Trong thiên nhiên làng quê, tỉnh lị

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thạch Lam- truyện ngắn Pauxtopxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật (Trang 52 - 53)

1 Thơ Chế Lan Viên

2.2. Trong thiên nhiên làng quê, tỉnh lị

Truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki đã tái hiện chân thực gương mặt thiên nhiên với nét “duyên” riêng của cảnh sắc làng quê, tỉnh lẻ. Người đọc bắt gặp trong văn Thạch Lam những bức tranh làng cảnh Việt Nam: cảnh phố huyện miền hạ du, cảnh vùng

đồi trung du…; tập hợp những mùi vị quen thuộc của nông thôn Việt Nam: mùi rác bẩn, mùi cát, mùi đất, mùi ẩm, mùi rác đốt, mùi lá tươi non phảng phất trong không khí, mùi bèo dưới ao, mùi rạ ướt…; “những mảnh ruộng mạ non như nhung”, “những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương”, những sân sắn, vườn chè, thềm gạch, gốc cau, sân đình, cây đa… Trong truyện ngắn của Pauxtốpxki, người đọc bắt gặp những mùi vị rất đặc trưng của thiên nhiên, làng mạc Nga: mùi thìa là, mùi cát ướt, hơi lạnh của đêm khuya, mùi vỏ cây, mùi hắc ín, hương những cây keo khô bị bắn gãy, mùi mái sắt ướt, mùi khói bạch dương thoang thoảng, mùi bánh mì, mùi thuốc và ngải cứu, mùi hoa đoạn ngọt ngào… Khung cảnh vùng thảo nguyên, bình nguyên, vùng biển với những tỉnh lị Nga xa xôi, những cánh đồng, bến phà, khu rừng bạch dương trắng bạc… tất cả hiện lên sống động, xôn xao trên trang viết của Pauxtốpxki.

Mặt khác, Pauxtốpxki đã nắm bắt và tạo dựng đúng cái “thần thái” của tỉnh lị Nga với nét đìu hiu, tĩnh lặng, đẹp mà buồn. Nơi đó, “từ sáng sớm đến lặn mặt trời, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi, báo hiệu trời xấu” [65, tr. 275], hay “ngày trắng ra và bầu trời khô khan, sáng nhưng xám, như có ai căng ở trên đầu một mảnh vải gai giặt sạch, cứng đơ vì băng giá” [65, tr. 346]. Bức tranh tỉnh lị có nét dịu dàng tiết trời vào thu, cái khắc nghiệt của mùa đông tuyết trắng, cái dữ dội của những cơn gió nóng vùng Trung Nga. Những ngôi nhà bé nhỏ, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, những đêm mưa bụi, con đường rộng bò lên núi, chiếc xe chở rơm trên những chuyến phà, cánh đồng quê bát ngát hương hoa, một đại dương vô tận lúa mì… Những nét chấm phá đó đã tái tạo nên gương mặt thiên nhiên làng mạc Nga thật nên thơ, quyến rũ. Riêng cái chất u buồn, trầm lắng của các tỉnh lị, tự thân nó đã mang một vẻđẹp rất Nga. Thơ Êxênin từng nhắc đến vẻđẹp trong sáng mà đượm buồn đó:

“Ôi nước Nga, cánh đồng màu thắm đỏ

Và màu xanh ngả xuống những dòng sông Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ

Nỗi buồn thương hồ nước trải mênh mông”1

Bước vào những trang văn của Pauxtốpxki, người đọc bắt gặp một thế giới của tuyết trắng. Có thể nói, Pauxtốpxki đã mở ra trong truyện ngắn của mình cả một bảo tàng về tuyết. Tuyết có mặt ở khắp mọi nơi: tuyết trên nóc toa chở hàng (Âm nhạc Vécđi), tuyết chảy trên mõm ngựa nóng hổi (Suối cá hương), tuyết rắc trên các đỉnh núi (Cầu vồng trắng), tuyết tan trên mặt người hòa lẫn với nước mắt (Bức điện), tuyết thành những giải trắng rũ rượi sà xuống trên mặt biển (Chữ đề trên tảng phiêu nham)… Tuyết tồn tại dưới nhiều trạng thái: tuyết ướt, tuyết già, tuyết khô, tuyết tan thành giọt…; màu sắc: “tuyết trắng xóa cả bình nguyên” (Bình nguyên tuyết phủ), “tuyết trên núi Kalimangiarô cũng nhuốm màu xanh chàm của nó (Nghiên cứu bản đồ địa lí), “tuyết giống như bạc xỉn trải dài trên những cánh đồng bên ngoài thành phố” (Gió Xôrănggiơ), “tuyết trong rừng đen lại” (Chiếc nhẫn bằng thép)…; kích thước: “những đám tuyết dày”, “đêm Châu Á vun tuyết thành đống giữa các toa xe”, “những bãi tuyết và những khu vườn cứng lạnh” (Cầu vồng trắng), “mưa tuyết rơi chậm rãi” (Suối cá hương), “bụi tuyết còn quay cuồng trong không khí”, “gió tuyết rơi mù mịt”, “bão tuyết quay cuồng trên những mái nhà” (Chiếc nhẫn bằng thép), “qua bức màn tuyết còn nghe tiếng sóng ầm ầm” (Ông lão trong quán điểm tâm ngoài ga)…Tuyết xuất hiện với dáng vẻ, tư thế thật đa dạng: “từ những ngọn thông vòi vọi, tuyết không ngừng bay xuống như những món tóc dài và tan ra thành bụi” (Chữ đề trên tảng phiêu nham), “tuyết phủ đầy trên các cành cây cổ thụ, trên hàng rào và cả đường dây điện thoại” (Cầu vồng trắng), “tuyết rơi lao xao trượt từ trên mái nhà xuống” (Chiếc nhẫn bằng thép), “những bông tuyết bay chênh chếch cố bám lấy ngọn cây” (Lẵng quả thông); lúc dữ dội: “bay tung làm mờ cả mắt”, “quay cuồng trên các mái nhà”; lúc u buồn: “hương tuyết buồn thảm, thứ

không khí buồn và nhẹ như hương mộc lan”; lúc huyền ảo: “tuyết bồng bềnh”, “tuyết rơi êm ả”, “tuyết lấp lánh một cách huyền ảo trong ánh sáng của những vì sao lung linh”; lúc

đẹp rực rỡ: “những bông hoa điểm tuyết trắng rung rinh chào đón bình minh”, “đường phố

to rộng sáng chói nhưđược xé từ những đống tuyết lấp lánh muôn vàn hình sao tuyết”… Cái lạnh giá, khắc nghiệt của tuyết không thể làm đông cứng tình yêu của con người dành cho nó, cho vẻ đẹp của sự thanh sạch, tinh khôi (Thậm chí họ còn “thèm được người ta vùi vào tuyết” (Gió biển)[65, tr. 286]). Đây là vẻđẹp đặc trưng của Nga, được chuyển tải vào trang văn của Pauxtốpxki với một sựđam mê xen lẫn tự hào.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thạch Lam- truyện ngắn Pauxtopxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)