Giải pháp về quản lý cơ giới.

Một phần của tài liệu d1193 (Trang 90 - 94)

VI TỶ SUẤT LỢI NHUẬN

6. Giải pháp về quản lý cơ giới.

Tính toán cân đối nhu cầu thiết bị, xe máy các công trình để đầu tư mua mới, điều động xe máy thiết bị hợp lý giữa các công trường, các đơn vị trực thuộc đảm bảo phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Thường xuyên bảo dưỡng, sủa chữa lớn, đảm bảo nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng thiết bị, xe máy. Đảm bảo việc sử dụng xe máy thiết bị với hiệu suất cao, phát huy năng suất ca xe máy. Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu nội bộ trong từng xe máy thiết bị làm cơ sở cho việc thanh quyết toán nhiên liệu hàng tháng.

Thực hiện kiểm định an toàn đối với các xe máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, đảm bảo các xe máy thiết bị hoạt động an toàn hiệu quả cao.

Thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với thực tế từng loại máy móc, phát huy sáng kiến cải tiến và áp dụng công nghệ trong công tác quản lý cơ giới.

Thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng đào tạo nâng cao cho thợ vận hành và các cán bộ quản lý thiết bị xe máy. Tăng cường công tác kiểm tra của phòng Kỹ thuật Cơ giới đến các đơn vị trên cơ sở thực hiện chế độ thanh tra Cơ giới theo định kỳ.

7. Giải pháp về lao động và tiền lương.

dụnglao động và thu hút cán bộ công nhân viên giỏi có tay nghề, trình độ chuyên môn cao.

Thường xuyên sửa đổi và ban hành lại quy chế tiền lương khoán cho phù hợp với từng giai đoạnvà phù hợp với công sức người lao động bỏ ra.

Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định, gắn bó với công ty và phấn đấu đến năm 2010 thu nhập bình quân mỗi cán bộ công nhân viên trên toàn công ty là trên 3 triệu đồng / người / tháng.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc cho người lao động, nhất là trang thiết bị dụng cụ các thiết bị đảm bảo an toàn khi thi công.

Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, chế độ nâng lương hàng năm cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước.

Ngoài ra công ty còn có rất nhiều các giải pháp khác như:

Giải pháp về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp.

Giải pháp xây dựng và phát triển nguồn lực con người.

Giải pháp về công nghệ, an toàn lao động.

Giải pháp về quản lý, chỉ đạo, điều hành SXKD.

Giải pháp về nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong hoạt

động SXKD.

Giải pháp về việc làm, đời sống, lao động, xã hội và thi đua.

..vv

Tóm lại để hoàn thành được một kế hoạch đề ra thì tổ chức phải thực hiện rất nhiều các chương trình, giải pháp, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng vậy, công ty đã phải xây dựng cho mình một loạt các giải pháp và các

chương trình cụ thể, theo từng giai đoạn nhất định đảm bảo sự thành công của các kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 em đã có thêm nhiều kiến thức thực tiễn hơn trong công tác quản lý doanh nghiệp đặc biệt là trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó em thấy được tầm quan trọng của kế hoạch trong mỗi tổ chức trong quá trình phát triển của mình. Trong quá trình nghiên cứu công tác lập kế hoạch tại Công ty em đã nắm bắt được một số cách thức, phương pháp lập kế hoạch mới và hệ thống kế hoạch tại một tổ chức kinh tế, việc nghiên cứu đã cho em biết thêm được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những mặt làm được và những hạn chế của việc lập kế hoạch tại công ty. Trong khoá luận này em đã phân tích, đánh giá tình hình thực trạng của công ty thông qua đó em còn mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Đức Thọ cùng các cô chú, các anh chị trong phòng kinh tế - kế hoạch của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Trong khoá luận do còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được thầy và các cô chú, anh chị bổ sung, dóng góp ý kiến để khoá luận của em được thành công.

Một phần của tài liệu d1193 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w