã Đông Hợp, Đông Thọ, Đông Mỹ, Đông Hoàng, Đông Á, Đông La. sản phẩm hàng năm đạt 14.500m2
tạo việc làm cho 567 lao động giá trị sản xuất đạt 2,5 tỷ đồng
+ Định hướng: tiếp tục duy trì và mở rộng 2 HTX trên đông thời khôi phục nghề thảm ở các xã. phấn đấu năm 2010 sản lượng đạt 50.000m2
giá trị sản xuất đạt 10 tỷ đồng - Bao tải đay
+ Hiện trạng: sản xuất tập trung ở các xã Đông Quang, Đông Dương, Đông Thọ, thị trấn. sản lượng hàng năm đạt 8,39 triệu chiếc giá trị sản xuất khoảng 1,5 tỷ đông tạo việc làm cho 995 lao động
+ Định hướng: hiện tại cũng như trong thời gian tới nhu cầu sử dụng bao tải đay nhiều nhất là cho xuất khẩu gạo, cà fê, hạt điều… trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số doanh nghiệp vấn tổ chức sản xuất gia công xuống các xã như công ty may Thăng Long… do đó cần tập trung duy trì các xã hiện nay đồng thời mở rộng sang các xã lân cận. phấn đấu năm 2010 đạt 15 triệu chiếc, giá trị ản xuất trên 2,7 tỷ đồng
b) Chế biến lương thực thực phẩm - Chế biến lúa gạo:
+ Hiện trạng: Đông Hưng là một trong nhưng huyện của tỉnh có thế mạnh về chế biên lương thực, thực phẩm. Hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp (1 nhà nước và 2 ngoài quốc doanh) hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ cây lúa nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. bên cạnh đó còn nhiều cơ sở sản xuất lớn nhỏ ở các xã trong toàn huyện
+ Định hướng: mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm cảu huyện trong những năm tới là tăng năng suất để giữ ổn định sản lượng. ưu tiên lúa có chất lượng cao, lúa đặc sản, từng bước hình thành vùng lúa hàng hoá xuất khẩu đáp ứng cho các cơ sở sản xuất. Do đó cần tập trung củng cố và đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tập trung cải tiến công nghệ để sản xuất có hiệu quả hơn
- Chế biến thức ăn gia súc:
+ Hiện trạng: hiện trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 tấn/năm. Đây là nhà máy chế biến có công nghệ tương đối hiện đại của trung quốc. Hiện nhà máy đã và đang hoạt động với chiều hướng tốt
+ Định hướng: khuyến khích cơ sở mở rông quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất phục vụ cho nhu cầu ngỳa càng tăng ở địa phương. Bên cạnh đó cũng hình thành các vùng chuyên trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy…
- Chế biến bánh kẹo, thực phẩm
+ Hiện trạng: trên đại bàn huyện có xã nguyên xã chuyên sản xuất bánh cáy được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên thưói gian vừa qua các cơ sở chưa biết phát huy thế mạnh sản phẩm độc đáo của mình, tình trạng sản xuất chủ yếu là làm bằng thủ công chưa đưa thiết bị tiên tiến và sản xuất nên làm ra chất lượng chưa cao, bên cạnh đó còn kể đến tình trạng làm nhái, hàng kém chất lượng của một số địa phương khác đã làm cho uy tín của sản phẩm thời gian qua giảm sút. Ngoài ra còn các cơ sửo sản xuất; bún, đâu, nấu rượu, giò chả…
+ Định hướng: duy trì và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tại và tiêu dùng ngoài tỉnh. khuyến khích
mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đồng thừo làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thi…
- Chế biến thị lơn xuất khẩu:
+ Hiện trạng: Đông Hưng chưa có cơ sở chế biến thịt lợn xuất khẩu mà chủ yếu các cơ sở đi thu gom sau đó chở trực tiếp đi bán cho các công ty chế biến thực phẩm đông lạnh của Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh
+ Định hướng: cần đẩy mạnh từ hình thức chăn nuôi cổ truyền sang hình thức chăn nuôi công nghiệp và bàn công nghiệp, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, cần xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gia cầm thịt lợn xuất khẩu
- Chế biến rau quả:
+ Hiện trạng: trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến rau củ quả, kể cả qua sơ chế. So với một số huyện trong tỉnh thì việc trồng rau màu thực phẩm của huyện còn hạn chê chủ yếu là tự cung tự cấp
+ Định hướng: xây dựng nhà máy chế biến rau màu thực phẩm xuât khẩu như: dưa chuột, cà chua, tỏi, ớt, nấm… tiến hanh quyhoạch vùng trồng màu phục vụ nguyên liệu cho nhà máy
c) Chế biến cói, mây tre đan - Dệt chiếu:
+ Hiện trạng: là một nghề có thế mạnh của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có một số xã dệt chiếu như: Đông Hà, Đông Giang, Đông Vinh, đông cường… sản lượng hàng năm đạt 3,47 triệu chiếc giá trị sản xuất đạt trên 30,7 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động
+ Định hướng: tiếp tục duy trì và mở rộng các xa trên đồng thời nhân rộng ra các xã khác trong huyện. phấn đấu đến năm 2010 sản phẩm đạt 10 triệu lá, giá trị sản xuất đạt trên 70 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động
- Nghề mây tre đan:
+ Hiện trạng: so với các huyện khác thì nghề mây tre đan của Đông Hưng phát triển chậm. Tuy nhiên hàng năm nghề cũng giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động và giá trị sản xuất đạt 3.000 triệu đồng
+ Định hướng: tiếp tục phát triển ở các xã hiện có đồng thời nhân rộng ra các xã khác
d) Sản xuất cơ khí và dịch vụ sửa chữa
- Hiện trạng: hiện trên địa bàn huyện có công ty cổ phần cơ khí nông nghiệp đảm nhiệm sửa chữa các dịch vụ cơ khí và một số điểm dich vụ sửa chữa đóng mới phương tiện giao thông. Ngoài ra còn có hàng trăm điểm cơ khí, hàn xì nằm ở các xã, thị trấn
- Định hướng: hình thành các cụm sản xuất cơ khí, dchj vụ sửa chữa ở các trung tâm tiểu vùng và ở thị trấn Đông Hưng, Đông Hợp để sửa chữa các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, phục vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đầu tư mở rộng quy mô và nâng cấp chất sửa chữa của công ty cổ phần cơ khí nông nghiệp huyện thành cơ sở có khí trụ cột của huyện để đáp ứng nhu cầu sửa chữa các thiết bị, máy móc…
e) Sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ
- Hiện trạng: trên địa bàn huyện hiện nay rải rác các cơ sửo sản xuất đồ gỗ dân dụng tại các xã và thị trấn chủ yếu nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa, các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu nhập từ các tỉnh lân cận. Hiện trên địa bàn huyện có duy nhất một doanh nghiệp đang tổ chức dạy nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu
- Định hướng: đời sống dân cư ngày càng tăng nhu cầu những đồ gỗ mỹ nghệ có mẫu mã đẹp chất lượng cao rất lớn. Do đó bên cạnh các cơ sở
hiện có cần khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Trước mắt là tạo điều kiện và hỗ trợ doang nghiệp dạy nghề đồ gỗ mỹ nghệ
f) Sản xuất khai thác vật liệu xây dựng
- Hiện trạng: bình quân toàn huyện sản xuất được khoảng 30 triệu viên gạch thu công nhưng chất lượng chưa cao chủ yếu dùng trong xây dựng dân dụng và đáp ứng tiêu dùng nội tại của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên tình trạng đốt gạch của các hộ tư nhân rất tuỳ tiện đã ảnh hưởng xấu đến mặt bằng canh tác và môi trường sinh thái. Bên cạnh đó huyện còn có 1 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel.
- Định hướng: nhu cầu xây dựng ngày càng cao do đó nhau cầu gạch có chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn về kích thước và độ bền. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu cần đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất gạch, đồng thời quy hoạch vùng lấy đất ở các xã cho sản xuất để hạn chế tình trạng phá vỡ mặt bằng như hiện nay. Cần phát huy các vùng đất ven sông Trà Lý, sông Tiên Hưng và các vùng có lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng
1.2.2. Quy hoạch vùng nguyên liệu a) Trồng dâu nuôi tằm
Đông Hưng có những cánh đồng dâu lớn trải dài từ xã Lô Giang, An Châu, Liên Giang, Minh Tân sang mãi Bạch Đằng, Hoa Nam và các xã ven sông Trà Lý với diện tích hàng trăm ha dâu. Mặt khác do địa hình kiến tạo nên huyện Đông Hưng có diện tích đất cát cao và đất phù sa bãi sông, cát triều sông rất phù hợp với trồng dâu
Năm 2001 Đông Hưng đã đầu tư cho nghề trồng dâu nuôi tằm 1.992 triệu đồng trong đó nguồn vốn hỗ trợ gần 200 triệu đồng để hỗ trợ nông dân tiền mua giống dâu và chuyển giao kỹ thuật, tiền hỗ trợ quỹ khuyến nông 45.5 triệu đồng, quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.330 triều
đồng và vốn nông dân 766 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành có hiệu quả khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm
Hướng quy hoạch: khôi phục các bãi dâu ven sông Trà Lý gồm các xã: Bạch Đằng, Hồng Giang, Hoa Nam, Trọng Quan, Đông Mỹ, Đông Á, các xã này cây dâu được tròng ở các bãi đất cao, còn nơi thấp sẽ bố trí trồng đay, các cây màu thực phẩm. Vùng bãi sông Tiên Hưng, sông sa lung và các triền sông khác ở các xã Lô Giang, Minh Tân, Liên Giang, An Châu. Ngoài ra cây dâu còn được trồng phân tán để tận dụng đất, vườn tạp, ở các địa điểm đất tôn lập trang trại, chăn nuôi lợn, cá, xen canh với vườn cây ăn quả của gia đình nông dân. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích trồng dâu của toàn huyện khoảng 250- 300 ha. Sản lượng kén đạt khoảng 350 đến 500 tấn, giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 đến 2.000 lao động
b) Trồng hoa màu. Cần tập trung mạnh thâm canh, đổi mới phương thực thâm canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng mở rộng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao, bảo đảm diện tích gieo trồng vụ đông từ 40 – 45% diện tích canh tác. Đồng thời quy hoạch vùng chuyên trồng hoa màu phục vụ cho nhà máy chế biến hoa quả ở các vùng ven sông Tiên Hưng, sông thống nhất, sông Trà Lý..
c) Trồng cói: để đáp ứng một phần nguyên liệu cói cho dệt chiếu của huyện đói hỏi cần thiết phải quy hoạch các vùng trồng cói. Trọng tâm của vùng quy hoạch là phục hồi các vùng trồng cói trước đây cảu các xã: Đồng Cường, Đông Vinh, Đông Hà, Đông Giang, Đông Sơn, đông xá.