Tính hoàn chỉnh trong kết cấu sử thi dân tộc Chăm Phú Yên:

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân tộc Chăm ở Phú Yên (Trang 29 - 34)

- Tổ chức ăn mừng chiến thắng.

2.2.1. Tính hoàn chỉnh trong kết cấu sử thi dân tộc Chăm Phú Yên:

Cốt truyện sử thi thường có bố cục thành 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến và phần kết thúc. Ba phần này được thiết kế chặt chẽ và được sắp xếp theo trình tự thời gian. Với đề tài chiến đấu là trung tâm, có thể nhận thấy rõ vị trí chính yếu của những sự kiện về chiến đấu trong các tác

phẩm sử thi. Và những sự kiện xung quanh sự kiện này với nội dung bổ sung, làm rõ hơn cho sự

kiện chiến đấu có vị trí như là những sự kiện bổ sung, phụ trợ.

Kết cấu chung của sử thi Chăm - Phú Yên là:

- Phần mởđầu: Giới thiệu về lai lịch và cuộc sống nhân vật anh hùng

- Phần diễn biến: Những hành động của người anh hùng: làm lụng, chiến đấu, lấy vợ

- Phần kết thúc: kẻ thù bị trừng trị, người anh hùng đem đến cho dân làng cuộc sống đầy đủ và

no ấm, không còn chiến tranh

Kết cấu như vậy cũng phù hợp với kết cấu chung của sử thi Tây Nguyên. Sự khác biệt của kết

cấu sử thi Tây Nguyên và sử thi Chăm - Phú Yên là ở phần mở đầu. Nếu sử thi Tây Nguyên, nhân

vật anh hùng có sự ra đời thần kì thì ở sử thi Chăm - Phú Yên, người anh hùng có xuất thân, lai lịch

hoàn toàn bình thường.

Việc tuân thủ theo trật tự thời gian tuyến tính cũng là một đặc điểm của kết cấu sử thi Chăm - Phú Yên, tương tự như thứ tự trần thuật của kết cấu sử thi nói chung. Riêng tác phẩm sử thi “Anh em Chi Blơng”, phần mởđầu không theo trật tự thời gian mà là lời kể lại của Chi Blơng với các em

về câu chuyện gia đình mình và sự chiếm đánh của Vua Yàng Lửa đối với buôn làng.

• Phần mởđầu:

Mởđầu một tác phẩm sử thi Chăm - Phú Yên bao giờ cũng cũng là những lời giới thiệu về lai lịch, hoàn cảnh xuất thân, nguồn gốc của nhân vật. Điều này đã đi đúng theo trình tự cấu trúc mà đa

số các nhà nghiên cứu đã rút ra khi tìm một mẫu cấu trúc chung cho cốt truyện sử thi. Phần mởđầu thường bao gồm những sự kiện:

- Giới thiệu về nguồn gốc gia đình , xuất thân nhân vật anh hùng

- Giới thiệu về cảnh làng buôn nơi nhân vật anh hùng sống

- Miêu tả vẻđẹp về ngoại hình và sức mạnh của nhân vật anh hùng

- Dẫn dắt về những nguyên nhân tạo ra tình huống trong tác phẩm.

Trong phần mở đầu, có thể nhận thấy, nguồn gốc, xuất thân của nhân vật anh hùng được giới

thiệu rõ nét. Tuy nhiên, người anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên không có xuất thân thần kì

như trong phần lớn sử thi Tây Nguyên. Việc đặt tên cũng không phải là một việc quan trọng trong

sử thi Chăm - Phú Yên. Người anh hùng Xinh Nhã mới sinh ra đã biết đi, mẹ Đăm Đơ Roăn tự

nhiên mang thai và sinh con, Mẹ Trọng Đăn ăn trái dưa thu có mang và sinh con, khi đặt tên không

đúng thì đứa bé khóc suốt ngày đêm, chỉđến khi đặt tên là Trọng Đăn thì mới hết khóc và biết đứng

dậy đi chơi… Nhân vật anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên có xuất thân bình thường và bên

cạnh đó, nhân vật có khi được đặt trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về hơi ấm mẹ cha, hoặc bị rơi vào tình trạng lưu lạc.

Trong phần mở đầu, luôn có cảnh giới thiệu về làng buôn. Cảnh làng buôn trong sử thi luôn

luôn là những cảnh tuyệt đẹp, nói lên sự sung túc, giàu có của buôn làng. Đó là những lời ngợi ca về vẻđẹp của thiên nhiên, sựđông vui tấp nập chứng tỏ một cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc của buôn

làng. Cảnh làng buôn trong “Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă” đã cho thấy một gia đình giàu có với

những sự vật tượng trưng cho của cải đầy ắp, nhà sàn rộng lớn, chắc chắn: Làng nọ có một gia đình

Giàu không thua làng Chi Lơ Bú

Không kém gì làng Chi Lơ Kok

Sáng uống rượu ché tang

Chiều uống rượu ché túc Nhà dài hút hết ba tẩu thuốc

Đi chưa cùng từ cửa ngoài vào đến cửa trong

Nhà sàn dài mỗi bên là ba mươi mốt cột

Gian trong cột ché túc

Để chiêng năm sắp lớp như vỏ rùa

Gian giữa cột ché tang

Gian ngoài cột ché Ghê akha

Cùng ché ghê pơ nâm xít nhau

Nhưống tre tùng núi Chăm băng

Gian ngoài nữa cột ché ba cùng ché bô

Xen nhau như vỏốc to ốc nhỏ

Gian ngoài cột ché Krepp đủ màu [54, tr. 17]

Trong phần mở đầu này, vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh hùng được miêu tả kĩ lưỡng.

Nhân vật được khắc hoạ bằng những đường nét tạo hình đẹp và khoe được vẻđẹp về hình thể cũng

như sức mạnh. Và từ một người có lai lịch bình thường, có xuất thân bình thường, nhân vật anh

hùng gây được sự chú ý của mọi người và trở nên khác biệt, được mọi người tin cậy. Trong phần

mởđầu này có thể chứa đựng những sự kiện trong cuộc đời nhân vật anh hùng như làm lụng và kết hôn.

Trong phần mởđầu, tình huống chính trong sử thi thường được đặt ra để dẫn dắt vào phần nội

dung chính trong tác phẩm. Từ cảnh sống bình thường, yên bình, nhân vật anh hùng được đặt vào

những tình huống, bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời: sự mất mát lớn lao trong gia đình: mẹ mất

(Chi Bri- Chi Brit), kẻ thù ghen ghét, hãm hại, làm ly tán gia đình (Chi Liêu), ác quỷ nhũng nhiễu,

làm hại cuộc sống dân làng (Hbia Tà Lúi Ka Li Pu), sự không thích tiếng chiêng của Yàng ( Tiếng

cồng ông bà Hbia LơĐă), mẹ bị giết, người cha bị bắt đi (Anh em Chi Blơng). Đây là một nét riêng

của sử thi Chăm - Phú Yên, khi tình huống sử thi chính được đặt ra trong phần mởđầu tác phẩm, và

đây cũng là điểm xuất phát cho những hành động tiếp theo của nhân vật anh hùng để giải quyết tình

huống này và làm xuất hiện những tình huống sử thi khác.

• Phần diễn biến:

Phần diễn biến của sử thi bao gồm những hành động để giải quyết tình huống được đặt ra. Phần diễn biến này bao gồm những sự kiện quan trọng, là sự bộc lộ rõ vẻ đẹp của nhân vật anh hùng trong hôn nhân, làm lụng, chiến đấu. Tất cả mọi mâu thuẫn đều được giải quyết trọn vẹn trong phần diễn biến. Phần diễn biến có nhiều sự kiện liên kết với nhau hướng đến giải quyết tình huống sử thi chính hoặc những sự kiện tách rời nhau. Tiêu biểu cho kết cấu phần diễn biến có nhiều sự kiện liên kết với nhau hướng đến việc giải quyết một tình huống sử thi chính được đặt ra là sử thi

“Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă”. Một mâu thuẫn chính được đặt ra và trong phần diễn biến những

sự kiện khác đều hướng tới giải quyết tình huống chính ấy.

- Kiu 1: Cuộc đời của hai thế hệ anh hùng.

* Cuộc đời của thế hệ anh hùng thứ nhất: người anh hùng là người cha.

۔ Những sự kiện anh hùng của người cha: làm lụng, giết quỷ dữ, chống tập tục cũ, diệt giặc. ۔ Người cha gặp hoạn nạn, bị kẻ thù bắt, hoặc chưa tiêu diệt được kẻ thù.

* Cuộc đời của thế hệ anh hùng thứ hai: người anh hùng là người con. ۔ Sự trưởng thành trong khó khăn, thử thách của người con.

۔ Thực hiện những nhiệm vụ anh hùng: làm lụng, giết quỷ dữ, chống tập tục cũ, diệt giặc. ۔ Người anh hùng được cho biết về mâu thuẫn chưa được giải quyết, và anh rèn luyện bản thân, chuẩn bị cho sự trả thù.

۔ Giải quyết mâu thuẫn: thực hiện sự trả thù cho người cha, giải phóng dân làng, gia đình khỏi kẻ thù.

Đây là lối kết cấu chung cho phần diễn biến của những sử thi: “Chi Liêu”, “Hbia Tà Lúi Ka Li

Pu”, “Tiếng cồng ông bà Hbia LơĐă”.

- Kiu 2: Cuộc đời của một thế hệ anh hùng

۔ Những chiến công trong làm lụng, diệt giặc, diệt các ác quỷ, chống tập tục cũ của người anh hùng lần lượt diễn ra

۔ Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, người anh hùng gặp gỡ người đẹp

Lối kết cấu này là kết cấu của phần diễn biến những sử thi: “Anh em Chi Blơng”, “Chi Brit - Chi Brit”.

• Phần kết thúc:

Phần kết thúc của sử thi hầu hết là sự thắng lợi thuộc về nhân vật anh hùng và tập thể dân làng

của anh. Kết thúc này phản ánh mơước của con người trong xã hội. Sử thi Chăm - Phú Yên cũng có

lối kết thúc như vậy. Hình ảnh cuối tác phẩm mang không khí sôi động, vui tươi, đầm ấm và luôn

mang câu kết với đại ý: từ đó không còn chiến tranh. Điều đó phản ánh một mong ước lớn lao của

Kết cấu chung cho phần kết thúc trong sử thi Chăm - Phú Yên như sau: - Trừng phạt được kẻ thù, giải quyết mâu thuẫn

- Chiến tranh chấm dứt

- Gia đình đoàn tụ, người anh hùng lấy vợ, sống đầm ấm, yên vui

- Dân làng thoát khỏi cảnh chiến tranh, cuộc sống trở lại hoà bình, vui vẻ

Đoạn kết của sử thi “Chi Liêu” cũng như những đoạn kết khác trong sử thi Chăm - Phú Yên: Từđó trên lưng đất

Không còn đánh giết nhau

Không còn Yàng ác quỷ làm hại người

Không còn người giàu ăn hiếp người nghèo

Không còn nghi nhau có ma lai Người nào cũng có cơm ăn rượu uống Tiếng cồng tiếng chiêng

Tiếng trống

Ngày nối ngày đêm liền đêm

Làng làng hát hơưới hơ mon

Chơnak Kơ djă ayal avơng

Người người hát hơưới hơ mon

Hát Kơ dja, chơ nak ayal avơng

Không có tiếng thở dài

Tiếng khóc than của người già

Mà chỉ có tiếng hát tiếng cười

Trùm kín lưng đất [ 51, tr. 422]

Kết thúc này đã phản ánh tất cả những khao khát vừa giản dị vừa sâu sắc của người Chăm - Phú Yên. Đó là sự hoà bình, đoàn kết, không ai làm hại ai, những hủ tục kết thúc. Tất cả mọi người

được sống hạnh phúc, yên vui trong tiếng hát, tiếng chiêng.

Như vậy, sử thi Chăm - Phú Yên có kết cấu trọn vẹn và thống nhất. Trong kết cấu đó, nhân vật sử thi, hành động sử thi có mối quan hệt khăng khít với nhau tạo nên sự kiện sử thi. Thông qua đó,

hình ảnh người anh hùng được xây dựng trong mối quan hệ gắn kết với cộng đồng cũng như thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân tộc Chăm ở Phú Yên (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)