1. Sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp NQD
2.3. Đánh giá về cơ chế quảnlý tài chính DNNQD: 1 Những thành tựu chung đãđạt được đạt được:
2.3.1. Những thành tựu chung đãđạt được đạt được:
Qua việc phân tích về thực trạng công tác quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD bộc lộ qua từng khâu, từng mặt như trên, chúng ta phải thừa nhận thực tế là cơ chế hiện nay chưa hoàn toàn phù hợp, chưa thực sự hiệu quả, và còn rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò mang tính lịch sử của nó cũng như những thành tựu mà cơ chếđóđem lại trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tếở nước ta.
Trước hết, cơ chế quản lý kinh tếđối với DNNQD đến thời điểm này đã phần nào thể hiện tư tưởng quán triệt đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước. Mọi thành phần kinh tếđều được khuyến khích phát triển và bình đẳng như nhau trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh, tự chủđộc lập trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đãđược coi trọng đến mức tối đa. Ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà nhà nước không
cấm. Loại hình doanh nghiệp cũng đãđược đa dạng hoá, các doanh nghiệp tư nhân, và cả các hộ kinh doanh cá thể cũng được hưởng những chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển.
Nhà nước đã hết sức chúýđến việc tạo ra một hành lang pháp lý, một môi trường kinh tế phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chức năng quản lý và kiểm soát của nhà nước. Đó là những cải cách về mặt hành chính, nhiều loại giấy phép trong quá trình đăng ký kinh doanh, các thủ tục hành chính rườm ràđãđược bãi bỏ. Đẩy mạnh việc thực hiện chếđộ hoáđơn chứng từ trong việc mua bán giữa các doanh nghiệp. Các quy định trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp được ban hành một cách có hệthống từ tổng thểđến chi tiết đảm bảo tính minh bạch công khai. Nghịđịnh 59/CP và sau đó là nghịđịnh 27/CP sửa đổi bổ sung Nghịđịnh 59/CP chính là những minh chứng tiêu biểu cho điều này. Dưới hai nghịđịnh trên phải kểđến một hệ thống các văn bản bao gồm thông tư, thông tri, quyêt định v.v hướng dẫn chi tiết và cụ thể việc thực hiện công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp NQD như quản lý vốn và tài sản, chếđộ trích khấu hao, quản lý doanh thu chi phí, lập bảng kê và nộp thuế v.v
Chính do những hành động cụ thể từ phía Nhà nước như vậy, nên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp NQD đăng ký kinh doanh ngày một nhiều với quy mô ngày một lớn. Đa phần các doanh nghiệp mới thành lập đều hoạt động có hiệu quả và bước đầu đã có những đóng góp nhất định cho ngân sách. Tỷ lệđóng góp vào GDP cũng như ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng dần theo năm tháng. Các doanh nghiệp NQD đã yên tâm hơn, vững tin vào đường lối chủ trương của Đảng và những chính sách cụ thể phù hợp và thuận lợi nên đã mạnh dạn hơn trong việc bỏ vốn đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế. Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta nói chung và khu vực kinh tế NQD nói riêng. Những thành tựu đó cũng
đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới phát triển kinh tế mà toàn Đảng và toàn dân ta đang theo đuổi thực hiện.