Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các chủ thể làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu 252634 (Trang 50 - 52)

thể làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được bảo đảm hay không, không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật có đầy đủ, đúng đắn, khoa học mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Bởi pháp luật có hoàn thiện đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu năng lực, trình độ cũng như phẩm chất của các chủ thể trên mà không tốt thì sản phẩm trí tuệ được tạo ra sẽ vẫn là những văn bản QPPL không đảm bảo chất lượng. Như chúng ta đã biết, một thực tế hiện nay là đội ngũ làm công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật nói chung và văn bản QPPL nói riêng ở nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu mà công việc này đặt ra. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, nâng cao trình độ nhận thức về nhà nước và pháp luật, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, tăng cường tính chuyên nghiệp đối với đội ngũ, cán bộ trực tiếp tham gia quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Đây là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, nâng cao chất lượng công tác soạn thảo văn bản QPPL, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong các cơ quan làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh không chỉ có khả năng đề xuất chương trình xây dựng văn bản mà còn có khả năng soạn thảo tốt các dự án, dự thảo văn bản nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước. Việc soạn thảo văn bản QPPL, thẩm tra, thẩm định, kiểm tra, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp đối với một dự thảo văn bản QPPL đòi hỏi rất cao về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của các chủ thể làm công tác này. Các chủ thể phải có tầm nhìn và sự hiểu biết sâu sắc về tinh thần, nội dung, hình thức và các nguyên tắc của pháp luật; về các mối quan hệ bản chất, nội tại của hệ thống pháp luật; về nội dung và bản chất các quyền tự do dân chủ của công dân; về nội dung và tinh thần cải cách pháp luật và rộng hơn là phải nắm bắt được các nguyên tắc và nội dung, yêu cầu đòi hỏi của nền dân chủ, của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền.

Các chủ thể làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải có tư duy mới về hệ thống pháp luật, hiểu được nội dung và tinh thần của Hiến pháp, của các đạo luật hiện hành theo tinh thần đổi mới, phải xác định được tư tưởng chính sách, nội dung, mục đích điều chỉnh của văn bản QPPL, đến từng điều quy định của văn bản đó. Nói cách khác họ phải có kiến thức sâu rộng và toàn diện về thể chế chính trị, về nhà nước và pháp luật và một vị thế độc lập, khách quan nhất định để có thể phát hiện và dự báo được những hậu quả xảy ra do sự sai xót hoặc chưa hoàn thiện của một quy định, một dự án văn bản; hơn nữa còn phải có đủ năng lực, trình độ đề xuất được những kiến nghị, đưa ra các phương án khắc phục với đầy đủ các cơ sở khoa học vững chắc đủ sức thuyết phục cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu và chỉnh lý dự án trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, đủ sức thuyết phục các thành viên của cơ quan trình, trước hết là các vấn đề cơ bản, then chốt, những vấn đề còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung của dự án, dự thảo khi cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ, thì còn phải bảo đảm bố trí đủ cơ cấu, số lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cho công tác soạn thảo, thẩm định, thẩm tra (hiện nay số lượng cán bộ làm công tác này rất ít).

Một điều quan trọng nữa đó là cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi trong nghiên cứu chính sách pháp luật, đưa ra những quy phạm pháp luật phù hợp có tính khả thi. Để nâng cao được đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động lập quy, cần hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và bố trí, sắp xếp vào cơ quan này đội ngũ cán bộ pháp lý đầu ngành để giúp Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, chiến lược Chương trình xây dựng văn bản QPPL; cần xây dựng được chiến lược đào tạo cán bộ khoa học pháp lý để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL hiện nay. Cần quan tâm đặc biệt tới công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạt động lập quy với trình độ chuyên môn hóa cao bao gồm cán bộ nghiên cứu chuyên sâu; đào tạo tri thức pháp lý và cả những tri thức cần thiết khác, nhất là các ngành khoa học xã hội.

Việc lựa chọn thành viên tham gia lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định văn bản QPPL phải dựa trên cơ sở là những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi trong lĩnh vực liên quan đến dự thảo, không nên quá coi trọng thành

viên là những cán bộ có chức vụ tại cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, công tác tuyển dụng cũng như sử dụng cán bộ, công chức cần đặc biệt chú trọng, phù hợp với vị trí công việc. Việc sử dựng đúng người, đúng việc sẽ giúp các chủ thể có lợi nhất khi thực hiện trách nhiệm của mình.

Giải pháp trước mắt là:

Thứ nhất, triển khai, thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ một

cách thường xuyên và hiệu quả cho các chủ thể làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thông qua hình thức tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành các hoạt động trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ…

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền về ý nghĩa và

tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL; đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt của đời sống cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

Thứ ba, thay đổi tư duy cục bộ của các chủ thể trong hoạt động xây dựng,

ban hành văn bản pháp luật nói chung, văn bản QPPL nói riêng, đó là chỉ coi trọng lợi ích của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; hay lối tư duy “không quản lý được

thì cấm” một cách tuỳ tiện, không có cơ sở pháp lý và thực tiễn đang rất phổ biến

hiện nay.

Thứ tư, cần bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong

công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào hệ thống nguồn nhân lực đang thiếu.

Một phần của tài liệu 252634 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w