Đánh giá chung về tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 39 - 42)

- Ban Thu hồi công nợ: Gồm hai thành viên có trách nhiệm giúp việc

2.3.Đánh giá chung về tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nộ

Chương 2: Thực trạng duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nộ

2.3.Đánh giá chung về tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nộ

sản phẩm của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội

2.3.1 Thành tích đạt được

● Sau một năm gặp khó khăn do chuyển đổi mô hình hoạt động, Công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định. Doanh thu và khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty đều tăng, Công ty đã thu được lợi nhuận đủ bù đắp lỗ lũy kế và bước đầu làm ăn có lãi ( lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 10,2 tỷ đồng ).

Lượng sản phẩm bán ra năm 2007 đạt 80.846 tấn, tăng 6.57% so với năm 2006. Lượng bán tăng đã làm cho doanh thu tăng từ 663.200 triệu đồng năm 2006 lên 702.500 triệu đồng năm 2007.

Đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại như Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, tình hình doanh thu và sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng có đóng góp lớn của công tác tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được chú trọng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn so với trước.

● Thị trường tiêu thụ của Công ty được duy trì và mở rộng hơn so với năm trước. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước. Trên các thị trường truyền thống như : Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Công ty đã duy trì ổn định được thị phần của mình, sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty bước đầu thâm nhập và phát triển tiêu thụ tai các thị trường mới như : Hải Phòng, miền Trung.

● Mạng lưới tiêu thụ của Công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Công ty tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống chi nhánh của mình rộng khắp cả nước.

2.3.2 Hạn chế

Kể từ khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, Công ty đã mất đi nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm chậm đổi mới và thích nghi với cơ chế mới, các biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế như: • Doanh thu và lượng tiêu thụ sản phẩm vẫn ở mức thấp so với trước cổ

phần hóa, chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty.

• Công ty chưa có chính sách đủ mạnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nên Công ty gặp nhiều khó khăn ngay cả ở những thị trường truyền thống. Sức cạnh tranh của các sản phẩm của Công ty không cao, Công ty dần đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, đặc biệt là với hàng Trung Quốc.

• Sản phẩm của Công ty không có khả năng cạnh tranh tại các thị trường mới mà Công ty muốn thâm nhập. Kết quả là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được mở rộng không đáng kể.

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

• Công tác nghiên cúu thị trường của Công ty chưa được quan tâm đúng mức. Nhân viên nghiên cứu thị trường chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, các kết quả dự báo còn dựa nhiều trên cảm tính. Hoạt động nghiên cứa thị trường còn hạn chế và hiệu quả không cao. Chính vì thế Công ty gặp khó khăn trong việc nắm bắt thị trường, sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

• Mạng lưới tiêu thụ của Công ty chưa hợp lý. Các xí nghiệp thành viên và chi nhánh mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Chính vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được mở rộng không đáng kể. Bên cạnh đó Công ty chưa thành lập được các đại lý tiêu thụ hàng hóa của riêng mình.

Điều này làm cho hệ thống phân phối của Công ty không hoàn chỉnh và không đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

• Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm tại hội chợ và công tác dịch vụ trước khi bán, các hoạt động như quảng cáo, dịch vụ sau bán, và tạo mối quan hệ với khách hàng gần như chưa được thực hiện. Vì vậy mà số người biết đến sản phẩm của Công ty còn hạn chế, khiến Công ty gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường mới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà sự cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt thì hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hiện đại là rất cần thiết vì nó sẽ giúp cho việc truyền bá thông tin đến khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện.

• Chính sách giá cả của Công ty chưa được sử dụng tích cực như là công cụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Công ty chưa xây dựng mức giảm giá theo khối lượng để có thể khuyến khích khách hàng, việc giảm giá chỉ mới được sử dụng như là biện pháp tình thế trong một số giao dịch mà Công ty gặp khó khăn.

• Sản phẩm tiêu thụ của Công ty chưa thực sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó Công ty chưa đưa ra chiến lược cụ thể cho từng sản phẩm.

• Công ty chưa quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm thông qua đấu thầu cung cấp hàng hóa. Các hợp đồng bán sản phẩm của Công ty hầu hết được bán thông qua đàm phán trực tiếp. Trong các lần tham gia đấu thầu thì Công ty thường thất bại do chưa quan tâm đế việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 39 - 42)