0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Các phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 27 -28 )

5.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp lâu đời nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có nội dung và tính chất tương tự nhau.

Dùng phương pháp so sánh để so sánh năm sau với năm trước để biết xu thế thực tế so với kế hoạch, biết được mức độ hoàn thành kế hoạch; so sánh các doanh nghiệp của ngành hoặc trung bình ngành để biết vị trí tương đối của doanh nghiệp.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay chưa hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Khi áp dụng phương pháp so sánh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương đương với nhau về nội dung phản ánh và cách xác định

Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh, phân tích bằng số liệu tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng, vì thế dung lượng ứng dụng số tuyệt đối trong so sánh nằm trong khuôn khổ nhất định.

Số tương đối là số biểu thị dưới dạng phần trăm, số tỷ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh.

5.2 Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị bao gồm: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị.

Ưu điểm: có tính khái quát cao, có tác dụng đặc biệt khi mô tả và phân tích các hiện tượng có tính trừu tượng như phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí chìm và quy mô sản xuất kinh doanh… Khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng một hàm số hay một hệ phương trình cụ thể thì phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhận tố ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 27 -28 )

×