• Giải mã động: có đặc điểm như sau:
• Đặt một ngưỡng vòng lặp là số lần lặp tối đa cho một khung.
• Số vòng lặp thực sự để giải mã một khung sẽ nhỏ hơn hay bằng giá trị ngưỡng và phụ thuộc vào kết quả giải mã . Điều kiện để ngưng quá trình giải mã là khung đã hết lỗi .Trong quá trình giải mã , kết quả giá trị ước lượng của vòng lặp giải mã trước sẽ được lưu lại và so sánh với kết quả của vòng lặp giải mã kế tiếp .Nếu hai kết quả giống nhau thì hết lỗi và tiếp tục giải mã cho khung tiép theo.
• Giải mã ưu tiên: Các ứng dụng MCC sẽ thêm các thông tin về độ ưư tiên vào trong khung tuỳ theo tầm quan trọng của khung .Sau khi nhận được chuỗi tin từ kênh truyền ,bộ giải mã sẽ giải mã tìm ra các từ mã. Sau vòng lặp đầu tiên bộ giải mã có thể nhận được thông tin về mức độ ưu tiên của khung và sẽ quyết định số vòng lặp phù hợp với khung .Theo phương pháp này thì thời gian dùng cho các khung có độ ưu tiên thấp sẽ thấp , đồng thời làm giảm BER của các khung có độ ưu tiên cao và tăng tốc độ đáp ứng của hệ thống .
• Giải mã Pipeline :mục đích làm giảm tối đa độ trễ của hệ thống do các vòng lặp giải mã gây ra .
Hình 4.34: Sơ đồ giải mã lặp
Bộ giải mã thông thường sẽ lặp lại quá trình giải mã n lần cho mỗi từ mã y để tìm được ước đoán gần đúng với từ mã x nhất .
Cấu trúc đơn giản của bộ giải mã Pipeline là:
BGM: là bộ giải mã
Hình 4.35: Bộ giải mã Pipeline
Bộ chuỗi các bộ giải mã được sử dụng cho mỗi vòng lặp.Bộ nhớ dùng để lưu trữ thông tin hệ thống cho các vòng lặp tương ứng, tốc độ tăng n lần.