1 Thơ Hàn Mặc Tử
3.3.2. Ngôn ngữ của đời sống và của tâm hồn
Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam, truyện ngắnn Pauxtốpxki là ngôn ngữ của đời sống hằng ngày đã được tinh lọc. Nó mang vẻ đẹp trong sáng, hiện đại, giản dị mà tinh tế. Ấn tượng chung nhất khi đọc những câu văn của Thạch Lam và Pauxtốpxki là tính nhạc cảm và hình tượng toát ra từ hệ thống ngôn từ. Sự huy động các
động từ chỉ hoạt động tâm lí, các tính từ; sự dung nạp các yếu tố ngôn ngữ thơ vào ngôn ngữ
đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu sự giống và khác nhau của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam – Pauxtốpxki ở những khía cạnh sau:
3.3.2.1. Sự xuất hiện với tần số cao các động từ chỉ hoạt động tâm lí và các tính từ
Là những bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, Thạch Lam, Pauxtốpxki đã huy động vào truyện ngắn của mình một loạt các động từ chỉ hoạt động tâm lí nhằm biểu lộ một cách sâu sắc thế giới nội cảm của nhân vật: cảm thấy, cảm giác, suy nghĩ, lo lắng, hờn giận, yêu mến, tưởng tượng, băn khoăn, ngờ vực, bối rối, sung sướng, cảm động, hạnh phúc...
Trong truyện ngắn Thạch Lam, động từ cảm thấy, thấy (với nghĩa là cảm thấy) xuất hiện với mật độ dày đặc, tạo thành một “mã” nghệ thuật của văn phong Thạch Lam. Theo thống kê, từ cảm thấy xuất hiện trong truyện ngắn Thạch Lam 90 lần. Riêng Pauxtốpxki , ông chọn mã nghệ thuật là : Có + cảm giác...; cảm giác.... Ví dụ:
Cử chỉđó làm tôi có cảm giác cô là một cô bé... [65, tr. 79].
Tôi luôn cảm giác rằng sở dĩ có được những đêm như thế là nhờ ở lòng hào hiệp vô cùng rộng rãi của thiên nhiên [65, tr. 133].
Nhưng tôi có cảm giác như vậy...cảm giác cô đơn, chán ngấy [65, tr. 320].
Nàng có cảm giác như người đàn ông gầy gò, mặc áo đuôi tôm đang tuyên bố chương trình biểu diễn vừa gọi đến tên nàng [65, tr. 394].
Tôi có cảm giác rằng chỉ vì nàng mà những biển phương Nam đã đổ lên bãi cát những tấm gương nước [65, tr. 458].
Tôi có cảm giác rằng trong tiếng kêu quốc tếấy, ởđây, ở Pari, chúng mang một phong cách tao nhã đặc biệt [65, tr. 460] ...v.v
Bên cạnh đó, lớp tính từ cũng xuất hiện với một mật độ dày đặc trong truyện ngắn Thạch Lam – Pauxtốpxki. Khảo sát trong một sốđoạn văn ngắn ta bắt gặp sự xuất hiện đông
đảo của chúng. Chẳng hạn trong truyện ngắn của Thạch Lam, với một đoạn văn 3 câu mà có 8 tính từ xuất hiện:
“Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loang một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây” [44, tr. 103].
“Thành khẽ thở dài. Những ý nghĩ ngờ vực đó xôn xao trong óc chàng. Thành mân mê cuốn sách tựa như có thể tìm được trong ấy câu trả lời. Rồi thẫn thờ, chàng để sách xuống lòng, áp trán vào cửa kính nhìn ra ngoài. Mưa bụi đã tạnh từ lâu và nền mây xám tách ra, để
lọt một tia nắng vàng dịu lướt nhẹ trên ruộng mạ xanh non, trong trẻo và mong manh quá như sắp tắt, Thành thấy cái vui trong lòng chàng cũng trong sáng và mong manh như thế, chỉ một chút nghi ngờ, một chút lạnh lẽo cũng đủ làm cho tan đi. Thành không nói gì nữa, chàng khe khẽ khép cuốn sách lại, và ngồi yên lặng như mơ màng” [44, tr. 178].
Cả một đoạn văn dài êm mượt và trôi đi trong dòng cảm xúc miên man nhờ những tính từ giàu sức gợi cảm giác:
“Vùng Sen cứ luôn luôn ám ảnh trí tưởng tượng non nớt của tôi. Nhiều lần, tôi lẻn ra
đằng sau nhà, đứng lên một mô đất nhìn sang bên kia sông, nhìn khu nhà nấp bên cây cối, cái quán trơ vơ và rặng cây trên bờđê, bên con đường đi không biết về đâu, về những chốn xa xăm nào tận bên kia dải đồi núi lờ mờ xanh ở chân trời; với tôi, sinh trưởng ở chốn đồng bằng bùn lầy nước đọng, đồi núi quyến rũ như một tiếng gọi lạ lùng. Trong dải núi ấy, có một quả đồi mà những buổi chiều nắng trong, tôi thấy nổi đỏ lên trời xanh. Trên đỉnh đồi, người ta thấy rõ một chùm cây, mẹ tôi bảo đó là chùa Thiên Thai. Thiên Thai! Cái tên huyền
ảo thần tiên ấy khiến tôi nghĩ đến những chốn bồng lai xinh đẹp, chốn vui chơi của những tiên ông mà thầy tôi vẫn đọc đến tên trong các truyện và kể cho tôi nghe. Rôi tôi thơ thẩn cho đến buổi chiều, đến lúc mặt trời thấp xuống, để được trông cả vùng bên kia sông chói lòa, rực rỡ tia ánh nắng; rồi tối hơn nữa, lúc chỉ còn ráng chiều chiếu các nền mây, được trông dãy nhà mờđi và thấp xuống, lẫn vào mặt đất, và hai gốc thông cao lên, nổi đen trên da trời [44, tr. 190].
Cũng như Thạch Lam, Pauxtốpxki sử dụng tính từ với một số lượng lớn. Dù chỉ tiếp xúc với những bản dịch nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự êm mượt, uyển chuyển sắc thái biểu cảm cao của trang văn Pauxtốpxki do lớp tính từ mang lại. Chỉ xét một vài đoạn văn ta thấy rõ điều đó:
“Chiếc xe ngựa cuối cùng rồi cũng đi vào tỉnh lị tăm tối. Chỉ có một ngọn đèn xanh cháy sáng sau cửa kính một ngôi nhà, chừng là hiệu thuốc. Đường phố dẫn lên núi. Người
đánh xe bỏ chỗ ngồi, bước xuống cho xe nhẹ thêm. Kuzmin cũng xuống theo, chàng đi tụt lại sau xe một quãng và bất thần chàng cảm thấy cả cái kỳ quặc của đời mình. Ta đang ở đâu
những tia sáng. Ở đâu đây có một thiếu phụ mà ta không biết. Ta phải chuyển cho nàng, giữa đêm hôm khuya khoắt thế này, một bức thư quan trọng và chắc chắn không phải là một bức thư vui. Hai tháng trước đang còn là mặt trận, nước Ba Lan, con sông Vixoa êm đềm và rộng. Thực kỳ quặc! Và cũng thực là thú vị!” [65, tr. 313]
Hay:
“Ở bục gỗ cuối cùng, họ dừng lại. Đã trông rõ bến, những ngọn đèn xanh đỏ của con tàu. Hơi nước xả rít lên. Tim Kuzmin se lại, chàng nghĩ rằng, ngay bây giờ thôi, chàng sẽ
phải chia tay với một thiếu phụ không quen biết nhưng lại gần gũi biết bao, chia tay với nàng mà không nói được gì; không nói gì hết. Cũng chẳng cảm ơn nàng đã gặp chàng trên
đường đời, đã đưa cho chàng bàn tay nhỏ bé, vững chãi sau lần bao tay ẩm, thận trọng dẫn chàng đi trên chiếc cầu thang ọp ẹp và cứ mỗi lần có một cành cây ướt sũng rủ xuống phía trên tay vịn có thể vướng vào mặt chàng thì nàng lại nói khẽ: “Anh cúi xuống”. Và chàng ngoan ngoãn vâng theo [65, tr. 323].
Và ở một đoạn văn khác, các tính từ chỉ hình dáng, kích thước, màu sắc cũng được huy động với tần số cao:
“Những con đường ngoằn ngoèo và hoang vắng từ thung lũng bị hạn hán thiêu đốt chạy lên trên những thành phố ấy, và trên đường, những chú lừa lon ton chạy. Ta trông rõ hơn và cả những đôi tai sẫm màu của chúng. Chân lừa khẳng khiu lẫn vào trong màu bụi đá
đen và vì thế không thể nào trông thấy. Tôi ngắm mãi những thành phốấy, những thành phố
hẹp bên những mặt nhà héo khô vì già lão, những biển quảng cáo chiếu bóng sặc sỡ và đá cẩm thạch nứt nẻ trong những bồn phun nước vỡ, những cây ôliu xù xì như đúc bằng thiếc xốp trong các vườn, và nghĩ rằng có thể, trong thành phố kia tôi đã có một trái tim gần gụi – trái tim kia cũng êm dịu như hơi ấm của bên má nhỏ bé và rực đỏ của cô thôn nữ nọ. Và nếu như trong cuộc sống có lúc nào lòng tôi trĩu nặng thì trái tim hồn nhiên kia sẽ chẳng khi nào từ chối giúp đỡ và an ủi tôi” [65, tr. 432].
Việc sử dụng các động từ chỉ hoạt động tâm lí và tính từ với tần số cao, có hiệu quảđã khiến chúng phát huy hết “nội lực”, đem lại cho trang văn Thạch Lam và Pauxtốpxki vẻđẹp trong sáng, truyền cảm, hấp dẫn lạ thường.
Thạch Lam, Pauxtốpxki đã tạo nên những trang văn giàu hình tượng và biểu cảm nhờ
sự “gia nhập”, tăng cường các biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh. Pauxtốpxki đã xây dựng thành công những biểu tượng của văn chương như bụi quý, bông hồng vàng, “bòn đãi bụi quý”, “đánh bông hồng vàng” (Bụi quý), hạt cát biểu trưng cho ý nghĩa giáo dục dù ít ỏi nhưng đầy ý nghĩa (Hạt cát), tia chớp là hiện thân của “ý sáng tác” (Tia chớp) ...Chúng hiện lên sống động trong tác phẩm, khiến những khái niệm tưởng như trừu tượng, vô hình trở nên gần gũi, thân quen. Còn Thạch Lam thường tạo ra những biểu tượng như là kết tinh của sự
hòa hợp tuyệt vời giữa nội tâm và ngoại giới: bóng tối, ngọn đèn của chị Tý (Hai đứa trẻ); sợi tóc phân chia lằn ranh thiện ác (Sợi tóc); tấm vải thô cuộc đời được dệt từ những nhọc nhằn, lo toan (Cô hàng xén); những rung động “khẽ như cánh bướm non” (Đứa con đầu lòng), cái “dịu ngọt chăng tơ” (Dưới bóng hoàng lan), “những vật tốt đẹp bày trong tủ kính của cửa hàng” (Một cuộc đời)... Việc tạo ra những biểu tượng độc đáo đã mang lại cho truyện ngắn Thạch Lam sức ám ảnh và dư âm.
Bên cạnh biện pháp ẩn dụ, biện pháp so sánh cũng được sử dụng với tỉ suất cao. Đây là phép tu từ phổ biến, in đậm dấu vết thẩm mĩ thời đại hay phong cách ngôn ngữ cá nhân. Trong 33 truyện ngắn của mình, Thạch Lam sử dụng 147 câu có chi tiết so sánh. Còn trong 40 truyện ngắn Pauxtốpxki mà chúng tôi khảo sát có 132 câu có chi tiết so sánh.
Truyện ngắn Thạch Lam Truyện ngắn Pauxtốpxki
- “Trời rét như cắt ruột, mà gió lại thổi mạnh” [44, tr. 69].
- “Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ
cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da” [44, tr. 14]. - “Những cuộc chơi bời của anh kịch liệt như một sự phản động mà chán
- “Gió, giống như những bím tóc thiếu nữ xổ tung, thơm mát mơn man trên mặt tôi” [65, tr. 80].
- “Lúa chín rực chạy như sóng trên thảo nguyên” [65, tr. 383].
- “Trên chân trời vàng ánh, ngôi sao cuối cùng lấp lánh như một giọt bạc”
[65, tr. 252]
- “Trong nhà vui hẳn lên như thể
nản như một vụ tự tử” [44, tr. 51]. - “Quả tim buốt như có kim đâm” [44, tr. 58].
- “Nàng yêu Minh như đứa trẻ mới bắt
đầu yêu say sưa và lóa mắt vì chính cái tình yêu của mình” [44, tr. 137].
- “Sinh thấy trong lòng nguội lạnh, một cảm giác lạnh lùng như thắt lấy ruột gan” [44, tr. 61].
- “Cơn đói lại nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn”
[44, tr. 61].
- “Khi thấy Tâm thất vọng quay đi, nàng đau đớn, uất ức như đứt từng khúc ruột” [44, tr. 66].
- “Nàng mắt đỏ lên như mới khóc, tha thiết nhìn tôi, như muốn cùng tôi khoác tay âu yếm” [44, tr. 118].
- “Thoạt nhìn đôi mắt cô ta, tôi choáng váng như người nhắp cốc rượu mạnh”
[44, tr. 122].
- “Một cảm giác đê mê dâng lên ngập cả người nàng vào trong đó, như lúc tắm bể” [44, tr. 138].
- “Tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi” [44, tr. 173].
- “Tôi sung sướng như một người sắp
được đi phiêu lưu mạo hiểm” [44, tr. 191].
- “Bính tưởng mùi hương dịu dàng và
bên ngoài cửa sổ ấy lại xanh lên một mảng trời và có gió ấm thổi” [65, tr. 265].
- “Tình yêu giống như gió thoảng” [65, tr. 285].
- “Chỉ có con đường nhựa là bóng loáng như một dòng sông đen” [65, tr. 285].
- “Lá tùng nhỏ như những sợi tóc ngắn vàng óng rụng xuống không ngừng, mặc dầu trời lặng gió”[65, tr. 292]. - “Trong giọng nói của Êlêna Pêtrốpna có cả sự dịu dàng và sự lo âu nhưđêm tháng chạp” [65, tr. 330]. - “Sau bức điện tất cả chuyển động như một cơn lốc tuyết, làm lóa mắt, ngạt thở, biến thế giới thành chiếc cầu vồng trắng” [65, tr. 330].
- “Mùa xuân lướt trên đồng cỏ như một nữ chủ nhân trẻ tuổi” [65, tr. 352]. - “Có cái gì ngân vang trong rừng như
có ai đang lắc những quả chuông nhỏ”
[65, tr. 354].
- “Những bông hoa điểm tuyết trắng rung rinh chào đón bình minh, mỗi bông hoa đều ngân nga như trong đó có một con bọ dừa đánh chuông và
đang đập chân vào những sợi mạng nhện bằng bạc” [65, tr. 354]
- “Chàng nói lớn một lần thứ ba và bất thần một âm thanh lanh lảnh vang dội
cao quý cũng như tình yêu của mẹ chàng đối với chàng” [44, tr. 253]. - “Lòng chàng đau đớn như chảy máu” [44, tr. 260]. - “Vân thấy khổ sở như chính chàng bị hành hạ” [44, tr. 260]. (...) khắp lều như thể có hàng trăm viên pha lê rơi xuống sàn” [65, tr.375]. - “Rêu từ trên cành cây xõa dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh” [65, tr. 386].
- “Đôi khi cuộc sống bỗng nhiên trở
nên giống như âm nhạc trong phút chốc” [65, tr. 409].
- “Những cây bạch dương đã điểm những dải lá vàng giống như những
đốm tóc bạc đầu tiên của một người chưa đến tuổi già” [65, tr. 411]…v.v
Ở truyện ngắn Thạch Lam, phần lớn các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh đều dựa vào cảm giác của thân thể và tâm hồn. Còn Pauxtốpxki thường chọn
những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, âm nhạc và vẻ đẹp của người con gái, đặc biệt là hình ảnh mái tócđể làm “khuôn” để so sánh.
Tóm lại. từ việc so sánh, đối chiếu những phương diện chủ yếu của một tác phẩm tự
sự, chúng tôi nhận thấy giữa truyện ngắn và truyện ngắn có sự gặp gỡ về phong cách nghệ
thuật.
Kế thừa quan niệm của các nhà lí luận và nghiên cứu văn học, chúng tôi cho rằng phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm. “Phong cách nghệ thuật của một nhà văn, suy cho cùng là vấn đề cái nhìn, nhưng cái nhìn ấy phải toát lên từ tất cả
các yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm… Tuy vậy, các yếu tố này không đồng đẳng với nhau mà có quan hệ thứ bậc tạo thành một cấu trúc mà ởđó có những yếu tố biểu hiện trên bề mặt và những yếu tố tiềm ẩn ở những tầng sâu, chìm khuất của nó” [93, tr. 17].
Nói đến phong cách nghệ thuật của một nhà văn người ta nghĩ đến cái riêng, cái độc
ấn cá nhân nhưng chúng cũng có những điểm giống nhau. Ngày nay trong điều kiện giao lưu rộng rãi của thế giới hiện đại, khoảng cách giữa các nền văn học dân tộc, khoảng cách của các nhà văn đã được rút ngắn lại, cho nên mặc dù có sự đa dạng hóa về phong cách nhưng chúng tôi cho rằng có sự “gặp gỡ” giữa các phong cách, và chính sự “gặp gỡ” ấy (bao gồm trong nó cái riêng và cái chung, dấu ấn cá nhân và xu hướng cộng đồng) đã tạo nên những dòng, những xu hướng phong cách nhất định.
Thạch Lam cùng với Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh đã có những đóng góp đáng kể trong trên hành trình canh tân và hiện đại hóa văn học dân tộc. Truyện ngắn của ông góp phần làm nên diện mạo của văn xuôi trữ tình thời kì 1930 – 1945, phản ánh việc xây dựng và