ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 44 - 47)

- Nợ xấu: Trước năm 2005, khi chưa có quyết định 493 về phân loại nợ xấu thì chỉ tiêu NQH là chỉ tiêu chính phản ánh RRTD tại Chi nhánh Từ năm 2005 trở đi thì chỉ tiêu Nợ

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Năm 2006, dưới sự chỉ đạo kịp thời và cương quyết của Ban giám đốc Chi nhánh, sự nỗ lực của Cán Bộ công nhân viên trong Chi nhánh, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có những chuyển biến mạnh mẽ ngay từ nhận thức thể hiện vấn đề chất lượng tín dụng được coi trọng hàng đầu, tỷ lệ Nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức thấp hơn kế hoạch Trung Ương giao... NH đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của các NHTM tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

Bên cạnh đó, quản lý rủi ro tín dung vẫn còn một số tồn tại, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các NH vẫn còn ở mức cao hơn so với nhiều Ngân hàng trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.

Công tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng tại nhiều NH vẫn còn yếu. Việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt; Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Nguyên nhân của tình hình này là do:

Thứ nhất, chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá tới từng cán bộ

tín dụng.. Thực tế hiên nay, chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá như vậy tới từng cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng phải thực hiện phần lớn quy trình cho vay đối với mọi doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và hiệu quả của công việc bới vì không phải cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu về tất cả các ngành nghề kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của tất cả các loai hình doanh nghiệp.

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi, khó khăn và đặc thù riêng, nếu thực hiện phân công theo loại hình doanh nghiệp hoặc theo ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có điều kiện hiểu sâu hơn về từng ngành nghề, linh vực hoặc loại hình doanh nghiệp mà mình phu trách. Như vậy thì chất lượng của tín dung sẽ được nâng cao, việc theo dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng hơn.

Thứ hai, những hạn chế do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

Mặc dù chất lượng phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng phải kể đến đó là khả năng đánh giá của mỗi cán bộ tín dung. Một trong những hạn chế chủ yếu về phía Ngân hàng hiện nay là do trình độ non yếu không đủ khả năng đánh giá phân biệt phương án hoặc dự án khả thi hay không khả thi của doanh nghiệp. Do vậy, Ngân hàng phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế này.

Thứ ba, tính trung thực của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn chưa cao.

Thực tế hiện này, chỉ có các báo cáo tài chính của nhưng doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hoặc những doanh nghiệp Nhà nước là có độ tin cậy cao. Nội dung đầy đủ chi tiết do hoạt động của những loại hình doanh nghiệp này được quản lý khá chặt chẽ bởi một hê thống các quy chế quản lý tài chính của Nhà nớc, bên cạnh đó các doanh nghiệp này cũng thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về kế toán, tài chính. Trong khi đó, đối tư- ợng khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng hướng tới lại là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mà hiên nay cơ chế tài chính quy định đối với các loại hình doanh nghiệp này còn khá lỏng lẻo, việc thực hiên các quy đinh về hạch toán. kế toán của doanh nghiệp chưa đầy đủ, chính xác. Các doanh nghiệp thường nộp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính phản ánh một cách có lợi nhất cho mục đích tín dụng và giao dịch với Ngân hàng. Vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác phân tích đánh giá khách hàng nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng.

Thứ tư, hạn chế trong quy trình cấp tín dụng đặc biệt ở khâu phân tích doanh nghiệp. Những nội dung trong từng phương diện thẩm đỉnh mà Ngân hàng đang thực hiên còn chưa đầy đủ, sơ sài, đôi khi thiếu những nôi dung phân tích cơ bản. Điều này hầu như diễn ra trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích các hê số tài chính, Ngân hàng thường ít quan tâm đến nhóm các hệ số sinh lời, khả năng hoạt động và cơ cấu nợ. Những đánh giá của cán bô tín dụng phòng không có sự so sánh về tương quan ngành và so sánh xu hướng của các chỉ tiêu theo thời gian (so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành theo thời gian).

Thứ sáu, công tác xếp hạng doanh nghiệp trong quá trình cấp tín dụng của Ngân Hàng

hiện vẫn chưa thực hiện hoàn chỉnh xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết định 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, bản thân QĐ 493 cũng cần được điều chỉnh và đổi mới theo hướng quản trị rủi ro phải theo qui chuẩn của sổ tay tín dụng để phản ánh đúng các tiêu chí rủi ro theo “493” thực tế chứ không phải “493” danh nghĩa theo hệ thống báo cáo và còn nhiều khe hở như hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 44 - 47)