nghiệp
- Phát triển ngành công nghiệp toàn diện, bền vững, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đia thẳng vào hiện đại
- Phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh
- Khuyến khíc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Phát huy nội lực là quyết định đồng thời mở rộng nâng cáo hiệu quả hợp tác quốc tế
- Lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng địa phương từng vùng. Trước hết cần phát huy thế mạnh của nông nghiệp để tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất quy mô lớn, chọn bước đi thích hợp cho các ngành công nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, khai thác và công nghệ cao trên nguyên tắc lựa chọn một cơ cấu công nghiệp hợp lý
- Chuyển mạnh từ một nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất. Nâng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu
- Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị trên cơ sở phân bố dân cư, hình thành các đô thị nhỏ trên trục giao thông xung quanh các đô thị lớn, các khu công nghiệp, công nghệ cao, đảm bảo giữ gìn, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử có giá trị của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
Theo quan điểm trên định hướng tổng quát phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2015 là: tập trung cao đọ sức lực, phát triển đi trước các ngành có tính chất kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như điện, thép, hoá dầu; tranh thủ đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nông thôn làm cho sản xuất thực sự trở thành hàng hoá; phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; tăng cường khai thác và chế biến khoáng sản
Định hướng tổng quát đó cần được thực hiện với sự tuân thủ phương châm chiến lược: đi thẳng vào công nghệ hiện đại, sớm chấm dứt tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu kể cả về thiết bị mới đã lạc hậu và thiết bị cũ; chuyển mạnh từ gia công cho nước ngoài sang thực sự sản xuất, chế biến
kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước, chấm dứt tình trạng khai thác với hệ số hữu ích thấp và xuất khẩu khoáng sản dạng thô
Sự phát triển của công nghiệp cần có lộ trình phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ nay đến năm 2015 có thể phân ra như sau:
a) Giai đoạn 2006-2010: đây là giai đoạn tiếp tục tạo nền tảng cho quá trình tăng tốc về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở một số lĩnh vực thiết thực, khả thi đó là phát triển nhanh một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng (chế biến lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng dệt, may, giày dép, đồ dùng gia đình… ) nhằm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước, vừa tăng khả năng xuất khẩu. Yêu cầu đặt ra là phải với tới những công nghệ tiên tiến để đẩy lui sự lấn át của hàng ngoại và tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Thực hiện theo hướng này có thể tranh thủ được dòng dịch chuyển công nghệ từ các nước NICs và ASEAN. Hơn nữa, đây là những ngành không đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh, không đòi hỏi điều kiện cao về bảo đảm cơ sở hạ tầng
Phát triển một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền (điện tử dân dụng, thiết bị gia đình, xe máy…) và phương tiện vận tải nhỏ (ô tô, xe vận tải…)
b) Giai đoạn 2011-2015: mục tiêu của chặng đường này là đẩy nhanh quá trình công nghiệp phấn đấu đưa GDP/người/năm đạt khoảng 800 – 1.000 USD vào năm 2010 và 1.500 USD vào năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 80% trong GDP, trong đó công nghiệp khoảng 40%
Trong chặng đường đẩy nhanh công nghiệp hoá cần tập trung vào phát triển mạnh các ngành công nghiệp hạ tầng: điện, hoá dầu, thép và các ngành chế tạo máy, điện tử, tự động hoá hướng về xuất khẩu, đưa các ngành công nghiệp và dịch vụ vào tin học hoá
B – các giải pháp phát triển CN - TTCN