Thực trạng cơ chế quảnlý tài chính DNNQ Dở nước ta hiện nay: 1 Quản lý về thành lập vàđăng kí kinh doanh:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

1. Sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp NQD

2.2.2 Thực trạng cơ chế quảnlý tài chính DNNQ Dở nước ta hiện nay: 1 Quản lý về thành lập vàđăng kí kinh doanh:

Thực hiện quá trình đổi mới tư duy kinh tế, thúc đẩy xây dựng và thực thi pháp luật theo nguyên tắc: "công dân có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm". Trong thời gian qua, nhà nước ta đã tiến hành một số biện pháp thúc đẩy sự thành lập và kinh doanh cho các DNTN. Điển hình nhất là việc ban hành Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000, và tiếp theo là Nghịđịnh 02/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của chính phủ vềđăng kí kinh doanh. Luật doanh nghiệp cũng như nghịđịnh 02/NĐ-CP đã tạo môi trường pháp lýđồng bộ và thống nhất cho các doanh nghiệp trong việc huy động và phát huy nội lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Thể hiện chủ trương cải cách hành chính theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm tối đa các thủ tục, hồ sơ rườm rà, phức tạp và tốn kém trong việc thành lập doanh nghiệp cũng như mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Tác động tích cực trực tiếp của những việc đó là việc đã xoá bỏđược 175 loại giấy phép khác nhau (chiếm 44% tổng số giấy phép kinh

doanh), đây được đánh giá là một sựđột phá trong cải cách hành chính, thể hiện sự thay đổi căn bản về tư duy và phương thức quản lý của nhà nước theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tách bạch rõ quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với quản lý nhà nước. Những kết quảđó bước đầu đãđược dư luận trong nước và nhất là các doanh nghiệp NQD đánh giá cao và hưởng ứng nhiệt liệt, tính đến hết năm 2001, tổng số DN thuộc khu vực KTTN là 74.393 DN.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng đã xuất hiện những tiêu cực, tận dụng những lỗ hổng trong những đạo luật mới ban hành, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chủ trương đổi mới và cải cách hành chính của Nhà nước. Rất nhiều doanh nghiệp "ma" được thành lập nhằm mục đích mua bán hoáđơn thuế giá trị gia tăng, làm ăn phi pháp, trốn thuế v.v do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ các cấp các ngành các cơ quan chức năng. Một sốý kiến đã cho rằng cơ chế cho việc thành lập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta là quá thông thoáng, nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nhà nước. Luật Doanh nghiệp đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối thuận lợi để mọi người có thể gia nhập thị trường, song còn thiếu những cơ sở pháp lýđồng bộ nhằm điều chỉnh hoạt động trên thị trường, cụ thể làđiều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đồng thời, điều chỉnh việc rút ra khỏi thị trường thông qua phá sản hay giải thể. Chúng ta đã quen với việc một sản phẩm chiếm lĩnh thị trường rồi biến mất khỏi thị trường nhưng lại coi việc một doanh nghiệp phá sản là bất bình thường vàđáng lo ngại. Chỉ khi chúng ta chấp nhận doanh nghiệp phá sản là một hiện tượng bình thường được pháp luật hoá thì KTTN mới có thể phát triển đúng bản chất của nó. Theo đó, vấn đề cốt lõi trong tài chính đối với khu vực kinh tế tư nhân là xây dựng cơ sở pháp lý cho việc hình thành, thực hiện, theo dõi, thanh lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng tài chính khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể theo quy luật của thị trường. Đểđối phó với những tiêu cực trên, rõ ràng nhà nước phải sớm ban hành một cơ chế kiểm tra chặt chẽ việc đăng kí kinh doanh và quản lý sau khi

đăng kí, những văn bản luật hay dưới luật để bổ sung, lấp đầy những lỗ hổng đã bộc lộ trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w