Nguyễn Hoàng Tôn

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ (Trang 26 - 31)

b, Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Tây Hồ được phân vùng như sau:

* Vùng phía tây Hồ Tây bao gồm các đường :

- Đường Lạc Long Quân :đã được cải tạo đoạn tư đường Âu Cơ đến UBND quận. Đoạn còn lại từ UBND Quận đến Bưởi đang trong quá trình cải tạo nâng cấp.

- Đường đê Phú Thượng :nằm trên đê sông Hồng đã được cải tạo nâng theo dự án của ADB.

Đường Xuân La: Đây là đường nối giưa đường Nam Thăng Long với Lạc Long Quân. Hiện tại, đường này đang được mở rộng theo quy hoạch với mặt cắt theo quy hoạch là 64m.

* Vùng phía nam hồ Tây:

-Đường Hoàng Hoa Thám : Liền ranh giới giữa quận Ba Đình và quận Tây Hồ , bề mặt đường hiện tại là 5.5 m.

-Đường Thụy Khuê :Mặt đường bê tông nhựa , rộng từ 9-12. * Vùng phía đông và phía bắc Hồ Tây

- Đường Thanh Niên, mặt đường bê tông nhựa, 2* 5.5.

- Đường dọc đê sông Hồng (Nghi Tàm ,Âu Cơ) nối tiếp đường đê Phú Thượng , mặt đường bê tông nhựa 11-15 m.

- Phố Yên Phụ, mặt đường bê tông nhựa, rộng 7 m. - Đường Xuân Diệu, co chiều rộng 7 m, bê tông nhựa. * Đường ngoài đê

- Đường An Dương Vương,mặt đường bê tông nhựa, rộng từ 4-6 m.

Ngoài các đường chíng kể trên còn co các con đường nhỏ gắn với các cụn dân cư ở bán đảo Quảng An như đường Tây Hồ , Tô Ngọc Vân.v..v.., được xây dựng bằng bê tông xi măng hoặc bằng bê tông nhựa.

- Đường đê quai co bề rộng 3.4-5 m bằng bê tông xi măng hoặc bằng đá nhựa , đường này nằm trên đê quai Tứ Liên.

Nối đê Nghi Tàm, Âu Cơ với đê quai này còn co các đường ngang quâc các cum dân cư 2, 3, 4..của phường Tứ Liên . Đường co bề rộng từ 2- 4 m bằng bê tông xi măng. Ngoài ra, còn các ngõ nối các cụm dân cư với con đường chính kể trên , tổng chiều dài đường hiện co là 42,82 km.

C, Các tuyến đường chính ở từng khu vực * Các tuyến đường ngõ, nghách

Trên địa bàn Tây Hồ co 582 ngõ, nghách với tổng chiều dài 84,782 km đựoc phân bố theo các phường như sau:

Biểu 2.2: Hệ thống đường ngõ, nghách ở các phường

STT Tên Phường Số Tuyến Tổng chiều dài

1 Yên Phụ 56 5,996 2 Tứ Liên 80 10,425 3 Quảng An 68 9,953 4 Nhật Tân 65 11,454 5 Phú Thượng 123 20,433 6 Xuân La 56 12,286 7 Bưỏi 67 9,286 8 Thuỵ Khê 67 4,949 Tổng 582 84,782

Nguồn :Phòng Xây Dựng và đô thị , quận Tây Hồ, 2007

Các tuyến đường ngõ, nghách co chiều rộng hạn chế từ 1-5 m, mặt đường chủ yếu bằng bê tông ,hoặc đá rải nhựa, trong đó co nhiều tuyến đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

* Các tuyến đường ven Hồ Tây

Theo dự án xây dựng kĩ thuật xung quanh Hồ Tây đã được phê duyệt năm 2000, tổng chiều dài ven Hồ Tây co chiều dài 19,488 km (trong đó bao gồm cả các tuyến đường Thanh Niên , Lạc Long Quân).

Hiện nay, các tuyến đường xung quanh Hồ Tây đang được thi công, dự kiến cuối năm 2007 các gói thầu sẽ hoàn tất.

2.1.2. Các điểm giao thông tĩnh

a, Các điểm và bãi đỗ xe

Nhìn chung mạng lưới các bãi, điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn quận Tây Hồ hầu như chưa có.

Các bãi đỗ xe ở khu dân cư hầu như chưa được xây dựng. Đối với các cơ quan, đơn vị, chủ yếu phải sử dụng các ô đất trống của các đơn vị. Trên các tuyến đường Lạc Long Quân, Xuân La, Xuân Đỉnh, Thuỵ Khuê..., trong mấy năm gần đây đã xác định một số điểm đỗ xe buýt phục vụ cho mạng luới xe buýt hoạt động trên các tuyết đường này.

b, Hè đường

Hiện tại trên địa bàn quận mới chỉ co 14 tuyến đường co hè với tổng diện tích hè đường là 84 065 m2, trong đó hè lát gạch 30*30 co 10 tuyến với diện tích 58.944 m2 và hè lát gạch bloc co 3 tuyến với diện tích 8.041 m2, hè lát gạch hình sin với diện tích 17.080 m2. Nhiều tuyến đường vỉa hè đã xuống cấp, chất lượng vỉa hè xấu ảnh hưởng không nhỏ đến đi lại của dân cư.

2.1.3. Tổ chức giao thông

Giao thông trên các tuyến giao thông chính đều được tổ chức đi hai chiều, các cụm đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Quận hầu như chưa có.

2.1.4. Đánh giá chung.

Cơ sơ hạ tầng của Quận Tây Hồ còn khá nghèo nàn lạc hậu với quy mô nhỏ,tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng lực giao thông hạn chế. Quỹ đất dành

cho giao thông đang còn rất thấp, mới chỉ đạt 6,7% và thấp hơn mức trung bình là 10,3% của các quạn nội thành cũ và đang còn cách xa so với mức 20- 25% theo quy hoạch giao thông của thành phố đến năm 2020. Hầu hết đường co mặt cắt nhỏ, không đảm bảo đủ thành phần đường , hoặc vỉa hè bị cắt xén để mở rộng lòng đường. Một số tuyến đường phai đảm đương chức năng khu vực nhưng nhỏ, hẹp không đáp ứng đựoc yêu cầu. Các đường hiện co trong các điểm dân cư, làng xóm đều chủ yếu hình thành tự phát. Các tuyến đường này do dân cư xây dựng, chưa được nhà nước đầu tư. Các tuyến đường chính như Nghi Tàm, Âu Cơ, Phú Thượng, đường Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê.. đã co kế hoạch đầu tư, cải tạo nhưng tiến độ triển khai khá chậm. Vì vậy , mạng luới đường giao thông trên địa bàn Quận chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao thông của một đô thị hiện đại.

Các giao nhau của các tuyến đường trên địa bàn quận Tây Hồ đều là giao nhau đồng mức.

Tình trạng ách tắc giao thông đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực đường Lạc Long Quân,nút giao thông Bưởi. Trước tốc độ đô thị hoá nhanh, cần sớm tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông làm cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.

2.2. Thưc trạng hệ thống điện

2.2.1. Thực trạng nguồn và trung tâm cấp điện

Lưới điện Tây Hồ nằm trong hệ thống điện của thành phố Hà Nội được cung cấp từ hệ thống điện miền Bắc. Tây Hồ hiện tại được cấp điện từ 4 nguồn trạm 110 kV :Nguồn E21 Nhật Tân và Nghĩa Đô E9, Trạm 110 Yên Phụ E8 và Trạm 110 kV Giám E14.Các thông số kĩ thuật chính của các nguồn trạm được thống kê trong biểu sau:

Biểu 2.3 : Các thông số kĩ thuật của các trạm nguồn 110 kV

TT Tên trạm Công suất Điện áp Hệ số(%) Tổng C.s Pmax/Pmin

1 E21 Yên Phụ 1T: 40 MVA 110/22/6 100/100/100 80 57

2T: 40 MVA 110/22/6 100/100/100

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w