Thành lập Tổ quản lý tài sản:

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

II. Những vấn đề liên quan đến yêu cầu tuyên bố phá sản: 1.Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn:

3. Thành lập Tổ quản lý tài sản:

Quản lý tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là một trong những vấn đề cơ bản mà Luật phá sản các nớc đều đề cập tới. Mục đích của việc quản lý tài sản là nhằm tránh việc tẩu tán, thất thoát tài sản, bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Luật phá sản của các nớc đều có điều khoản quy định về ngời quản lý tài sản. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội của các nớc khác nhau nên pháp luật quy định cơ cấu tổ chức cũng nh vị trí, vai trò của các cơ quan này là khác nhau:

Thứ nhất: Về thời điểm cử nhân viên quản lý tài sản.

Đa số các nớc quy định việc cử nhân viên quản lý tài sản đợc bắt đầu khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (Luật phá sản của Nam T, Thuỵ Điển…). Có nớc quy định việc cử nhân viên quản lý tạm thời trong khoảng thời gian từ khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản tới khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản (Luật phá sản của Anh).

Thứ 2: Về đối tợng có quyền chỉ định nhân viên quản lý tài sản.

Phần lớn các nớc đều quy định quyền này thuộc toà án (Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Malayxia…) cũng có nớc nếu hội nghị chủ nợ không chấp nhận quản lý viên do hội nghị chủ nợ bầu (Luật phá sản của ESTland). Luật phá sản của Anh, Mỹ quy định chủ nợ có quyền cử ngời quản lý tài sản.

Thứ 3: Về số lợng nhân viên quản lý tài sản.

Có nớc quy định chỉ có một nhân viên đứng ra quản lý tài sản (Luật phá sản úc, Nga). Theo bộ luật thơng mại Sài Gòn 1972 thì số quản tài viên có thể thay đổi trong quá trình giải quyết phá sản nhng không nhiều hơn 3 ngời. Cũng có nớc nh Hunggari đã quy định một tập thể có trách nhiệm quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.

Thứ 4: Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên quản lý tài sản.

Luật phá sản của nhiều nớc quy định cho nhân viên quản lý tài sản có quyền hạn rất lớn. Luật phá sản Mỹ quy định nhân viên quản lý tài sản là ngời thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Luật phá sản úc quy định, Toà án chỉ định một nhân viên quản lý tài sản sau khi có sự thoả thuận của ngời đó với các chủ nợ, nhân viên quản lý tài sản có quyền hạn rất lớn, họ tham gia tố tụng một cách độc lập và không lệ thuộc vào thẩm phán khi giải quyết các vấn đề có tính chất kinh doanh.

Bên cạnh đó một số nớc, Tổ quản lý tài sản chỉ có chức năng là kiểm tra và giám sát tài sản của doanh nghiệp đẻ ngăn chặn và loại trừ những hành vi nhằm tẩu tán tài sản của doanh nghiệp (Luật phá sản Hunggary).

Nh vậy mặc dù có những điểm khác nhau nhng Luật phá sản của các nớc đều thể hiện vai trò quan trọng của nhân viên quản lý tài sản, coi đó là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình giải quyết phá sản.

ở Việt Nam xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nớc Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định tổ quản lý tài sản đợc thành lập cùng với quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp và Điều 17 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 thì thành phần Tổ quản lý tài sản bao gồm:

a. Một cán bộ Toà kinh tế cấp tỉnh, do Chánh toà kinh tế cùng cấp chỉ định làm tổ trởng.

b. Một chấp hành viên của phòng thi hành án cấp tỉnh do trởng phòng phân công.

c. Chủ nợ có số nợ nhiều nhất.

d. Một đại diện cho doanh nghiệp mắc nợ do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp t nhân, chủ doanh nghiệp 100% vốn đầu t nớc ngoài do Hội đồng quản trị cử.

e. Một đại diện Sở Tài chính, do giám đốc sở Tài chính cử.

f. Một đại diện ngân hàng Nhà nớc cấp tỉnh, do giám đốc ngân hàng đó cử.

Và tuỳ trờng hợp cụ thể, Chánh toà kinh tế có thể mời thêm một số chuyên gia khác tham gia tổ quản lý tài sản (Điều 17 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994).

Thành viên tổ quản lý tài sản có thể mời tham gia cùng một lúc 3 tổ quản lý tài sản và có thể từ chối sự chỉ định nếu có lý do chính đáng. Thành viên tổ quản lý tài sản chịu sự điều hành của tổ trởng tổ quản lý tài sản và chịu sự giám sát của thẩm phán. Chánh toà kinh tế có thể bác bỏ thành viên do Hội nghị chủ nợ đề cử, nếu có lý do chính đáng và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đợc thông báo này. Hội nghị chủ nợ phải chọn ngời khác đại diện. Nếu có khiếu nại sẽ do Chánh toà án nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ quản lý tài sản đợc quy định chi tiết tại Nghị định 189/CP và Công văn 457/KHXX ngày 21/7/1994 của Toà nhân dân tối cao nh sau:

Tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp từ khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cụ thể là:

- Lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

- Giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, trong trờng hợp cần thiết, có quyền đề nghị thẩm phán áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w