đề hiện nay cần được sự quan tâm kịp thời. Điều kiện về trang thiết bị thông tin hiện đại cũng như cơ sở vật chất đầy đủ sẽ là tiền đề cho các chủ thể trong việc tiếp cận thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn. Nâng cao trình độ chuyên môn và việc tiếp cận cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các chủ thể là hai việc song hành. Trình độ chuyên môn của các chủ thể được nâng cao, song lại không có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ thì cũng trở nên vô nghĩa. Nhưng hiện nay, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
Như vậy, những nguyên nhân nêu trên chính là những khó khăn mà các chủ
thể còn gặp phải trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây chính là những rào cản khiến các chủ thể không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ ra được những nguyên nhân trên sẽ giúp các chủ thể nhìn nhận rõ hơn việc thực hiện trách nhiệm của mình trong thời gian qua và có các biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủthể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Qua nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể cũng
như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, xét thấy cần có các giải pháp cụ thể và hiệu quả để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó nâng cao chất lượng văn bản QPPL ban hành trong thời gian tới. Với mục đích này, người viết khóa luận xin được mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
2.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xây dựng, ban hành vănbản QPPL. bản QPPL.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành văn bản QPPL, bảo đảm tiến độ chất lượng của các dự thảo, kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo đảm cho đất nước có một hệ thống pháp luật hoàn thiện trong điều kiện phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật ở Việt Nam, trước hết cần phải hoàn thiện pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực vào ngày 20/04/2009 vẫn tồn tại một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện những văn bản này theo hướng:
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về quy trình ban hành văn bản QPPL.
Luật Ban hành văn bản QPPL cần quy định cụ thể hơn quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL từ khâu Lập chương trình đến quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, thảo luận, thông qua theo hướng như sau:
Trong quá trình lập dự kiến Chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải đảm bảo đưa ra được các tiêu chí để xác định thứ tự ưu tiên ban hành đối với từng dự thảo văn bản trước khi đưa vào Chương trình. Quy trình lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản QPPL phải bảo đảm xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong các giai đoạn: nghiên cứu tiền soạn thảo, xây dựng kiến nghị, đề xuất xây dựng văn bản, tổng hợp, lập dự kiến chương trình cho đến công đoạn xem xét thông qua chương trình, điều chỉnh và theo dõi thực hiện chương trình. Quy trình lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản QPPL phải đảm bảo tính công khai và minh bạch nhằm thu hút trí tuệ tập thể của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội vào quá trình sáng kiến lập pháp cũng như lập quy. Việc lập dự kiến chương trình cần có sự tham gia rộng rãi của các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân; phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân vào quá trình lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản QPPL.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cần quy định quy trình soạn thảo theo hướng, ngoài Chính phủ (cơ quan soạn thảo chính) cần tăng cường sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong xã hội. Hay chính là tăng cường mở rộng hơn nữa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào thành phần Ban soạn thảo. Điều này xuất phát từ hoạt động xây dựng pháp luật phải được xác định là một hoạt động sáng tạo, mang tính dân chủ có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, việc kiến nghị xây dựng pháp luật, tham gia vào quá trình soạn thảo, góp ý kiến dự thảo văn bản… không chỉ giới hạn
ở các chủ thể có quyền trình dự án mà cần mở rộng cho mọi tổ chức, cá nhân với thủ tục thuận lợi nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Một vấn đề cần lưu ý, cần từng bước xã hội hóa quy trình soạn thảo dự án văn bản QPPL theo hướng “bóc tách” những công đoạn khác nhau của quy trình soạn thảo liên quan đến tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản QPPL hiện hành có liên quan đến dự án, dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách nội dung của dự án; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án, dự thảo, thảo luận về chính sách, các vấn đề lớn của dự thảo... Ví dụ, khi bóc tách được công đoạn phân tích chính sách (công tác tiền soạn thảo) thành một công đoạn độc lập trong quy trình và xác định rõ mục tiêu của nó, thì hoàn toàn có cơ sở để xã hội hóa công đoạn này, giao cho các tổ chức xã hội, trung tâm nghiên cứu pháp luật, trường đại học Luật, viện nghiên cứu... thực hiện, mà không nhất thiết cơ quan nhà nước phải trực tiếp thực hiện công đoạn đó. Giải pháp này nhằm góp phần giảm thiểu số lượng công việc quá tải đặt trên vai cơ quan soạn thảo.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cần quy định rõ cơ chế tiếp thu ý kiến kiến nghị xây dựng văn bản QPPL của các tổ chức cá nhân để mọi tổ chức cá nhân đều có quyền gửi kiến nghị khi phát hiện những vấn đề chưa phù hợp giữa các văn bản và thực tiễn cuộc sống hoặc những vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản điều chỉnh. Dự kiến Chương trình cần phải công khai, đưa lên trang web của Chính phủ để tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cần sửa đổi các quy định về trách nhiệm của các chủ thể tiến hành công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL một cách hợp lý hơn. Ví dụ: trong công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL cần loại bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định tính khả thi của dự thảo văn bản. Đây là công việc quá sức, không đúng với chức năng nhiệm vụ của cơ quan này.
Đối với các cấp trung ương cũng như địa phương cần ban hành những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm thực hiện của các chủ thể trong tất cả các khâu: lập chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thảo luận thông qua, công bố ban hành văn bản trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
theo hướng như trên là cơ sở pháp lý quan trọng sẽ giúp các chủ thể nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ từ đó giúp họ thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình xây dựng, ban hành và cho ra đời sản phẩm văn bản QPPL với chất lượng tốt nhất.
Thứ hai, giải pháp nhằm phân định rõ hơn nữa trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Như trên đã đề cập, hiện nay pháp luật tuy đã quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL nhưng các quy định còn chưa cụ thể, dẫn đến tâm lý coi nhẹ nhiệm vụ, chất lượng văn bản không được bảo đảm. Vì vậy, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể, thiết nghĩ pháp luật nên có những quy định rõ ràng, cụ thể để xác định trách nhiệm của các chủ thể trong từng giai đoạn của quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Ví dụ như: trong giai đoạn soạn thảo cần có quy định phân định rõ ranh giới nhiệm vụ của cơ quan chủ chì soạn thảo với Ban soạn thảo; giữa nhiệm vụ của Ban soạn thảo với nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Thứ ba, quy định về sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ khi xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Bất kể một công việc nào mang tính chất tập thể cũng cần có sự phối hợp một cách nhanh chóng, kịp thời giữa các thành viên trong tập thể ấy, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Hiện nay, pháp luật về xây dựng văn bản QPPL chưa có quy định về vấn đề này, do đó cần phải tiến hành bổ sung vào hệ thống văn bản QPPL những quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trong từng khâu cũng như giữa các khâu với nhau trong quy trình ban hành văn bản QPPL ở trung ương cũng như địa phương. Đồng thời với những quy định này, cũng cần quy định biện pháp chế tài đối với những chủ thể không thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các chủ thể khác trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Thứ tư, cần có các quy định về các biện pháp bảo đảm khi các chủ thể thực hiện nhiệm vụ.
Các biện pháp bảo đảm là một trong những mảng quan trọng để đánh giá trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động mạnh đến ý thức tự giác thực hiện
nhiệm vụ của mỗi người. Vì vậy, cần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể bằng cách kiểm tra một cách thường xuyên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể. Cần bổ sung các quy định về chế độ khen thưởng khi các chủ thể thực hiện tốt trách nhiệm được giao, cũng như các biện pháp kiểm điểm, xử phạt nghiêm khắc về mặt hành chính, dân sự đối với việc không hoàn thành nhiệm vụ của các chủ thể và yêu cầu bồi thường kinh phí Nhà nước đã chi cho hoạt động của chủ thể đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm và là cơ sở pháp lý thúc đẩy việc thực hiện tốt trách nhiệm của các chủ thể tránh tình trạng coi nhẹ, đùn đẩy nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Vấn đề này cần phải được luật hoá trong thời gian ngắn nhất để kịp thời điều chỉnh những tồn tại đang diễn ra.
Thứ năm, điều chỉnh hợp lý các quy định về kinh phí dành cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Nguồn kinh phí là vấn đề không thể thiếu trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, đảm bảo về vật chất cho các chủ thể tiến hành công việc một cách tốt nhất. Do đó, nhà nước cần bảo đảm đủ, kịp thời nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác nghiên cứu xây dựng, ban hành văn bản QPPL, từ các khâu lập dự kiến đến hoạt động soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Nhà nước cần có chính sách đầu tư kinh phí thỏa đáng phục vụ cho hoạt động lập dự kiến chương trình xây dựng pháp luật, bảo đảm đầy đủ các kinh phí cho các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển quan hệ xã hội mà các bộ, ngành dự kiến xây dựng văn bản QPPL để điều chỉnh; đánh giá tác động của các quan hệ xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, dự báo xu hướng phát triển của quan hệ xã hội; đánh giá thực trạng thi hành pháp luật đối với ngành, lĩnh vực cần được xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao hơn; tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhà khoa học về dự kiến xây dựng văn bản QPPL; thu thập, sưu tầm tài liệu trong nước, nước ngoài; khảo sát thực tế trong nước, kinh nghiệm nước ngoài để có đủ cơ sở thuyết minh về việc xây dựng, ban hành văn bản; kinh phí phục vụ ứng dụng tin học trong công tác quản lý việc đăng ký và thực hiện chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh; các hoạt động khác phục vụ lập chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định…