ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI.

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trong tiến trình văn học trung đại thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguỹễn Du (Trang 27 - 70)

1. Nguyễn Trãi với tấm lòng ưu ái “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

Với Nguyễn Trãi, ý thức trách nhiệm về “Trí quân trạch dân” luôn nung nấu trong lòng. Ý thức đó có lẽ đã được hun đúc từ thuở ấu thơ, được thấu truyền từ cha và ông ngoại. Hẳn không ai quên được lịch sử dân tộc nửa sau thế kỉ XIV, khi nhà Trần rơi vào tình trạng suy vi, nội loạn, ngoại xâm đều xảy ra, dân chúng đã lầm than như thế nào. Thơ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh đều cất lên đầy thương cảm nhưng đành bất lực:

“Hạn rồi lại lụt mấy năm liền, Lúa má đều hư, khổ khổ thêm. Ba vạn sách kia vô dụng hết, Bạc đầu đành phụ với dân đen.”

(Bài thơ làm tháng sáu năm Nhâm Dần –

Trần Nguyên Đán)

“Muôn dân rên xiết vì cơm áo, Vàng ngọc nhà ai chất thành gò.”

(Họa vần Kiểm chính Hồng Châu –

Nguyễn Phi Khanh) Thân phụ Nguyễn Trãi từng ao ước :

“Ví làm ống bể lo rèn được,

Thổi ấm lòng người khắp chín châu.”

(Mùa xuân lạnh – Nguyễn Phi Khanh)

Truyền thống quý báu đó đã sớm chảy vào tâm não Ức Trai. Để rồi, trọn đời mình ông luôn gánh nặng hai vai bởi lòng “ưu ái”:

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”

(Thuật hứng, bài 5)

“Ưu” tức là ưu quốc, “ái” tức là ái dân – lo nước thương dân trở thành một bổn phận hiển nhiên mà Nguyễn Trãi tự giao phó cho mình. Chính nỗi “tiên ưu” – lo trước cái lo của

thiên hạ – mãi canh cánh bên lòng khiến ông bao đêm thức trắng để rồi những vần thơ không

ngủ lại có dịp ra đời:

“Bình sinh độc bão tiên ưu chí, Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.”

(Suốt đời riêng ôm cái chí lo trước thiên hạ) Ngồi ôm gối lạnh , suốt đêm không ngủ)

(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm )

Thao thức trở thành một ám ảnh trong thơ Nguyễn Trãi, vì thế Xuân Diệu đã có những cẩm thông thật sâu sắc: “Các bạn ơi! Hơn năm thế kỉ rồi thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ…trong thơ Việt Nam, vời vợi cái lo âu điển hình của Nguyễn Trãi….Tóc bạc trên đầu, hòa lẫn với đêm khuya không ngủ, thơ Nguyễn Trãi thao thức một nỗi niềm gì….Người thi sĩ trước năm trăm năm đốt tâm hồn cháy vòi vọi ở giữa đất trời….Khắc khoải như con cuốc suốt đời, cho dẫu chết rồi, lòng ưu ái của ông vẫn cứ còn cháy ran trên trang thơ, trong lịch sử”[39, tr708]

Đúng vậy, chưa bao giờ Nguyễn Trãi trằn trọc vì bản thân. Đọc thơ Ức Trai – ta cảm nhận một sự quên mình đến cao cả, cái còn lại chỉ là lo cho nước cho dân:

“Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung.”

(Thuật hứng, bài 23)

“Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.”

(Báo kinh cảnh giới, bài 31)

Đọc những vần thơ trên người đọc không khỏi nhớ đến những câu thơ của Hồ Chí Minh, người lãnh tụ “chỉ biết quên mình cho hết thảy” – cũng đã từng thức trắng bao đêm giữa núi rừng Việt Bắc như thế:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

( Cảnh khuya )

Bác Hồ thật gần với Nguyễn Trãi, đó là sự gặp gỡ giữa những tâm hồn lớn hay chính truyền thống dân tộc hơn 500 năm trước luôn như nước vẫn chảy về đông? Nhiều đêm không ngủ vì

một nỗi âu lo không bao giờ dứt, “biên xanh” dường như cũng nhanh chóng nhuốm “màu sương khói”. Hình ảnh “mái đầu bạc” vì thế mà xuất hiện khá nhiều trong thơ Ức Trai, như một hệ quả đi liền với niềm thao thức:

“Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái.”

(Tự thuật, bài 1 )

“Nhớ chúa lòng còn son một tấc, Âu thì tóc đã bạc mười phân.”

(Bảo kính cảnh giới, bài 38)

Đường đường là một bậc khai quốc công thần, đã góp phần không nhỏ đưa đến quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người một đời quên mình, luôn mang trên vai gánh nặng lo nước thương dân; thế nhưng, lo bao nhiêu ông vẫn thấy chưa đủ, cống hiến bao nhiêu vẫn thấy như mình có lỗi vì bất tài vô dụng, chưa đạt được kết quả gì đáng kể cho nước cho dân:

“Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào thuở ích chưng dân.”

(Trần Tình, bài 1)

Đó thật sự là nỗi thẹn của một nhân cách lớn, của một người đã lấy trách nhiệm với cuộc đời làm lẽ sống cho bản thân. Vì thế, gánh nặng mặc cảm vì chưa báo được ơn vua nợ nước cứ đeo đẳng mãi và luôn thôi thúc ông hành động để đáp đền:

“Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời áo cha”

(Ngôn chí, bài 7)

“Bui có một niềm chăng nỡ trễ, Đạo làm con lẫn đạo làm tôi”

(Ngôn chí, bài 1)

“Âu còn nợ chúa cùng cha”

(Thuật hứng, bài 9)

“Bui một quân thân ơn cực nặng, Tơ hào chưa báo hãy còn âu”

Nguyễn Trãi vốn dĩ không thích chốn “mận đào”, đặc biệt là khi hoàn cảnh ngày càng trở nên bất như ý, thì giấc mơ về một mái nhà dựng bên bờ suối, dưới gốc mai để ngày ngày uống trà, thưởng nguyệt, ngâm thơ lại hiện về day dứt. Nhưng rồi, vì nước vì dân ông không nỡ chỉ tìm yên cho riêng mình. Ông luôn tự vấn rất nghiêm khắc với bản thân về vấn đề xuất xử. Và bao giờ lợi ích của dân của nước cũng được đặt lên hàng đầu dẫu riêng mình có chịu thiệt thòi. Thế cho nên, ngay cả khi lòng tự nhủ lòng:

“Non lạ nước thanh làm dấu, Đất phàm cõi tục cách xa.”

(Thuật hứng, bài 9)

Và không phải đã có lúc ông cảm thấy đường công danh thật vô nghĩa, tự trách mình sao cú nấn ná chưa chịu quay về:

“Cảnh thanh đường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào.”

(Mạn thuật, bài 13)

Để rồi lại tự ông trả lời :

“Nợ quân thân chưa báo được, Hài hoa còn bợn dặm thanh vân.”

(Ngôn chí, bài 11)

Quan niệm về cuộc đời của Nguyễn Trãi như thế là đã rõ, người có tài thì phải đưa cái tài ra giúp nước giúp dân, nếu quay về để sống an bần lạc đạo thì lẽ sống của ông lại bị đánh mất, bởi với ông tinh thần đại dụng chính là lẽ sống, ông chỉ muốn được cống hiến hết mình cho đất nước và nhân dân. Bởi vậy, sau này khi quyết định lui về Côn Sơn ở ẩn do hoàn cảnh, và ở đó được sống giữa thiên nhiên vạn vật theo đúng sở nguyện của mình, lòng ông có thanh thản hơn, song thật sự chưa bao giờ ông có được niềm vui trọn vẹn, tiếng gọi của dân – nước vẫn vọng về nhức nhối khiến ông phải trăn trở day dứt. Thế nên, ngay cả khi lòng dặn lòng hãy quên hết mọi việc, trở thành “người vô sự”, thì ý thức về ơn vua nợ nước vẫn mãi trong huyết quản, thấm tận mỗi tế bào:

“Chữ học ngày xưa quên hết dạng, Chẳng quên có một chữ cương thường”

(Tự thán, bài 12)

“Nhân gian mọi sự đều quên hết, Một sự quân thân chẳng khứng nguôi”

(Tự thán, bài 36)

Có thể nói tấm chân tình của Nguyễn Trãi với đất nước với muôn dân cứ mãi sắt son, thắm tươi như máu, bền chặt với thời gian, dẫu thói tục có đảo điên, lòng người có thay đổi thì “tấm lòng son” đó vẫn lấp lánh dưới ánh sáng của nhật nguyệt – “Dãi lòng son nhật

nguyệt thâu” (Trần tình, bài 4) – và mãi vẹn nguyên trong mỗi trang thơ:

“Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa, Thập niên thanh chức ngọc hồ băng”

(Mạn hứng, bài 2)

(Một tấm lòng son như ngọn lửa luyện đơn bằng thủy ngân,

Mười năm chức quan thanh đạm như băng giá đựng trong bình ngọc)

Thật không có hình ảnh nào đẹp hơn, xứng đáng hơn để diễn tả tấc lòng Nguyễn Trãi bằng những hình ảnh trên, cái rừng rực của ngọn lửa luyện đơn bằng thủy ngân, sự sạch trong của băng giá đựng trong bình ngọc, hai hình ảnh tuyệt vời dã xây nên bức tượng đài pha lê cho tâm hồn của Ức Trai tiên sinh.

Tấm lòng son sắt đó, vẫn vững như thành đồng, viên mãn như trăng rằm dẫu cho sự thế có đổi thay, lòng người có hao khuyết:

“Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”

(Thuật hứng, bài 23)

“Trung hiếu cương thường lòng đỏ”

(Bảo kính cảnh giới, bài 60)

Để rồi, khi hoàn cảnh đổi thay, lòng trung nghĩa trở thành tâm sự cô trung, vẫn cứ ứ tràn trong tim Nguyễn Trãi không bao giờ vơi cạn. Có phải vì thế mà trong thơ ông nghe như có tiếng kêu khắc khoải của con chim quốc nhớ nước đêm hè. Có cái tình son sắt, bền chặt như đá của người vợ đợi chồng hóa núi vọng phu. Có nhịp đập thổn thức của trái tim cháy bỏng tình yêu và nhiệt huyết của chàng Trương Chi dẫu chết đi rồi vẫn như khối ngọc tinh kết không tan ra được.

Nỗi niềm ưu quốc ái dân trong tâm hồn Nguyễn Trãi đã hình thành nơi ông một tình cảm đặc biệt với nhân dân. Với ông, thương dân không dừng lại ở tình thương của kẻ bề trên chiếu xuống “dân đen”, “con đỏ” – mà vượt lên một bậc – thương dân là “thân dân”, “trọng dân”, “dân” luôn là một vế không tách rời của quan hệ dân – nước.

Suốt tuổi ấu thơ, sống gần bà con, lớn lên, những năm chạy loạn lại được chở che bởi lòng quần chúng; lại là người đã từng kinh qua cuộc chiến tranh dân tộc, hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu được sức mạnh của nhân dân lớn lao đến chừng nào. Ông quan niệm:

“Phúc chu thủy tín dân do thủy.”

(Quan hải)

Nghĩa là : lật thuyền mới tin là dân có sức mạnh như nước. Quan niệm vua là thuyền – dân là nước cũng được ông nhắc lại trong một bài chiếu răn các quan: “Mến người có nhân là dân mà chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”. Đó chính là nền tảng mà cũng là đích đến của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi. Từ tư tưởng trọng dân, thân dân, hơn thế nữa còn tri ân dân, nên ông tự xem việc lo cho dân được ấm no và hạnh phúc là bổn phận và trách nhiệm hiển nhiên của mình, là một vị quan to của triều đình nhưng ông luôn tự nhủ:

“Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày.”

(Bảo kính cảnh giới, bài 19)

Lo lắng cho dân, tâm nguyện một đời của ông là nhìn thấy đất nước được thanh bình, bốn phương, nhà nhà đều no đủ yên vui. “Khắp thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”:

“Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn, Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”

(Tự thán, bài 4)

Cũng xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến dành cho dân, từ khao khát cháy bỏng được thấy dân vui sướng, mà ông luôn ước nguyện một điều duy nhất:

“Mọi sự đã chăng còn ước nữa,

Nguyện xin một thuở thấy thăng bình”

(Tự thán, bài 36)

“Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa, Cần một ngồi coi đời thái bình”

(Tự thán, bài 10)

Đó là khát vọng vô cùng đẹp đẽ của một người nghệ sĩ chân chính, không bao giờ mất niềm tin vào con người và cuộc đời; luôn tin tưởng chờ mong một xã hội tốt đẹp có vua sáng tôi hiền, lương dân được ấm no và hạnh phúc ở phía trước, lý tưởng đó là sự khúc xạ của một tâm hồn giàu lòng nhân ái và thấm đẫm tính nhân văn. Và mong muốn thống thiết đó có khi được đẩy đi thật xa, đến những ước mơ hết sức bay bổng và cũng vô cùng cảm động. Đó là

khi ông ao ước có cây đàn đời Ngu Thuấn, để gảy lên khúc Nam phong cho nơi nơi đều giàu đủ, ấm no:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương”

(Bảo kính cảnh giới, bài 43)

Hay khi ông nghĩ đến một thứ nước hoa lan có thể phân phát rộng rãi cho hết thảy muôn dân, giúp con người gột sạch những khổ đau, phiền muộn trong lòng:

“Nguyện bả lan thang phân tứ hải, Tùng kim tảo tuyết cựu ô dân.” (Muốn đun nồi nước hoa lan Gội cho khắp cả trần gian sạch làu)

(Đoan ngọ nhật)

Đó mãi là tâm nguyện trước sau như một của Nguyễn Trãi. Với ông, trong mọi suy nghĩ, mọi tình huống, mọi lựa chọn, ông đều đặt lí tưởng cống hiến cho nước cho dân lên hàng đầu. Thế nên, đã về lại Côn Sơn, bằng lòng với thú thanh nhàn, mà trái tim vẫn luôn lắng nghe tiếng gọi của nhân dân để rồi khi được vị vua trẻ Lê Thái Tông vời ra giúp nước lần nữa, ông lại hăm hở đáp lại tiếng gọi thiêng liêng đó, và ra đi nhẹ nhàng đến nỗi như chưa hề có điều gì xảy ra. Chúng ta – những người đứng phía sau lịch sử – biết ông đang đi đến đâu, càng quặn thắt lòng và thêm yêu kính, khâm phục Nguyễn Trãi bội phần.

Tấm lòng Nguyễn Trãi dành cho dân cho nước vẫn mãi son sắt, nỗi tiên ưu khiến đôi mắt vẫn luôn mở to trong đêm dài. “Suốt đời không ngủ vì lo trước thiên hạ, tâm sự của Nguyễn Trãi thể hiện qua từng lời thơ. Nỗi niềm thao thức vì nước vì dân vì cuộc đời con người ấy sâu hơn năm trăm năm đến với chúng ta như một lời gởi gắm. Chí khí bền bỉ, đến già vẫn không mệt mỏi, tấm lòng ưu ái, đến chết vẫn thắm như son của Nguyễn Trãi mãi mãi là sự khẳng định nhân phẩm, và thuộc về di sản quý báu của dân tộc” [24, tr253]

2. Nguyễn Bỉnh Khiêm với nỗi ưu tư về sự tha hoá của nhân cách con người.

Là người trí thức đầy trách nhiệm và tâm huyết trước vận mệnh của nước của dân, cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn khắc khoải với niềm “ Tiên ưu hậu lạc” – lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Vì hoàn cảnh chi phối, Nguyễn Bỉnh Khiêm không có cơ hội nhập thế hay nói đúng hơn là ông không cho phép mình nhập thế nhiều như Nguyễn Trãi, ông đã sống gần như trọn cuộc đời 94 năm (ngoài trừ 8 năm ra làm

quan dưới triều nhà Mạc) nơi làng quê, trong thú thanh nhàn. Thế nhưng, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không phải là một nhà nho, nhà thơ ẩn dật, lánh đời như một số người vẫn nghĩ. Ngược lại, ông đã sống trọn cuộc đời dài đằng đẳng của mình trong ái ưu. Những vần thơ chất chứa tâm sự của ông đã nói lên điều đó:

“Lão lai vị ngãi tiên ưu chí,

Đắc táng cùng thông khởi ngã ưu.”

(Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi Cùng thông đắc táng ta có lo chi cho riêng mình)

(Tự thuật, bài 2)

Dẫu lui về ở ẩn song tâm trí ông chưa một lần rời khỏi chuyện nước chuyện dân. Chọn cuộc sống lánh xa chốn quan trường, cũng là để lánh xa vòng danh lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự dặn lòng là phải quên đi tất cả, thế nhưng nỗi tiên ưu thì vẫn canh cánh bên mình. Một con người trọn đời lo nước thương dân đến bạc tóc: “Ưu quốc hưu ngôn lưỡng mấn ti” (lo nước đừng nói hai mái tóc đã bạc như tơ); một con người mà khao khát duy nhất là đất nước được thái bình, muôn dân được ấm no hạnh phúc:

“Nếu có ai han thì sẽ bảo,

Thái bình thiên tử thái bình dân”

(Thơ nôm, bài 86)

Và nếu cách đó hơn một trăm năm, Nguyễn Trãi từng nói đến đời Nghiêu Thuấn như một chân trời ước vọng và mục đích hành động của mình, thì nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khao khát được thấy đời Nghiêu Thuấn và coi đó như tâm nguyện một đời của ông:

“Hà nhật tái phùng Nghiêu Thuấn thế, Thái bình thiên tử thái bình dân”

(Ngày nào lại gặp được đời Nghiêu Thuấn Vua đời thái bình dân đời thái bình)

(Ất Sửu tân xuân hí tác)

Một người như thế sao có thể chỉ chọn niềm vui cho riêng mình? Thế nên, rất đồng cảm với

Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lân trong “Đại Việt sử loại” khi nhận định về thơ văn của

ông đã nhận xét: “Tuy ở nhà 44 năm mà lòng không ngày nào quên đời, ưu thời mẫn tục đều

lộ trong thơ”. Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng có cảm nhận

Thật vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra giữa thời buổi nhiễu nhương, loạn lạc. Một nhà nho đầy trách nhiệm và luôn nặng lòng với đạo, với đời như ông lại phải chứng kiến sự suy đồi của chế độ, đương nhiên sẽ vô cùng khổ tâm. Song không vì thực tế đó mà nhiệt thành trị quốc an dân nơi ông nguội lạnh; ngược lại, dẫu mai danh ẩn tích cho đến 44 tuổi mới ra ứng

Một phần của tài liệu Con người nhân văn trong tiến trình văn học trung đại thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguỹễn Du (Trang 27 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)