Đánh giá tiềm năng đất đai:

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang đến 2010 (Trang 54 - 58)

1. Tiềm năng đất đai:

Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên vào loại lớn thứ 2 trong tỉnh sau huyện Bắc Quang. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì toàn huyện có 145.179,00ha đất tự nhiên, bình quân diện tích tự nhiên trên ngời rất lớn 17.360m2/ngời. Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 18.581,08ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên ngời đạt 2222m2. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 76.921,18ha, bình quân đất lâm nghiệp trên ngời là 9198m2/ngời. Có thể thấy rằng vốn tài nguyên đất đai của huyện Vị Xuyên rất lớn và đa dạng, phù hợp cho thâm canh nhiều loại cây trồng. Nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày và tiềm năng để phát triển rừng còn rất thấp.

1.1: Khả năng sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp:

Khi đánh giá khả năng sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi toàn huyện cần căn cứ vào yếu tố khí hậu, loại đất, khả năng cấp nớc, khả năng áp dụng khoa

học kỹ thuật, thị trờng và vốn đầu t... ngoài ra cần xem xét đến phong tục tập quán, truyền thống canh tác và tiểu vùng khí hậu để đảm bảo tính hợp lý trong khai thác, sử dụng có hiệu quả loại đất này.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất nông nghiệp và khả năng thích nghi của hệ thống cơ cấu cây trồng trong hệ sinh thái của Vị Xuyên có thể thấy.:

* Vùng sinh thái thứ nhất: Gồm các xã vùng cao nh Thợng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Lao Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ và các thôn vùng cao ở 3 xã Ph- ơng Độ, Phơng Thiện và Phơng Tiến. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 45.558,50ha. Địa hình khó khăn, hiểm trở, độ dốc lớn, khả năng trồng trọt gặp rất nhiều khó khăn, tiềm năng đất nông nghiệp khoảng 4976,45ha, chiếm 11,42% diện tích của vùng.

* Vùng sinh thái thứ hai: Gồm các xã vùng thấp nh Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Tùng Bá, TT Việt Lâm, TT Vị Xuyên có diện tích khoảng 55.503,5ha, không chủ động tới tiêu, nhất là khâu tới, phần lớn diện tích đất nông nghiệp nhờ nớc trời. Đất có tiềm năng nông nghiệp khoảng 7.560,43ha, chiếm 13,62% tổng diện tích vùng.

* Vùng sinh thái thứ ba: Gồm các xã nh Phong Quang, Thuận Hoà, Minh Tân, Xín Chải, Phơng Tiến, Phơng Thiện, Phơng Độ, Ngọc Linh có tổng diện tích tự nhiên là 46.217ha. Vùng sinh thái này chủ yếu là đất đồi núi trên nền đá mẹ gơnai, biotit, feralit đỏ vàng. Tiềm năng đất nông nghiệp là 6.045,01ha, chiếm 13,08% tổng diện tích vùng.

Toàn huyện đất nông nghiệp có diện tích 18.581,08ha, chiếm 12,80% tổng diện tích tự nhiên. Về chất lợng đất theo đánh giá chung trong tài liệu phân tích nông hoá thổ nhỡng của Viện quy hoạch và TKNN cho thấy: Đất trồng có độ phì nhiêu khá hơn so với các huyện miền núi khác của tỉnh Hà Giang. Đất trồng lúa - màu có nhiều lợi thế về thâm canh tăng vụ. Diện tích đất 2 vụ có chiều hớng gia tăng, đất 1 vụ giảm đi. Hệ sinh thái nông lâm nghiệp tơng đối đa dạng, phong phú phân bố ở vùng đất ruộng và vùng đồi thấp. Trong sản xuất nông nghiệp nếu đợc đầu t thích đáng cho thuỷ lợi nhất là nhu cầu tới, thì có thể mở rộng đợc diện tích, và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Dự kiến tiềm năng đất nông nghiệp 2010 có thể mở rộng khoảng 5.166,29 ha từ đất cha sử dụng chuyển sang. Trong đó:

- Đất cây hàng năm để trồng màu 567,73ha.

- Đất cây lâu năm 4590,99ha, chủ yếu thâm canh cây chè và cây ăn quả. - Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,77ha, đây là diện tích thùng đào, thùng đấu cha sử dụng, định hớng đa vào khoanh nuôi cá.

Khả năng thâm canh vụ sẽ đợc thực hiện, khi có các giải pháp đầu t về kinh tế, kỹ thuật.

1.2: Khả năng sử dụng đất vào mục đích sản xuất lâm nghiệp:

Vị Xuyên là một huyện vùng cao núi đất, diện tích đất có khả năng sử dụng đất vào mục đích sản xuất lâm nghiệp rất lớn. Theo số liệu thống kê năm 2000, toàn huyện có đất lâm nghiệp là 76.921,18ha, chiếm 52,88% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Rừng tự nhiên: 65.954,27ha - Rừng trồng: 10.966,56ha

Đất ơm cây giống 0,35ha, đất cha sử dụng còn rất nhiều. Vì vậy tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp toàn Huyện còn rất lớn.

Đến năm 2010 có thể phát huy và khôi phục tiềm năng đất lâm nghiệp tăng 40887,53 ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên là: 29608,70 ha - Rừng trồng là: 11278,83 ha.

Nâng tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện đến năm 2010 đạt 117.367,27 ha, đảm bảo độ che phủ rừng đạt 70%. Diện tích đất này lấy từ đất đồi núi cha sử dụng.

1.3: Tiềm năng đất phát triển công nghiệp:

Vị Xuyên có nguồn tài nguyên khoáng sản đợc khai thác cha nhiều mà, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, vật liệu xây dựng rất phong phú, có thể hình thành các khu công nghiệp tập trung.

- Khu công nghiệp chế biến chè huyện Vị Xuyên tập hợp nguyên liệu từ các công ty Việt Lâm và các hộ sản xuất chè trong huyện.

- Khu công nghiệp khai thác gỗ chế biến gỗ để phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

- Khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gạch, ngói ở thị trấn Vị Xuyên.

- Ngoài các khu công nghiệp tập trung, có thể phát triển các cụm điểm sơ chế nông, lâm sản ở 5 trung tâm cụm xã và các làng nghề truyền thống xen ghép trong các khu vực dân c, nh sản xuất đồ mỹ nghệ, dệt thảm len, may mặc và đặc biệt là liên hiệp các làng nghề sản xuất hàng thổ cẩm.

1.4: Tiềm năng đất xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân c:

* Tiềm năng đất xây dựng đô thị:

Tiềm năng để mở rộng, xây dựng mới các đô thị của huyện còn rất lớn, mục tiêu đến năm 2010 có 25% - 30% dân số ở đô thị, ớc tính 3 vạn ngời. Ngoài 2 thị trấn đã đợc công nhận là thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, sẽ có trung tâm hành chính đợc nâng cấp thành thị trấn, mặt khác có thể phát triển rất nhiều các cụm điểm phát triển kinh tế trung tâm của các cụm xã miền núi. Với mục tiêu thu hút những ngời vùng cao, vùng sâu, vùng xa tập trung phát triển kinh tế thơng nghiệp. Đất đai có thể đáp ứng đợc những yêu cầu xây dựng đô thị của Vị Xuyên trong những năm tới.

* Tiềm năng đất khu dân c nông thôn: Hiện nay Vị Xuyên có 21 xã, phần lớn các làng bản có vị trí không thuận lợi cho quá trình tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp hoá nông thôn, trừ một số xã, làng bản sống thành chòm xóm bám theo các trục đờng QL 2 và một số trục giao thông chính. Diện tích các khu vực thổ c còn khá rộng, nếu đợc quy hoạch lại các khu dân c với chính sách phù hợp thì khả năng tự điều chỉnh đất đai còn lớn, xây dựng các trang trại với quy mô vừa và lớn tạo điều kiện tốt nhất để khai thác tiềm năng đất đồi núi. Chắc chắn việc sử dụng vùng đất trống đồi núi trọc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5: Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành khác.

Huyện Vị Xuyên có cửa khẩu Thanh Thuỷ, là nơi giao lu kinh tế, văn hóa xã hội của 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mối giao lu kinh tế và phát triển thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của huyện. Ngoài ra các khu rừng đặc dụng, khu du lịch nớc khoáng Quảng Ngần sẽ là tiềm năng phát triển để thu hút khách du lịch thập phơng.

Từ việc phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ sẽ thúc đẩy quá trình đô thị, xây dựng nhiều khách sạn, nhà hàng phục vụ tốt cho khách du lịch của huyện Vị Xuyên trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang đến 2010 (Trang 54 - 58)