Tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 31 - 95)

II. Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hởng đến năng lực cạnh tranh của

5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

5.2 Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này có thể đợc tính cho từng sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong từng giai đoạn cụ thể .

- Nếu tính cho từng đơn vị sản phẩm ta có : Giá bán – Giá thành Tỷ suất lợi nhuận =

Giá bán

- Nếu tính cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ ta có :

Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán Tỷ suất lợi nhuận =

Tổng doanh thu

ý nghĩa của chỉ tiêu: chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Đây là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

III- Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng.

* Cạnh tranh buộc doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối u và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Chỉ có nh vậy các doanh nghiệp mới có thể giảm bớt chi phí, giảm giá thành sản phẩm để giành thị phần với các đối thủ cạnh tranh. áp dụng khoa học công nghệ mới không những cho phép doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách tối u nhất mà còn cho phép hiện đại hoá dây chuyền sản xuất tăng năng suất góp phần hiện đại hoá sản phẩm.

* Cạnh tranh làm cho nhu cầu tiêu dùng gắn liền với nhu cầu sản xuất. Nếu nh trong nền kinh tế kế hoạch tập trung để sản xuất ra một loại hàng hoá thì cần một thời gian dài cho các khâu đệ trình, xét duyệt, thì trong nền kinh tế thị trờng cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu để từ đó đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất. Chính việc thi nhau sản xuất đã làm cho giá cả hàng hoá ngày càng có xu hớng giảm, chủng loại hàng hoá ngầy càng đa dạng và phong phú, chất l- ợng và dịch vụ phục vụ ngày một tốt hơn.

* Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế, là cách hữu hiệu nhất để tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích của cả ngời sản xuất và ngời tiêu dùng. Cạnh

tranh là cơ chế hai đầu, một mặt nó đẩy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả tới chỗ phá sản, mặt khác tạo đièu kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phát triển tốt hơn. Tuynhiên cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế giữa các doanh nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực, gây thất thoát cho Nhà nớc bằng những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách một cách tối u, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Có thể nói cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lợng sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, là động lực cho sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, cạnh tranh không chỉ toàn có u điểm mà nhợc điểm của nó là khuyết tật cố hữu mang đặc trng cuả cơ chế thị trờng đó là khuyết tật của thị trờng.

2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà các doanh nghiệp phải chấp nhận và tuân thủ một cách sáng tạo và linh hoạt. Thực chất của việc tăng năng lực cạnh tranh là việc làm tăng cơ hội chiến thắng của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Để làm đợc điều này thì các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo ra ngày càng nhiều lợi thế cho doanh nghiệp mình thông qua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hay cung cách làm ăn hoặc các mối quan hệ thân tình của mình .

Cùng với sự phát triển của nền Kinh tế Việt Nam nói riêng và nền Kinh tế Thế giới nói chung thì các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi phát hiện các cơ hội kinh doanh mới, không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lợng, tổ chức tốt hệ thống kênh tiêu thụ, cải tiến công tác quản lý. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và những tiến bộ về mặt xã hội mà nhu cầu của ngời tiêu dùng ngày càng đa dạng phong phú và đòi hỏi chất lợng ngày càng cao, khách hàng mua hàng là họ mua gía trị tâm lý chứ không đơn thuần là gía trị vật lý. Để vợt qua những trở ngại này trong nền Kinh tế mang tính cạnh tranh thì không còn cách nào khác hiệu quả và lâu bền hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Trớc đây, trong nền Kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nớc ta không có cạnh tranh do vậy vấn đề về năng lực cạnh tranh không đợc đặt ra và khi chuyển sang nền Kinh tế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN

thì vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đã đợc đặt ra cho các doanh nghiệp nớc ta. Sau sự chuyển đổi này thì nền Kinh tế Việt Nam là mội nền Kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thêm vào đó là chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nớc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nớc ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trờng Việt Nam, và các doanh nghiệp nớc ta đã phải đối đầu với các doanh nghiệp nớc ngoài đã có lịch sử phát triển lâu dài trong nền Kinh tế thị trờng và họ đã quen với môi trờng cạnh tranh, việc tạo lập năng lực cạnh tranh đối với họ là việc làm đợc u tiên hàng đầu và rất bài bản, hiệu quả cao. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh để theo kịp họ trong quá trình hội nhập và tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tóm lại các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là xuất phát từ vị trí và vai trò của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền Kinh tế thị trờng hiện nay cũng nh những lợi ích mà việc nâng cao năng lực cạnh tranh mang lại cho bản thân doanh nghiệp và cho cả xã hội .

Phần II Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Công ty xuất nhập

khẩu tổng hợp I

I. Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I 1. Hoàn cảnh ra đời của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1

Đầu những năm 1980, khi nhà nớc ban hành nhiều chủ trơng chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu, trong đó có quyền mở rộng xuất nhập khẩu cho các nghành, các địa phơng, quyền đợc sử dụng số ngoại tệ thu đợc do xuất khẩu các mặt hàng vợt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải giao nộp, thì công tác xuất khẩu địa phơng từ các tỉnh đồng bằng ven biển cho đến các tỉnh trung du, miền núi đều trở nên sôi nổi và rầm rộ.

Bên cạnh những kết quả thu đợc, thể hiện trong nhịp độ tăng trởng kim ngạch lại phát sinh nhiều hiện tợng tranh mua tranh bán ở cả thị trờng trong và ngoài nớc. Những cạnh tranh không lành mạnh bùng nổ gây ra hiện tợng phá giá thị trờng, dẫn đến nguy cơ mất thị trờng.

Vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để vừa khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu địa phơng, lại vừa chấn chỉnh từng bớc lập lại trật tự kỷ cơng ở khu vực này, hạn chế thấp nhất việc tranh mua tranh bán cả trong lẫn ngoài n- ớc. Phải làm sao để vừa tôn trọng các qui luật kinh tế vừa dùng hiệu quả kinh tế để cùng một lúc giải quyết thỏa đáng cả hai yêu cầu nêu trên.

Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - tên giao dịch quốc tế là GENARALEXIM (The Việt Nam national General Export Import Coperation) đợc chính thức thành lập từ ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của bộ Ngoại Thơng , nay là bộ thơng mại nhng phải đến tháng 3/1982 công ty mới thực sự đi vào hoạt động với nhiệm vụ góp phần giải quyết những mâu thuẫn nêu trên bằng biện pháp kinh tế.

Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đợc giao theo tinh thần nêu trên là trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc nhận ủy thác xuất nhập khẩu mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phơng, các ngành, các xí nghiệp chủ yếu từ tỉnh Bình Trị

Thiên trở ra, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I còn đợc bộ giao thêm một số nhiệm vụ khác tùy theo từng giai đoạn. Cụ thể những nhiệm vụ đó là:

- Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng đợc giao theo chỉ tiêu pháp lệnh.

- Tiếp nhận hàng viện trợ nhân dân của CHDC Đức thông qua Hiệp định chính phủ.

- Kinh doanh về cung ứng hàng xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ để thu ngoại tệ mạnh .

- Ngoài ra còn đợc trao đổi hàng hóa ngoài nghị định th với các nớc thuộc khu vực I.

- Nhận nhiệm vụ này , công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đang ở trong tình hình:

- Về tổ chức: Một biên chế gồm gần 50 cán bộ công nhân viên đa số là cán bộ từ Công ty Xuất nhập khẩu và chuyển khẩu bị giải thể chuyển sang, số cán bộ có trình độ nghiệp vụ rất ít và chủ yếu chỉ làm công tác nhập hàng phục vụ cho xuất khẩu tại chỗ. Có thể nói thời gian này đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ủy thác.

- Về cơ sở vật chất: Vốn đợc bàn giao ban đầu chỉ vẻn vẹn có 139.000 đồng. Nhà nớc không cấp vốn do quan niệm rằng:" kinh doanh ủy thác không cần đến vốn vì vốn hàng hóa đã có của ngời ủy thác ". Đây là quan niệm đã chi phối lớn đến t tởng chỉ đạo của lãnh đạo cũng nh cán bộ thi hành, ảnh hởng tiêu cực đến hoạt động của công ty trong thời gian đầu.

- Về chính sách: Cơ chế quan liêu bao cấp vẫn đang thống trị, đờng lối đổi mới đang là t duy cha hể hiện cụ thể thành văn bản, nhất là đổi mới quản lý kinh tế. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I có thể đợc xem là đơn vị nhận trách nhiệm đột phá vòng vây trong cơ chế cũ,với quyền lấy" thu bù chi" ghi trong quyết định thành lập.

Có thể nói Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I ra đời trong hoàn cảnh đất nớc còn khó khăn. T tởng quan liêu bao cấp vẫn thống trị trong đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Tuy là công ty đợc thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu nhng phần lớn vẫn thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu

pháp lệnh của Nhà nớc. Trong điều kiện nh trên vấn đề" tồn tại và phát triển " là một bài toán khó đặt ra đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.

2. Quá trình phát triển của công ty

Toàn bộ quá trình phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 có thể chia thành 2 giai đoạn chính đó là giai đoạn từ khi thành lập đến 1993 và giai đoạn từ 1993 trở lại đây.

Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến 1993.

Đây là giai đoạn mà công ty phải vận động, đấu tranh để giải quyết 3 vấn đề lớn xuyên suốt cả quá trình , đó là:

- Vấn đề tổ chức con ngời: Bao gồm vấn đề nhận thức t tởng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đoàn kết trên dới trong và ngoài đời sống.

- Vấn đề vận dụng linh hoạt các phơng thức kinh doanh bao gồm việc xây dựng vốn liếng để đủ sức hoạt động, xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nớc, lựa chọn các hình thức kinh doanh thích hợp.

- Vấn đề tháo gỡ khó khăn trong cơ chế . Giai đoạn 2: Từ 1993 đến nay.

Năm 1993, Bộ thơng mại đã quyết định hợp nhất Công ty Phát triển sản xuất và Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1. Đây là một bớc ngoặt lớn đối với Công ty, công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức để tiếp tục hoạt động.

Với sự hợp nhất trên, công ty đã nắm lấy cơ hội và phát triển không ngừng. Cho tới nay, công ty đợc biết đến nh là một trong những con chim đầu đàn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với số vốn kinh doanh khoảng 94 tỷ đồng và 646 lao động.

3. Nhiệm vụ, mục đích và phạm vi hoạt động của Công ty XNK Tổng hợp I

a. Nhiệm vụ:

Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ chủ yếu: Trực tiếp xuất hoặc nhập các mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phơng, các nghành, các xí nghiệp, chủ yếu từ Bình Trị Thiên trở ra.

- Ngoài ra, Công ty còn đợc Bộ giao nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn nh:

+Thực hiện xuất hoặc nhập khẩu một số mặt hàng đợc giao theo chỉ tiêu pháp lệnh.

+Tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ nhân dân của CHDC Đức thông qua hiệp định của Chính Phủ.

+Kinh doanh và cung ứng hàng xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.

+Trao đổi hàng hoá ngoài nghị định th với các nớc thuộc khu vực I. b. Mục đích:

Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh hàng xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nớc, góp phần nâng cao chất lợng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển đất nớc.

c. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty:

- Đợc xuất khẩu hàng nông sản, hải sản, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hoá chất và hàng tiêu dùng. - Đợc sản xuất gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá tiêu dùng trong nớc, hàng may mặc, hàng đồ chơi điện tử, điện lạnh dợc liệu, nông lâm sản chế biến.

- Đợc làm dịch vụ thơng mại: nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thơng mại.

- Đợc vận tải hàng hoá kinh doanh nhập khẩu .

- Đợc cho thuê văn phòng kinh doanh, khách sạn kho hàng nhà xởng, phơng tiện nâng đỡ.

- Đợc làm đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất và nhập khẩu, hàng sản xuất trong nớc theo quy định hiện hành của nhà nớc.

- Đợc liên doanh liên kết giữa các tổ chức trong và ngoài nớc ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

II. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu ở

công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I 1. Đặc điểm các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Lạc, quế, cà phê, gạo, cao su, hạt tiêu, hạt điều là những mặt hàng mà Công ty thờng xuyên kinh doanh với khối lợng lớn, đều đặn qua các năm. Ngoài ra Công ty cũng kinh doanh những mặt hàng nông sản khác nh chè, ngô, mây, cói... Tuy nhiên những mặt hàng này có kim ngạch nhỏ và không ổn định. Trong phạm vi đề tài này, em chỉ xin quan tâm đến những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đã đề cập ở phần trên.

Giá cả các mặt hàng nông sản chịu ảnh hởng bởi điều kiện khí hậu, thời tiết và nhu cầu trên thế giới. Mặt khác giá hàng nông sản cũng chịu ảnh hởng rất nhiều bởi chất lợng chế biến. Sản phẩm nông sản của Công ty chủ yếu là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 31 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w