Phương pháp kiểm toán chứng từ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC pptx (Trang 31 - 33)

IV. Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác kiểm toán

4.2.2.Phương pháp kiểm toán chứng từ

Phương pháp kiểm toán chứng từ bao gồm: kiểm toán các cân đối kế toán, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic.

a) Kiểm toán cân đối

Phương pháp kiểm toán cân đối dựa trên mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập của một sự vật hiện tượng. Các quan hệ này được cụ thể hoá bằng các quan hệ khác nhau như cân đối giữa nguồn lực và kết quả, giữa số phát sinh Nợ và phát sinh Có, giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản đó.

Trong kiểm toán, ta có phương trình cân đối tổng quát theo từng đối tượng. Ví dụ, với bảng cân đối tài sản:

Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Công nợ Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Với bảng cân đối số phát sinh

Tổng phát sinh Nợ của các Tài khoản =

Tổng phát sinh có của các Tài khoản

Trong kiểm toán cân đối phải dựa vào số ghi Nợ và số ghi Có và giữa số đầu kỳ và số tăng trong kỳ với số cuối kỳ và số giảm trong kỳ của kế toán kép.

Kiểm toán báo cáo tài chính DNNN để CPH sử dụng kỹ thuật này để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu được cộng dồn trên các sổ kế toán, qua đó, có hướng xác minh tiếp theo.

b) Đối chiếu trực tiếp

Đối chiếu trực tiếp là so sánh về mặt lượng trị số của cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán. Đối chiếu này thường có trong các trường hợp sau:

1) Đối chiếu giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ năm và giữa các kỳ trên các Bảng cân

đối tài sản để nghiên cứu động thái của các mặt hoạt động tương ứng với chỉ tiêu trên đó (đối chiếu ngang) hoặc giữa các bộ phận tổng thể để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể (đối chiếu dọc).

2) Đối chiếu giữa số dự toán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá mức

độ phấn đấu, thực hiện các mục tiêu thể hiện trên các chỉ tiêu tương ứng.

3) Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng từ

tổng hợp khác nhau. Chẳng hạn, chỉ tiêu lợi nhuận hay lợi nhuận còn lại trên các bảng cân đối.

4) Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ được bảo quản lưu trữ ở các địa

điểm khác nhau. Loại đối chiếu này được thực hiện phổ biến trong kiểm toán các khoản giao dịch với ngân hàng, các khoản thu về bán hàng và các khoản chi về mua hàng.

5) Đối chiếu trị số và các chỉ tiêu với các trị số cấu thành chỉ tiêu đó. Chẳng hạn,

đối chiếu các yếu tố số lượng, đơn giá với số tiền trên các chứng từ gốc, đối chiếu các khoản mục cấu thành các loại tài sản hoặc nguồn vốn trong Bảng cân đối tài sản, đối chiếu các khoản thu chi với các loại hoạt động trong bảng chu chuyển tiền tệ hoặc bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên đối chiếu trực tiếp chỉ được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một chuẩn mực, cùng nội dung, phương pháp, đơn vị tính toán và trong cùng một khoảng thời gian điều kiện tương tự nhau.

Trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, phương pháp này được sử dụng để tính toán, cộng dồn số liệu trên các chứng từ gốc, so sánh với sổ chi tiết, sổ cái để xác định giá trị hợp lý.

c) Đối chiếu logic

Đối chiếu logic là việc xem xét mức biến động tương ứng về trị số và các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và có thể theo hướng khác nhau. Ví dụ:

-HTK giảm có thể dẫn đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu tăng. Xu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng biến động giữa HTK và các khoản mục liên quan nói trên là ngược nhau và mức biến động cũng có thể không đồng nhất trên từng khoản mục.

-TSCĐ tăng có thể dẫn đến tiền vay ngắn và dài hạn tăng hoặc chi phí xây dựng giảm.

Trường hợp này, có thể mức biến động tương xứng và xu hướng biến động có thể cùng chiều (nếu vay nợ) hoặc ngược chiều (nếu kết chuyển chi phí xây lắp hoặc dùng tiền để mua).

-Vốn bằng tiền giảm có thể dẫn tới hàng hoá vật tư tăng hoặc các khoản phải trả giảm. Phương pháp này được sử dụng rất sử dụng phổ biến trong việc xem xét các quan hệ kế toán tài chính của đối tượng kiểm toán. Từ đó định hướng cho việc kiểm toán các đối tượng cụ thể khi phát hiện mâu thuẫn và xua hướng biến động của các chỉ tiêu liên quan.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn như những cách tư duy suy lý cho những mối liên hệ kể cả chưa được lượng hoá trong công tác kiểm toán. Theo đó, kiểm toán tài chính đã hình thành 3 loại trắc nghiệm: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp các số dư, và trắc nghiệm phân tích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC pptx (Trang 31 - 33)