Đối với phó giám đốc Chi nhánh:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 35 - 40)

Bảng 3 : Mức uỷ quyền cụ thể kèm theo quyết định 1369 đối với Phó giám đốc(Đơn

vị:Tỷ đồng)

GIỚI HẠN DƯ NỢ CAO NHẤT ĐỐI VỚI PHÓ GIÁM ĐỐC

Cho vay Bảo lãnh

Tổng công ty Doanh nghiệp Khác Tổng công ty Doanh nghiệp Khác

35 20 1.25 25 17.5 05

Việc quy định cụ thể như trên đã quy định rõ mức trách nhiệm của từng cán bộ có thẩm quyền, qua đó tăng tính chịu trách nhiệm với khoản vay. Hơn nữa, phân cấp phán quyết sẽ giúp cho NH kiểm soát tốt các khoản tín dụng, chánh tăng trưởng quá nóng, dễ gây ra rủi ro tín dụng lớn mà bản thân NH cũng không có khả năng chịu được.

2.2.1.3. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng được băt đầu từ khi Cán bộ tín dụng (Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng) nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lí hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng ngắn hay dài hạn đều bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lí phát sinh.

Bước 6: Thanh lí hợp đồng tín dụng

Có thể thấy quy trình tín dụng như trên có thể giúp chi nhánh có thể ra quyết định một cách khá chính xác về năng lực khách hàng. Đó cũng là một cách hiệu quả chi nhánh đã áp dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng khi cho vay là các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Tính đến thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007 Phòng tín dụng của Chi nhánh có quan hệ tín dụng với hơn 40 khách hàng lớn, chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn cổ phần chi phối của Nhà nước. Trong đó có quan hệ với các đơn vị trực thuộc 7 tổng công ty. Hầu hết các khách hàng đều là khách hàng truyển thống và có đến 65% khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh vào thời điểm cuối tháng 12/2006 là 588 tỷ đồng (chiếm 53,26% tổng dư nợ). Điều này cho thấy nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác hệ thống NH ĐT&PT với đặc trưng là cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển nên tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn thường xuyên ở mức cao, thường xuyên chiếm trên 40% tổng dư nợ. Tính đến thời điểm 31/12/2006, dư nợ dài hạn của chi nhánh đạt 46,74% tổng dư nợ của chi nhánh.

Hiện tại, Chi nhánh đã và đang cho vay nhiều dự án lớn với thời ậhn tương đối dài, diển hình là dự án đầu tư Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông với giá trị 55 tỷ, giải ngân trong vòng 5 năm.

Một mặt đáng chú ý nữa là do đặc trưng khách hàng của Chi nhánh, các Dự án vay vốn chủ yếu là các Dự án phục vụ cho đầu tư xây lắp, một trong những lĩnh vực đòi hỏi phải có hiểu biết kỹ thuật cao và độ rủi ro cao, do vậy để phòng chống và giảm thiểu rủi ro khi tham gia tài trợ vốn cho những dự án này, Ngân hàng cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tín dụng.

Một mặt cần phải tìm các biện pháp nâng cao tài sản đảm bảo trong việc cho vay các dự án, vì các dự án thường có mức vay vốn rất cao. Do đó muốn giữ vững tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo thì phải thắt chặt điều kiện với khách hàng.

Cuối cùng, cần phải chấp hành các văn bản chỉ đạo của TW về việc giới hạn tăng trưởng tín dụng không quá 18%, trong đó dư nợ tín dụng trung- dài hạn không quá 40%, do đó việc quyết định cho vay trung- dài hạn cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, khi quyết đụnh cho vay thì các khâu kiểm tra giám sát phải được tiến hành hết sức nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả an toàn và sinh lời của đồng vốn Ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh

2.2.2.1. Quy mô, cơ cấu, chất lượng các khoản tín dụng tại Chi nhánh

Bảng 4: Thực trạng hoạt động tín dụng tại NH ĐT&PT Hà Tây

Stt Chỉ tiêu TH2005 KH2006 Thời điểm báo cáo 31/12/06 %TH %KH 1 Dư nợ tín dụng 916 1.163 1.104 21 95 - Ngắn hạn 495 588 19 - Trung, dài hạn 414 516 25 - Kế hoạch Nhà nước + Chỉ định 7 - -

2 Dư nợ theo loại tiền VNĐ 809 995 23

3 Dư nợ tín dụng bình quân 870 1,085 25

4 Tỷ trọng dư nợ T,DH/

Tổng dư nợ (%)

46 50 49

5 Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc

doanh/ Tổng dư nợ (%) 17 12 15 6 Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ (%) 59 64 64 7 Nợ quá hạn 4,1 11,6 3,1 -24% - Ngắn hạn 1,5 2,5

- Trung, dài hạn 0,3 0,6 - Kế hoạch Nhà nước và

Chỉ định

2,3 -

8 Tỷ lệ nợ xấu theo điều 6 1,5 2 1,93%

9 Tỷ lệ nợ xấu theo điều 7 - 6,58%

10 Nợ hạch toán ngoại bảng 13 16 23

11 Thu nợ hạch toán ngoại bảng

1,8 2,1 1,97 93

12 Thu nợ chỉ định 0,83 0,73 0,77 106

13 Dư lãi treo 9,8 3,6

14 Thị phần tín dụng 15 14

Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn NHĐT&PT Hà Tây(Đơn vị: tỷ đồng)

Như vậy tính đến thời điểm 31/12/2006:

- Dư nợ tín dụng (Không bao gồm Uỷ thác đầu tư, nợ khoanh chờ xử lý) đạt 1.104 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với đầu năm (số tuyệt đối tăng 188 tỷ đồng, đảm bảo đúng giới hạn tín dụng Trung Ương giao.

- Về cơ cầu tín dụng: Cơ cấu tín dụng được đổi mới và chuyển dịch theo hướng mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế và dân cư, mọi ngành nghề kinh doanh được Nhà nước cho phép. Cụ thể:

+ Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đạt 49% (Kế hoạch Trung Ương giao tối đa 50%) + Tỷ trọng dư nợ ngoài Quốc doanh đạt 15% (Kế hoạch Trung Ương giao là 12%) + Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo là 64% (Kế hoạch Trung Ương giao là 64%) - Về chất lượng tín dụng:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn 0,27%

+ Tỷ lệ nợ xấu theo điều 6 QĐ 493: 1,93% + Tỷ lệ nợ xấu theo điều 7 QĐ 493: 6,58%

+ Chỉ đạo quyêt liệt và tập trung các giải pháp để xử lý nợ xấu gắn với công tác thu hồi nợ xấu, trong năm Chi nhánh đã thu nợ ngoại bảng đạt: 2.607 triệu đồng đạt 102% kế hoạch Trung Ương giao. Thu nợ chỉ định 864 triệu đạt 102% kế hoach Trung Ương giao

- Nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,27% (So với kế hoạch Trung Ương giao <1%).Như đã thấy ở các phần trên ta có thể dễ dàng nhận thấy chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây đang có tỉ lệ nợ quá hạn rất nhỏ. Đây là một chỉ tiêu mà nhiều ngân hàng thương mại khác cần phấn đấu đạt được. Trong phần này ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng mà chi nhánh đang gặp phải.

Nợ quá hạn tại chi nhánh hầu như là nợ quá hạn ngắn hạn, và nợ quá hạn phần lớn đều là nợ quá hạn có tài sản đảm bảo. Ta có thể xem xét nợ quá hạn của chi nhánh qua bảng sau:

Bảng 5: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua chỉ tiêu nợ quá hạn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ 916 1104

Tổng nợ quá hạn

- Nợ quá hạn, ngắn hạn

- Nợ quá hạn trung, dài hạn

- Kế hoạch Nhà nước + Chỉ định

% so với tổng dư nợ (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ)(%) 4.1 1.5 0.3 2.3 0.45 3.1 2.5 0.6 0 0.28

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006

Doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên (từ 916 tỷ đồng lên 1104 tỷ đồng) trong khi tổng nợ quá hạn lại giảm đi (từ 4,1 xuống còn 3,1 tỷ đồng) đã làm cho Tỷ lệ (%) nợ quá hạn so với tổng dư nợ của chi nhánh giảm mạnh từ 0,45% xuống 0,28% trong khi nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên. Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản tín dụng của chi nhánh đã tăng lên đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động kinh doanh mà Chi nhánh cần phải tiếp tục duy trì và phát huy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)