Đối với các chế độ hiện hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC pptx (Trang 89 - 91)

II. Thực tế xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tạ

3.3.2.Đối với các chế độ hiện hành

Nhà nước coi giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản vô hình và lợi thế kinh doanh là khác nhau. Thật vậy, theo Thông tư 79/2002/TT-BTC, giá trị thực tế của DN được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và định giá xác định theo giá thị trường tại thời điểm định giá.

Theo Nghị định 64/2002/NĐ-BTC, giá trị thực tế của DN là gái trị toàn bộ tài sản hiện có tại DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua và người bán cổ phần đều chấp nhận được.

Như vậy, ngầm hiểu lợi thế kinh doanh chính là giá trị phản ánh khả năng sinh lời của DN.

Vậy đâu là giá trị của các tài sản vô hình khác như trình độ quản lý, trình độ làm việc... Các giá trị này không thấy phản ánh trên giấy tờ làm việc cũng như trên báo cáo của KTV.

Gần như có sự lẫn lộn giữa quyền sử dụng đất và giá trị tài sản vô hình. Cụ thể, Thông tư 79/2002/TT-BTC quy định tại mục 2.6 : “Đối với tài sản vô hình (nếu có) thì

tính theo giá còn lại ghi trên sổ kế toán”, và tại mục 2.10, lại ghi, “Đối với quyền sử dụng đất,...”. Tuy nhiên, theo em, giá trị tài sản vô hình phải do thị trường quyết định

tại thời điểm CPH.

Giá trị tài sản vô hình bao gồm:

-Quyền sử dụng đất

-Quyền phát hành

-Bản quyền, bằng phát minh, sáng chế

-Nhãn hiệu hàng hoá

-Phần mềm máy tính

-Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

-TSCĐ vô hình khác

Như vậy, vô hình trung đã xem giá trị quyền sử dụng đất nằm ngoài tài sản vô hình của DN và bỏ ngoài giá trị tài sản vô hình của DN lợi thế kinh doanh.

Việc xác định giá trị thực tế của DN được thực hiện theo nguyên tắc “giá trị thực tế của DN là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH mà người mua, người bán CPH đều chấp nhận được”. Nguyên tắc này dường như phù hợp với nguyên tắc thị trường song lại mang nặng tính hình thức vì trên thực tế, giữa người mua và người bán cổ phần không có thoả thuận gì. ở đây phải ngầm hiểu là thoả thuận sẽ chỉ được thực hiện khi có người mua cổ phần của DN. Nói cách khác, sự thoả thuận

được chứng minh bằng việc người mua cổ phần có mua hay không mua cổ phần. Những người tham gia mua cổ phần không trực tiếp biết nội dung và phương pháp xác định GTDN. Việc xác định GTDN do một hội đồng xác định, làm cơ sở xác định giá bán cổ phần cho các cổ đông, do vậy gía bán cổ phần vẫn còn nhiều yếu tố chủ quan, không phản ánh đúng quy luật kinh tế thị trường. Mặt khác, cổ phần chủ yếu ưu tiên bán cho người làm việc trong DN dẫn đến tình trạng người bán và người mua lẫn lộn nên việc định giá DN càng chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC pptx (Trang 89 - 91)