1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty thông tin d
2.3.3. Những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại của
ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
- Năm 2008 được dự báo là một năm có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt trên thị trường thông tin di động với sự triển khai các chiến lược đầu tư và sản xuất kinh doanh đầy tham vọng của tất cả 6 nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là đối thủ Viettel. Trong thời gian tới thị trường thông tin di động Việt Nam sẽ có 7 mạng thông tin di động và số mạng sử dụng công nghệ GSM sẽ là 5. Đầu năm 2008, mạng Gtel đã được Bộ thông tin và truyền thông văn cấp giâý phép hoạt động. Mạng thông tin di động HT Mobile đã bắt đầu chuyển từ công nghệ CDMA sang công nghệ
2.3.3. Những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại của Công ty thông tin di động VMS thông tin di động VMS
* Những thành tựu đạt được
Trong nhiều năm qua, sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn liền với chất lượng mạng lưới thông tin di động MobiFone. Chính vì thế, việc đảm bảo chất lượng mạng lưới luôn là ưu tiên hàng đầu của Công ty thông tin di động VMS. Trong 3 năm liền, mạng điện thoại di động MobiFone được đánh giá là mạng thông tin có chất lượng tốt nhất về chất lượng thoại, tính cước, chỉ tiêu về dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Theo kết quả đo kiểm lần đầu tiên được công bố chính thức của Cục quản lý chất lượng Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin MobiFone có các chỉ tiêu vượt trội so với tiêu chuẩn của ngành và kết quả đo kiểm của các mạng thông tin di động khác.
Về thuê bao và doanh thu, Công ty thông tin di động VMS đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do tập đoàn Bưu chính viễn thông giao. Kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS năm 2007 có thể so sánh với với kết quả của 14 năm xây dựng và phát triển trước đó.
Về phát triển mạng lưới, Công ty thông tin di động VMS đã có những bước tiến mạnh mẽ và táo bạo trong việc triển khai các kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới với quy mô vượt trội so với các năm về trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007 số trạm phát sóng với dung lượng mạng lưới mở rộng và phát triển gấp 2 lần so với năm 2006.
Công ty thông tin di động VMS luôn là đơn vị tiên phong trong các công ty thông tin di động trong việc tìm hiểu và áp dụng các giải pháp tiên tiến nhất như EDGE, ARM, Enhance full rate, Công nghệ nhảy tần nhóm Synthesizer (công nghệ nhảy tần số nhóm mới nhất của mạng GSM trên thế giới)… nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ và những tiện ích tốt nhất. Các công nghệ hiện đại bậc nhất này cho phép MobiFone quy hoạch lại tần số cho mạng lưới tốt hơn đặc biệt tại các vùng đô thị có mật độ người sử dụng điện thoại di động cao, giúp cho chất lượng cuộc gọi của MobiFone được nâng cao đáng kể so với sử dụng dịch vụ cũ. MobiFone trở thành mạng GSM đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với ADSL. MobiFone đã phủ sóng GPRS toàn quốc với dung lượng mạng lưới cho phép đáp ứng 2,8 triệu khách hàng.
Công ty thông tin di động VMS luôn chú trọng xây dựng và triển khai các chương trình nhận diện thương hiệu đi đôi với chủ động nghiên cứu các dịch vụ mới cho khách hàng. Thương hiệu MobiFone được đánh giá cao và được người tiêu dùng tin tưởng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thông tin di động.
Sự tín nhiệm của người tiêu dùng cũng như sự thừa nhận của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước không ngừng được củng cố và phát triển, nổi bật nhất phải kể đến:
Công ty vinh dự được Tổ chức UNDP xếp hạng Top 20 trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Được người tiêu dùng bình chọn và trở thành nhà cung cấp tại Việt Nam 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm, cùng với 2 giải thưởng khác dành cho mạng có dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ phi điện thoại tốt nhất tại lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí E-chip mobile tổ chức.
Đó là những thành tựu đáng ghi nhận của Công ty thông tin di động VMS trong những năm qua. Bên cạnh đó, công ty vẫn hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục.
*Những vấn đề còn tồn tại
Tiến độ cổ phần hoá công ty thông tin di động VMS diễn ra khá chậm dù đã kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh với Comvik để trở thành doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước từ năm 2005 nhưng đề án vẫn phải sửa đổi nhiều lần. Theo dự kiến năm 2006 Công ty thông tin di động VMS sẽ tiến hành cổ phần hoá nhưng phải đến cuối năm 2008 mới có thể hoàn thành. Tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp diễn ra chậm do Công ty thông tin di động VMS là đơn vị đầu tiên của tập đoàn Bưu chính viễn Thông Việt Nam tiến hành cổ phần hoá, do đó đòi hỏi phải có sự xem xét tính toán thận trọng của công ty cũng như của Tập đoàn.
Kênh phân phối của công ty vẫn còn có những hạn chế như:
-Chất lượng và thái độ phục vụ của giao dịch viên tại các cửa hàng chưa cao và tương xứng với tầm cỡ của Công ty trong đó có nguyên nhân ít được đào tạo, động lực làm việc (lương, thưởng,…).
- Tình trạng thiếu SIM còn xảy ra tại các Trung tâm. Nguyên nhân chủ quan do chưa bám sát hoạt động bán hàng tại các Trung tâm, chưa chủ động trong hoạt động nhập SIM phục vụ bán hàng. Nguyên nhân Khách quan do chủng loại quá nhiều và phân bổ rất phức tạp cho từng đầu số và HLR, các Trung tâm cũng chưa chủ động trong kế hoạch bán hàng cho Đại lý.
- Lỗi hệ thống nạp tiền qua MobiEz vẫn tồn tại xảy ra cao nên lượng giao dịch nạp tiền qua MobiEz tăng không đáng kể.
Mặc dù được đánh giá là doanh nghiệp mạnh trong ngành Viễn thông, nhưng tốc độ phát triển và đầu tư mạng lưới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Công ty thông tin di động VMS còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Hiện nay MobiFone đang trong cạnh tranh gay gắt với các mạng khác để tăng số lượng thuê bao và phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường. Vấn đề còn tồn tại của MobiFone là nâng cao khả năng cạnh tranh của mạng trên thị trường thông tin di động. Thế mạnh của MobiFone là kinh nghiệm quản lý điều hành, chất lượng mạng lưới tốt và thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên những năm qua có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của Viettel đã vượt qua cả Vinafone và MobiFone về số lượng thuê bao. Đây là đối thủ chính của MobiFone trên thị trường thông tin di động. Vinafone là mạng di động cũng trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông như MobiFone tuy ra đời sau nhưng đã nhiều năm vượt MobiFone về số lượng thuê bao trên thị trường. Vị thế của mạng MobiFone luôn có nguy cơ đe doạ bởi 2 đối thủ này do vậy Công ty thông tin di động VMS cần có những biện pháp hiệu quả hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Lực lượng lao động của công ty đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng song đa số lại là lao động trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm về điều hành, quản lý. Mặc dù, công ty đã thường xuyên đào tạo những khoá huấn luyện, nâng cao trình độ cho nhân viên học hỏi từ những nhà khai thác nước ngoài nhưng cũng cần phải có thời gian thực tế để áp dụng vào nước ta.
Hiện nay, MobiFone đã phủ sóng trên 64 tỉnh thành của đất nước, chất lượng của mạng không ngừng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn những hiện tượng rớt mạng và mất sóng. Công ty có những thời điểm không lường hết được sự lớn mạnh của thị trường, khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động cũng như tiềm năng của họ nên không kịp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đó cũng một phần do hạn chế vốn kinh doanh, chưa có chính sách hỗ trợ
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS
1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam
Năm 2007 là năm có nhiều dấu ấn đối với ngành Viễn thông Việt Nam. Điều đó được thể hiện thông qua tổng số thuê bao toàn mạng đã lên tới hơn 30 triệu thuê bao,
hiện nay 100% số xã đã có điện thoại di động. Năm 2007 đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT tiếp tục triển khai thực hiện. VNPT đã hoàn thành chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Theo đó, từ bưu điện tỉnh hiện nay sẽ hình thành 2 đơn vị: Bưu điện tỉnh/thành phố trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và Viễn thông tỉnh/thành phố trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước đổi mới phát triển của VNPT trên thực tế, theo mô hình Tập đoàn Kinh tế. Điều này cũng chứng tỏ, viễn thông đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Năm 2007 cũng chứng kiến sự canh tranh quyết liệt cuả các mạng thông tin di động trên thị trường. Hiện nay trên thị trường thông tin di động Việt Nam có 6 mạng đang hoạt động, để tăng số lượng thuê bao và mở rộng vùng phủ sóng, các mạng đã liên tục nâng cao chất lượng và đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, đặc biệt là đợt giảm giá cước vào tháng 12/2007. Cước đã giảm xuống mức kỉ lục của hai mạng MobiFone và Vinafone: 20%; Viettel: 15%; S-fone: 1đồng/1s. Với dân số hiện nay khoảng 85 triệu người và tỷ lệ tăng trưỏng GDP hàng năm trên 8%, dự báo nhu cầu thị trường về dịch vụ viễn thông nói riêng và thông tin di động nói chung còn rất lớn và sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2008 với các số liệu sau:
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam trong những năm tới Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số thuê bao thực 17.420.000 30.032.000 47.932.000 63.749.000 76.499.000 Mật độ (%) 20.6 35.0 55.1 72.3 85.6 Tốc độ tăng trưởng 89.0 72.4 59.6 33.0 20.0 %Tổng thuê
bao điện thoại 71.2 78.9 84.4 86.7 87.7
(Nguồn Hot Telecom)
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam
Ngành viễn thông đã và đang từng bước thực hiện theo “ Chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu của chiến lược là:
-Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ cao và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã được xây
dựng, làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc.
-Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân cả nước trong khu vực, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng
-Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
- Xây dựng bưu chính viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước..
- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế. Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
“Năm 2010: Thiết lập mạng cấu trúc thông tin quốc gia, thành lập các khu công nghiệp phần mềm ở một số thành phố trong toàn quốc, cho tự do cạnh tranh trong thị trường thiết bị mạng tư nhân và chế tạo thiết bị mạng.
Năm 2020: Khuyến khích tiến ra thị trường nước ngoài đối với thiết bị mạng tư nhân và các công ty chế tạo thiết bị mạng.” (Theo chiến lược phát triển bưu chinh viễn thông)
2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty thông tin di động VMS