Tính nhạc điệu trong sử thi Chăm Phú Yên:

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân tộc Chăm ở Phú Yên (Trang 104 - 106)

- Tổ chức ăn mừng chiến thắng.

4.3.Tính nhạc điệu trong sử thi Chăm Phú Yên:

Một đặc điểm trong ngôn ngữ người Chăm - Phú Yên là tính nhạc điệu. Tính nhạc trong ngôn

ngữ sử thi Chăm - Phú Yên thể hiện tập trung qua sự kết hợp giữa các hình thức: hiệp vần, lặp, kết cấu đối xứng và nhịp. Như nhiều ngôn ngữ thuộc các nhóm dân tộc ít người khác, tiếng Chăm thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không có thanh điệu khác với loại ngôn ngữ giàu thanh điệu như tiếng Việt. Nếu trong thơ ca tiếng Việt có thể nhận thấy rõ âm hưởng bỗng, trầm, lên xuống trong nhạc điệu của nó, thì trong ngôn ngữ người Chăm thì yếu tố vần, hiệp vần là yếu tố chính tạo nên âm hưởng liên kết chặt chẽ, hài hòa với nhau giữa các vế trong một câu và giữa các câu với nhau.

Trước tiên, yếu tố vần là yếu tố tạo nên sự liên kết giữa các câu. Vì sử thi Chăm - Phú Yên được cấu tạo nên từ những câu văn vần. Do đó, vần giữa các vế, các câu luôn tồn tại, tạo nên sựăn

vần cho sử thi. Câu văn vần cấu tạo đơn giản, có độ dài ngắn khác nhau không theo một quy ước

nào cả. Nhưng nhờ cách hiệp vần mà những câu văn vần đó có nhịp điệu. Bên cạnh đó, sự lặp lại từ, ngữ cũng tạo nên sự liên kết cho câu. Và kết cấu cân xứng trong câu cũng tạo nên nhịp điệu hài hoà, dễ nhớ, dễ thuộc cho câu sử thi. Chẳng hạn như:

Plây năn mhâu ha bôh sang

Soh adru ka Plây Chi Lơ Bu

Sohđut ayưa ka Plây Chi Lơ Kok

Mững ơm mnnươm Tpăy Cheh gêhdưang

Tlăm mnuơm Tpăy Ceh gêhtôk Sang dlông dju abih tlâuatot hot (Làng nọ có một gia đình

Giàu không thua gì làng Chi Lơ Bú Không kém gì làng Chi Lơ Kok Sáng uống rượu ché tang Chiều uống rượu ché túc Nhà dài hút hết ba tẩu thuốc)

[54, tr.17] Hoặc:

Ta pul chim amră Knhẫu nao bưng

Ta pul chim pơ lúang pơ găl knhẫu lữm bôt

Ta pul lơ sa hơ doăh knoa đhĩh pơ dỡi tơ kãi

Chĩm hơươi hơ mon mkchui mkchoẽt

(Đàn chim công dẫn nhau đi ăn

Đàn chim Pơ lang cãi nhau trong bụi

đàn nai tìm chỗ trú chân chim pơ leo ríu rít ngọn cây)

[53, tr.10]

Nhờ những hiện tượng này, câu văn sử thi trải dài, đều đặn, có vần điệu, có nhịp, có tính cân

xứng nhau. Tóm lại, tính nhạc trong ngôn ngữ sử thi Chăm - Phú Yên được tạo nên từ cách hiệp

vần, sự lặp lại cũng như tính cân xứng nhau trong ngôn ngữ, cách diễn đạt. Từ đó, sử thi dễ thuộc, gần gũi với lối hát, lối nói của người dân hằng ngày.

Với một quá trình tồn tại, phát triển lâu đời, sử thi Chăm - Phú Yên là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân dân gian. Qua đó, nghệ nhân đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu giá trị thẩm mỹ và rất gần gũi với lối tư duy, lối sống của cộng đồng. Việc vận dụng những lối nói so sánh, lối hiệp vần, tính đăng đối…trong biểu đạt đã thực sự tạo nên đã tạo nên đặc điểm và ý nghĩa riêng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân tộc Chăm ở Phú Yên (Trang 104 - 106)