Quy hoạch cấp nước

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ (Trang 59 - 61)

I. 2 Quy hoạch hệ thống điện

1.3 Quy hoạch cấp nước

a, Căn cứ quy hoạch

- Căn cứ thực trạng hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận. - Căn cứ vào Quy hoạch phát triển vùng Thủ đô Hà nội.

- Căn cứ vào các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận đến năm 2020.

- Căn cứ Quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt .

- Căn cứ vào dự báo dân số trên địa bàn Quận và nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2010 và năm 2020.

b, Mục tiêu

- Đến năm 2010, bảo đảm 100% người dân Tây Hồ được sử dụng nước sạch, trung bình tiêu dùng nước cho mỗi người dân là 160 lít/ngày , và năm 2020 ;là 180-190 lít/ ngày

Biểu 3.3 : Dự báo nhu cầu nước trên địa bàn quận Tây Hồ đến năm 2020 Mục tiêu 2010 2015 2020 Các yếu tố quy hoạch Dân số ( người) 135 000 150 000 175 000

Phạm vi 100% 100 100% Mức tiêu thụ bình quân(lit/ngày) 160 180 190 Nhu cầu nước (000 m3/ ngày) Sinh hoạt 21 600 27 000 33 250 Phí sinh hoạt 1 9 720 12 150 14 962,5 Sản xuất công nghiệp 2 648 810 997,5 Tổng 31 963 39 960 49 210

Ghi chú :1. Nhu cầu nước phi sinh hoạt ước tính bằng 45% nhu cầu nước sinh hoạt

2. Nhu cầu nước công nghiệp ước tính bằng 3% nhu cầu nước sinh hoạt

c, Phương hướng phát triển hệ thống cấp nước.

- Chuyển dần từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt. Nguồn nước mặt của khu vực Hà Nội có thể nhận từ sông Hồng bao gồm : sông Hồng, sông Đà, sông Lô.

- Tăng cường bộ máy quản lý nghành nước, đổi mới quản lý kinh doanh , huy động và sử dụng tốt mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước.

- Tăng cường bộ máy quản lý nghành nước , đổi mới quản lý kinh doanh, huy động và sử dụng tốt mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước.

- Giảm thiểu lượng nước thất thoát với việc lắp đặt hệ thống ống dẫn mới, sử dụng công nghệ tiến tiến và nguyên liệu đáng tin cậy.

d, Phương án quy hoạch

- Cải tạo, thay thế lưới đường ống cũ đã xuống cấp và xây mới hệ thống cấp nước đến các khu dân cư hiện chưa được tiếp cận với nước sạch trên địa bàn quận như một số điểm ở phường Phú Thượng, khu ngoài đê sông Hồng.

- Tiếp tục thực hiện dự án cấp nước sạch giai đoạn 2 tại các phường Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng đảm bảo đến năm 2010 có 100% các hộ của 8 phường đều được cung cấp nước sạch .

- Phát triển các nguồn nước : Đến năm 2010, quận Tây Hồ vẫn tiếp tục được cung cấp bằng 3 nguồn nước hiện có là Ngọc Hà, Yên Phụ và Cáo Đỉnh. Từ sau năm 2010, quận Tây Hồ sẽ tiếp cận nguồn nước do Vinaconex cấp từ nhà máy sông Đà 1 và sông Đà 2 với công suất của mỗi nhà máy là 200.000 m3 /ngày đêm.

e, Giải pháp và kiến nghị thực hiện quy hoạch

- Cần có phương án để tiếp cận nguồn cung cấp nước từ Vinaconex.

- Về công nghệ : trong tương lai, nguồn cung cấp nước ngầm sẽ giảm (do nước ngầm trong một số khu vực của Hà nội đã bị ô nhiễm), do đó Thành phố sẽ tập trung khai thác nguồn nước mặt từ sông Đà, sông Hồng. Thông qua các dự án hỗ trợ của Nhật Bản ( JICA, HAIDEP) ; cần tiếp cận công nghệ tiên tiến để khai thác và xử lý nước đảm bảo chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của dân cư.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng các nhà máy nước, các đường cung cấp nước trên địa bàn Quận.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w