Công nghệ sản xuất sợi vitxco

Một phần của tài liệu Đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi; các đặc trưng cơ bản của sợi hóa học; các phương pháp tạo sợi (Trang 27 - 30)

Gồm các công đoạn chính sau: *Chuẩn bị nguyện liệu kéo sợi:

Đầu tiên các tấm xelulo đ−ợc chuyển đến bộ phận trộn để làm đều các khối nguyên liệu với nhau, sau đó chuyển sang bộ phận chuẩn bị dung dịch kéo sợi.

Chuyển những tấm xenluloza trắng xốp cho ngâm vào dung dịch NaOH 18%, trong thời gian khoảng từ 45-60 phút mục đích là nhằm loại bỏ các tạp chất không mong muốn và những dấu vết còn lại của hêmixenluloza, đồng thời xenluloza t−ơng tác với NaOH để tạo thành hợp chất mới gọi là xenluloza kiềm:

[C6H9O4(OH)]n + nNaOH → [C6H9O4ONa]n + nH2O [C6H9O4(OH)]n + nNaOH → [C6H9O4ONaOH]n

Sau đó đem xenluloza kiềm đi ép tách dung dịch kiềm d−, n−ớc lọc đ−ợc đ−a đến bộ phận thu hồi xút. Tiếp tục đem đi nghiền nhỏ, rồi ủ lần thứ nhất (còn gọi là làm chín sơ bộ) trong thời gian khoảng 2 ngày đêm ở nhiệt độ 20-22 oC để dung dịch chín. Theo các nhà nghiên cứu thì giai đoạn này là giai đoạn phân hủy oxy hoá xenluloza nên các mạch phân tử bị cắt ngắn, hệ số trùng hợp của các đại phân tử có thể giảm xuống 2 lần. Đồng thời mối liên kết giữa các đại phân tử cũng bị phá vỡ, xenluloza dã bị tr−ơng nở và có bề mặt hoạt động lớn đ−ợc đem đi xantogênat hoá. Để thúc đẩy phản ứng phân hủy

oxi hoá ng−ời ta th−ờng cho thêm các chất xúc tác nh− MnCl2, CuCl2, MnSO4...

“ủ chín” là giai đoạn rất cần thiết để điều chỉnh độ nhớt của dung dịch kéo sợi. Sau khi đã đạt đ−ợc độ nhớt cần thiết, xenluloza kiềm đ−ợc đem đi xử lý với sunfuacacbon CS2 và sản phẩm thu đ−ợc gọi là xantogenat xenluloza, quá trình này gọi là quá trình xantogenat hoá (gọi tắt là xantat hoá).

Xantogenat xenluloza là một chất quánh, nhớt, màu da cam đậm, có thể hòa tan trong n−ớc và độ hòa tan tăng lên khi cho vào nuớc một ít kiềm, khối lỏng nhớt quánh đó đ−ợc gọi là vitxcô (vicious). Từ đó ng−ời ta thu đ−ợc dung dịch kéo sợi bằng cách cho hòa tan xantogenat xenluloza vào dung dịch kiềm nồng độ khoảng 6 đến 9%. Quá trình xantogênat hoá thực hiện ở nhiệt độ là 20-30 oC trong thời gian 2 giờ.

Dung dịch cho vào thùng có cánh khuấy và có vỏ bọc bằng kim loại để cho n−ớc làm lạnh đi qua, quá trình hoà tan trong kiềm loãng kéo dài trong 5 - 6 giờ ở nhiệt độ là 5-10 oC, rồi đem đi lọc tạp chất và tách khí liên tục. Lại tiếp tục ủ chín trong 4 - 5 ngày đêm ở nhiệt độ 10 - 18 oC để tạo điều kiện cho các biến đổi hoá học và hoá lý phức tạp tiếp tục xảy ra. Quá trình này đ−ợc gọi là “làm chín kỹ”, trong giai đoạn này cho thêm TiO2 với hàm l−ợng từ 0,5 - 1% để làm mờ sợi hoặc thêm các chất nhuộm, một số chất biến tính để điều chỉnh tốc độ phân hủy xantogenat sau này. Quá trình này là một quá trình rất quan trọng trong việc chuẩn bị nguyên liệu kéo sợi vì nếu khối vitxcô chín không đều sợi tạo ra sẽ kém chất l−ợng, nên tr−ớc khi kéo sợi phảI tiến hành xác định các cỉ tiêu về độ chín của khối vitxcô.

Sau khi ủ chín hoàn toàn tiến hành lọc ép d−ới áp suất 5-6 atm, để khử hết không khí hoà tan vào khối vitxco, ng−ời ta dùng chân không để tách trong vòng 10-12 giờ. Kết thúc giai đoạn kéo sợi.

Dung dịch kéo sợi ng−ời ta gọi là dung dịch vitxcođ−ợc một bơm định l−ợng nén với áp suất từ 3 đến 5 atm qua màng lọc rồi vào ống định hình có gắn đầu philie hình mũ, nhúng chìm trong một bể lớn chứa hỗn hợp các dung dịch axit sunfuaric 10%, sunfat natri 18%, sunfat kẽm 1% và một vài chất hữu cơ khác. Tại đây xenluloza đ−ợc tái sinh theo phản ứng sau:

Xenluloza tái sinh d−ới dạng hiđrat xenluloza hơi khác với polyme ban đầu về cấu tạo hoá học. Giai đoạn này sợi đ−ợc đông tụ và chuyển hoá thành hiđrrat xenluloza từ từ, từ ngoài vào trong. Nếu quá trình xảy ra nhanh sợi sẽ bị tr−ơng mạnh và sau khi khô th−ờng bị giòn. Do đó sự có mặt của một số muối để giảm bớt sự phân ly của axit là cần thiết để làm chậm quá trình tái sinh trên.

Những tính chất cơ lý của sợi vitxco phụ thuộc khá nhiều vào những điều kiện kéo sợi nh− nhiệt độ và thành phần của dung dịch tái sinh, tốc độ đông tụ, tốc độ cuốn sợi, quãng đ−ờng đi của sợi trong bể ... Do đó quá trình kéo căng sợi là rất quan trọng để tạo cho sợi có sự định h−ớng của các đại phân tử dọc theo trục sợi và cho sợi có độ bền cao. Quá trình kéo căng có thể tiến hành ngay trong bể hoặc có thể kéo căng ở giai đoạn sau khi ra khỏi bể.

Công đoạn kéo sợi th−ờng tách ra nhiều chất có mùi khó chịu và độc hại nh− CS2, H2S, SO2 ... Do đó cần phải có hệ thống thông gió thật tốt để dảm bảo an toàn cho ng−ời trực tiếp sản xuất và đây cũng là nh−ợc điểm của sợi vitxco. Sợi đ−ợc rửa sạch bằng n−ớc để loại các vết axit và muối bằng dung dịch kiềm loãng ở 50 - 55 oC hoặc dung dịch Na2S, nhằm loại bỏ hoàn toàn hợp chất của l−u huỳnh gây ảnh h−ởng xấu đến tính chất của sợi.

Để làm trắng sợi ng−ời ta tiến hành tấy bằng n−ớc javen (NaOCl) ở nhiệt độ th−ờng. Cuối cùng rửa bằng n−ớc mềm ở 30-35 oC, sau đó xử lý sợi bằng dầu thích hợp hoặc chất hoạt động bề mặt phù hợp để giúp cho quá trình gia công tiếp theo thuận tiện.

* Dạng tơ sản xuất nh− trên chỉ khác là mũ phun lớn hơn, có tới 2400- 20000 lỗ. Tơ tạo ra có chiều dài lớn (hàng chục cho đến hàng trăm kilômet). Đ−ợc gọi là tơ liên tục th−ờng sử dụng trực tiếp để xe dún, xe bện, dùng trong dệt thoi, dệt kim, dệt đăng ten.

Tơ liên tục có thể cắt ngắn họăc làm đứt theo những độ dài nhỏ (vài cm) để tạo thành dạng xơ cắt ngắn. Tơ đi ra từ 1 lỗ của đầu phun đ−ợc gọi là tơ đơn: có đầy đủ tính chất về độ bền để có thể gia công dễ dàng theo kỹ thuật dệt. Tập hợp các tơ đi ra các lỗ đ−ợc chập lại tạo thành tơ phức.

Một phần của tài liệu Đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi; các đặc trưng cơ bản của sợi hóa học; các phương pháp tạo sợi (Trang 27 - 30)