II: Một số giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước
1. Giải pháp đối với tổ chức thực hiện 1 Với cơ chế, chính sách
1.1 Với cơ chế, chính sách
Việc ban hành cơ chế, chính sách về tín dụng ĐTPT phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, từng ngành. Từ đó có sự lựa chọn đối tượng hưởng ưu đãi có thứ tự ưu tiên phát triển phù hợp với tình hình thực tế, tránh dàn trải, bao cấp.
Cơ chế, chính sách phải được ban hành đồng bộ cùng các thông tư hướng dẫn kịp thời, cụ thể, rõ ràng. Có như thế việc triển khai thực hiện chính sách mới nhanh chóng, giảm bớt các chi phí phát sinh.
Cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước: Chính phủ, NHPT, các Bộ, ngành liên quan trong việc ban hành chính sách tín dụng ĐTPT để chính sách phù hợp hơn với thực tiễn.
Để thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO đối tượng hưởng ưu đãi cần phải được điều chỉnh cho phù hợp. Trong thời gian đầu của quá trình hội nhập cần
tranh thủ hỗ trợ cho các đối tượng này rồi tiến tới xóa bỏ hẳn trợ cấp khi nền kinh tế đã đi sâu vào hội nhập.
Cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức thực hiện phải được quy định cụ thể, đảm bảo cho tổ chức tài chính cân đối được nguồn thu chi để tiến tới tự chủ về tài chính.
Song song với chính sách tín dụng ĐTPT cần có các chính sách về đầu tư, chính sách về tài chính, tiền tệ, chính sách về quản lý tài chính công cho phù hợp.
+ Đối với các chính sách về đầu tư.
Ban hành chính sách phù hợp với thực tiễn
Cần có cơ chế quản lý đầu tư, quản lý các chương trình dự án thật hợp lý Quán triệt tinh thần chống đầu tư dàn trải, lãng phí
Cần có các cơ chế thoáng hơn về hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư .
Cơ chế, chính sách ban hành phải đồng bộ, có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời để các chủ đầu tư có thể nắm bắt thực hiện, đảm bảo tiến độ đầu tư không bị chậm trễ.
+ Đối với chính sách tài chính tiền tệ
Cơ chế về lãi suất phải ổn định, linh hoạt, đảm bảo cho các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng được tiến hành có hiệu quả hơn.
Cơ chế điều tiết vĩ mô về tài chính tiền tệ phải ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.
+ Đối với chính sách tài chính công
Cần có các cơ chế quản lý chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch nguồn tài chính công, đồng thời giảm chi ngân sách tiến tới giảm bao cấp trong nền kinh tế và bền vững nguồn tài chính công.
Với việc ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách trên một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến việc nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng ĐTPT.
1.2. Với Ngân hàng phát triển Việt Nam
Trong giai đoạn này Ngân hàng phát triển cần phải nỗ lực để chủ động cho viêc hội nhập: tiến tới tự chủ, độc lập và trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho Chính phủ. Để làm được điều này Ngân hàng cần phải:
Bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từng vùng, từng địa phương, từng ngành từ đó xây dựng các định hướng chiến lược, kế hoạch, giải pháp trong từng thời kỳ để thực hiện tốt công tác tín dụng nhà nước.
Cần phải sớm xây dựng chiến lược hoạt động của ngân hàng để đi đúng định hướng, thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Các đơn vị chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị mình. NHPT cần phải xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu chiến lược, chính sách hoạt động của hệ thống NHPT. Bộ phận này có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, xác định kế hoạch hoạt động, bước đi cụ thể của toàn hệ thống NHPT và của từng đơn vị trong từng giai đoạn, đánh giá tình hình thực hiện để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.
Tăng cường tham mưu với Chính phủ và các Bộ, ngành để hoạt động của NHPT theo đúng chiến lược, kế hoạch đã xây dựng.
Xây dựng cơ chế huy động và quản lý, điều hành nguồn vốn theo hướng tập trung vốn về TW để sử dụng có hiệu quả và thống nhất.
Hoàn thiện toàn diện các quy chế, quy trình nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tín dụng ĐTPT giai đoạn hiện nay.
Chuẩn hóa quy trình hành chính, đảm bảo các công việc, hồ sơ được giải quyết đúng trình tự, đúng thời gian theo các thủ tục đã ban hành.
Xử lý, giải đáp các kiến nghị của các chi nhánh kịp thời.
Hoàn thiện, cải tiến hệ thống thông tin. Đảm bảo các thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Cập nhật, phổ biến các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động của NHPT và hệ thống văn bản mới ban hành của NHPT trên mạng thông tin nội bộ để kịp thời
Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống định mức chi tiêu, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của NHPT.
Ban hành quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ viên chức thuộc hệ thống NHPT.
Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức và lãnh đạo để xác định kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.
Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện các hoạt động của NHPT: hiện đại hóa công tác thông tin tin học, xây dựng các phần mềm quản lý nghiệp vụ, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống quản lý tín dụng và kế toán, khai thác có hiệu quả hệ thống mạng nội bộ, tránh lãng phí.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài chính công: quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, cải tạo…ở các đơn vị thuộc NHPT. Thực hiện quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự và quy định của Nhà nước.
Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản trên tất cả các mặt công tác được giao, bảo đảm việc tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT.